Phụ huynh đồng thuận cao khi trường học ở An Giang lùi giờ vào học
Trường Trung học phổ thông Tân Châu (An Giang) áp dụng mô hình lùi giờ vào học từ nhiều năm nay, được phụ huynh và học sinh đồng thuận cao.
Trường THPT Tân Châu (TX. Tân Châu – An Giang) chủ động lùi thời gian vào học từ năm 2019 – 2020 đến nay
Trường Trung học phổ thông Tân Châu ( thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) đã áp dụng việc lùi giờ vào học muộn hơn thường lệ 30 phút từ nhiều năm nay, được phụ huynh và học sinh đồng thuận cao.
Linh hoạt thời gian vào học và ra về
Thầy Nguyễn Thành An, Hiệu trưởng Trường THPT Tân Châu (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang), cho biết: “Từ năm học 2019 – 2020 đến nay, nhà trường quyết định thay đổi khung giờ vào học và ra về muộn hơn 30 phút so với thường lệ.
Cụ thể, buổi sáng học sinh vào học lúc 7 giờ 30 phút. Các em học 2 tiết liền nhau đến 9 giờ, giải lao 30 phút, rồi học tiếp 2 tiết, kết thúc lúc 11 giờ. Buổi chiều cũng tương tự, các em vào lớp lúc 13 giờ 30, tan học lúc 17 giờ”.
Trước đây, khi vào học lúc 7 giờ, các em vội vội vàng vàng chạy vào trường tay cầm theo hộp cơm, ổ bánh mì… vì không đủ thời gian ăn sáng.
Giáo viên nào dạy tiết 1, nhất là những giáo viên có con nhỏ cũng rất bận rộn và vất vả khi vừa phải dậy từ sớm, cho các con đến trường trước rồi quay lại cho kịp giờ vào dạy. Vì thế, Ban giám hiệu đã bàn bạc, đề xuất và quyết định lùi giờ vào học.
Theo thầy An, khi cho học sinh vào học lúc 7 giờ 30 (buổi sáng) 13 giờ 30 (buổi chiều), mỗi buổi học 4 tiết, ra về lúc 11 giờ và 17 giờ, nhà trường sắp xếp, tính toán, cân đối đảm bảo toàn bộ chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của sở GD&ĐT.
Ngoài việc lùi giờ vào học, từ nhiều năm nay học sinh của trường chỉ học chính khóa và chéo buổi từ thứ hai tới hết thứ sáu. Ngày thứ Bảy, nhà trường dành trọn thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh chưa vững kiến thức… Ưu điểm của nhà trường có đủ lớp, phòng học nên việc thực hiện mô hình này thuận lợi hơn.
Video đang HOT
Các hoạt động ngoại khóa, thể dục – thể thao diễn ra rất sôi nổi, hào hứng.
Thuận lợi cho học sinh
Khi nói về những điều chỉnh này, thầy An chia sẻ: “Cũng trải qua thời học sinh, thời gian công tác Đoàn, tôi thấy học sinh THPT cần có 2 ngày cuối tuần để thư giãn, tham gia hoạt động ngoại khóa, vui chơi thể thao, sinh hoạt và phụ giúp gia đình. Giáo viên, viên chức của nhà trường cũng được nghỉ ngơi sau một tuần giảng dạy, làm việc, để tái tạo sức lao động, chuẩn bị cho tuần mới.
Ông Trần Hữu Phước – Trưởng Ban đại diện Cha mẹ học sinh Trường THPT Tân Châu đồng thuận cao với sự điều chỉnh này. Ông cho biết: “Trước đây, học sinh vào học lúc 7 giờ, tôi thấy có nhiều bất tiện về giờ giấc.
Nay trường lùi giờ vào học 7 giờ 30 góp phần giảm ùn tắc giao thông và kẹt xe trong giờ cao điểm. Học sinh có thời gian chuẩn bị mọi thứ khi đến trường chu đáo hơn so với trước”.
Em Lê Nguyễn Phương Anh lớp 12D1 chia sẻ: “Trường lùi giờ vào học tạo cho chúng em nhiều thuận lợi, như có thời gian ôn bài vở trước khi đến lớp và ăn uống. Em mong nhà trường duy trì mô hình này để các thế hệ học sinh có khung thời gian học tập và vui chơi, giải trí hiệu quả hơn”.
Mô hình lùi giờ vào học muộn hơn thường lệ 30 phút không chỉ được học sinh, phụ huynh, giáo viên ủng hộ mà Sở GD&ĐT An Giang cũng biểu dương cách làm hiệu quả, khoa học, thiết thực này, góp phần nâng chất lượng giáo dục và giảng dạy của nhà trường.
'Học sinh tiểu học vất vả hơn cả nhân viên văn phòng!'
'Mỗi lần nhìn thấy bóng dáng bé xíu đeo cái cặp sách nặng trĩu sau lưng từ sáng đến tối của con là tôi lại thương không để đâu cho hết', một phụ huynh than thở khi giờ vào học của con quá sớm.
"Học sinh tiểu học giờ vất vả hơn cả nhân viên văn phòng!" là nhận định chung của nhiều bậc phụ huynh khi mới đây, câu chuyện giờ vào học quá sớm đã một lần nữa gây xôn xao dư luận.
Theo đó, bắt đầu từ năm học 2022-2023, nhiều trường tại TP.HCM đã mạnh dạn lùi giờ vào học tối đa thêm 30, từ 7h lên 7h30. Đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM cũng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu và có các đề xuất chung phù hợp về thời gian vào học để đảm bảo đủ thời gian giảng dạy theo yêu cầu của chương trình, kế hoạch nhà trường, đảm bảo hạn chế ùn tắc giao thông, thuận lợi việc đưa đón và đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Quyết định này không nghi ngờ gì đã nhận được sự tán thành rất lớn của phụ huynh. Bởi lẽ giờ vào học quá sớm từ xưa đến nay đã gây ra không ít bất tiện cho cả con trẻ cũng như người lớn. Tuy nhiên, một số khác vẫn ít nhiều lo lắng về chuyện liệu điều chỉnh giờ lên lớp có gây ảnh hưởng đến các vấn đề khác hay không.
Học sinh càng ngày càng thiếu ngủ
Theo khuyến cáo của nhiều tổ chức Y tế, trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi phải ngủ đủ tối thiểu 7-8 tiếng/ngày. Thời gian ngủ khuyến cáo từ 9 đến 11h mỗi đêm cho lứa tuổi này. Với những trẻ trong độ tuổi từ 14 đến 17 tuổi phải ngủ đủ tối thiểu 7 tiếng/ngày và thời gian ngủ trung bình cho lứa tuổi này phải từ 9 đến 11h mỗi đêm. Nhu cầu được ngủ đủ giấc với học sinh là rất quan trọng. Nếu không ngủ đủ giấc, những đứa trẻ đang tuổi lớn sẽ không thể tỉnh táo, sáng suốt, tập trung cho việc học.
Thế nhưng, theo nhiều phụ huynh, điều này gần như không thể: "Con tôi đang học tiểu học nhưng mỗi ngày chỉ ngủ được 7 tiếng, thậm chí có khi không đến 7 tiếng". Một phụ huynh khác thì cho biết: "Mỗi lần nhìn thấy bóng dáng bé xíu đeo cái cặp sách nặng trĩu sau lưng từ sáng đến tối của con là tôi lại thương không để đâu cho hết".
Anh Thành Minh, một phụ huynh ở Hà Nội kể: "Nhớ lại lúc con tôi còn học tiểu học. Dù giờ vào học quy định là 7h nhưng thực tế 6h45 trường đã đóng cửa rồi. Điều này đồng nghĩa với việc bố con tôi sáng nào cũng phải dậy từ 6h hoặc 5h45 để có thể hoàn thành hết các công việc như đánh răng, rửa mặt, soạn sách vở, ăn sáng... Mặc dù con tôi chưa từng đi muộn ngày nào nhưng tôi tự hỏi, đến trường sớm như vậy có ích lợi gì?".
Nhiều phụ huynh bày tỏ nỗi thương con khi giờ vào học quá sớm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ - Ảnh minh họa.
Năm 2018, một khảo sát về vấn đề học sinh thiếu ngủ của 2 nữ sinh trường THPT Gia Định (TP.HCM) đã lọt vào tới vòng chung kết cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp TP. Khảo sát khi ấy đã thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận. Cụ thể, qua quá trình khảo sát đối với gần 7.400 học sinh trên địa bàn TP.HCM, hai tác giả đã thu được kết quả đáng báo động: Có gần 82% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày; trên 44% HS không ngủ trưa. Thời gian học sinh đi ngủ trước 22 giờ chỉ chiếm 8,6%; phần lớn học sinh đi ngủ từ 23 giờ - 0 giờ với gần 40%; đặc biệt có đến 20,7% học sinh đi ngủ sau 0 giờ...
Việc ngủ không đủ giấc ở trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất cũng như sự phát triển tâm lý và tình cảm của trẻ. Bên cạnh đó, nó cũng tác động tiêu cực đến khả năng tập trung trên lớp, từ đó dẫn đến việc thành tích học tập bị dao động.
Ngoài ra, do giờ vào học quá sớm nên nhiều học sinh không thể ăn sáng tại nhà, đặc biệt là đối với những học sinh nhà ở xa. Bữa sáng của các em thường là ăn ngoài hàng, thậm chí là ăn vội vàng trên đường đi khiến chất lượng lẫn dinh dưỡng đều không đảm bảo.
Hãy cho trẻ ngủ nhiều hơn
Năm học 2022-2023, lần đầu tiên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong áp dụng khung thời gian vào học lúc 7h30 vào các ngày trong tuần (trừ thứ Hai, thứ Bảy) - muộn hơn 30 phút so với các năm học trước.
Cô Phạm Thị Bé Hiền - Hiệu trưởng nhà trường cho biết khung thời gian này sẽ giúp giảm ùn tắc trước cổng trường, học sinh cũng có thêm thời gian để ăn sáng, chuẩn bị bài vở, phụ huynh cũng không phải vội vàng đưa con đến trường. Thời khóa biểu trong tuần cũng sẽ được cân đối lại để thích hợp. Tiết học cuối buổi sáng sẽ kết thúc lúc 11h và buổi chiều cũng sớm hơn, thuận lợi cho phụ huynh đưa đón.
Trước đó, từ năm học 2019-2020, trường THPT Tân Châu (An Giang) cũng thay đổi khung giờ vào lớp - ra về, để học sinh được vào học từ 7h30, thay vì 7h giờ như trước đó. Về lý do để tiến hành điều chỉnh khung giờ học này, thầy hiệu trưởng cho biết khi nhìn thấy học sinh mình vội vội vàng vàng chạy vào trường cầm theo hộp cơm, ổ bánh mì rất tội nghiệp. Về phía các giáo viên có con nhỏ cũng rất vất vả khi vừa phải dậy từ sớm cho các con mình đến trường trước rồi nhanh chóng đến trường.
Trường THPT Tân Châu (An Giang) (Ảnh: Google Map)
Chị Mai Anh (Hải Phòng) nói đùa: " Thêm giờ ngủ chính là một cách để chăm bón cho những mầm non của đất nước". Một phụ huynh khác vui vẻ phản hồi: "Thời gian buổi sáng thoải mái hơn thì bố mẹ con cái cũng có thời gian trò chuyện ngắn gọn, không khí gia đình vì thế mà ấm cúng, gần gũi hơn".
Dù biết giờ vào học không thể áp cụ thể vào một khung ở tất cả mọi nơi do còn nhiều yếu tố khác chi phối như giờ đi làm của công nhân viên chức, chương trình dạy học của nhà trường, song việc nhà trường lắng nghe và tiếp thu ý kiến của phụ huynh để có những điều chỉnh "vẹn cả đôi đường" là điều nên được khuyến khích.
Giờ vào học muộn đồng nghĩa với việc trẻ được ngủ đủ giấc?
Lùi giờ vào học là một nhu cầu chính đáng và cũng là một xu hướng hiện nay. Nhưng trên thực tế, vẫn có không ít người bày tỏ lo ngại về việc liệu điều này có thực sự có thể tăng thời gian ngủ của học sinh một cách hiệu quả hay không.
"Giờ đi ngủ của học sinh thực chất được quyết định bởi thời gian làm bài tập", một chuyên gia trong ngành giáo dục cho biết. Thời gian sau giờ học của phần lớn học sinh hiện nay ngập trong bài tập về nhà. Thời gian làm bài tập về nhà càng dài, học sinh càng có ít thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Và đương nhiên, thời gian ngủ sẽ theo đó mà bị rút ngắn lại. Cứ thế, tất cả tạo nên một vòng luẩn quẩn, lặp đi lặp lại.
Ảnh minh họa
Vị này cho rằng, cải cách lùi giờ vào học là tốt nhưng nếu không áp dụng song song với các cải cách khác thì e rằng về cơ bản, quyết định này vẫn không thể đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ.
Một số phụ huynh cũng lo lắng khi học sinh có thể đi học muộn hơn nhưng giờ làm việc của phụ huynh có trách nhiệm đưa đón con em họ vẫn chưa được điều chỉnh. Khoảng trống thời gian giữa chúng có thể sẽ sinh ra hệ lụy khác nhau.
"Lùi giờ vào học cũng được, giảm bớt khối lượng bài tập cho học sinh cũng được. Đến cuối cùng, tất cả đều đang hướng đến mục đích giảm gánh nặng cho các em. Tuy nhiên, giảm bớt gánh nặng đó như thế nào không phải là trách nhiệm của riêng nhà trường mà là của toàn xã hội, phải làm sao để thúc đẩy giáo dục, giúp các em học tập tốt hơn, lớn lên hạnh phúc hơn là điều cần được nghiên cứu và cải thiện"- 1 phụ huynh bày tỏ.
Vào lớp sớm có phải là nguyên nhân làm trẻ thiếu ngủ, mỏi mệt? Có nên lùi giờ đi học của trẻ xuống 8h-8h30 để trẻ có thêm nhiều thời gian ngủ hơn, đảm bảo sự phát triển của lứa tuổi là tranh luận của nhiều phụ huynh trong những ngày qua. Trẻ ngủ ít không phải vì giờ vào học sớm Trên một số diễn đàn, phụ huynh đang có những tranh luận về thời gian...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
23:16:05 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025