Phụ huynh dắt con gặp giám đốc sở vì chuyển đến điểm trường xa nhà
Bức xúc vì việc con em mình phải chuyển đến điểm trường khác xa hơn 3-4 km, nhiều phụ huynh ở Quảng Nam đã dẫn con em mình đến gặp lãnh đạo sở GD-ĐT tỉnh này để trình bày nguyện vọng.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Nam làm việc với phụ huynh – ẢNH: NAM THỊNH
Ngày 6.9, một số phụ huynh xã Quế Phong (H.Quế Sơn, Quảng Nam), đã đưa con em đến Sở GD-ĐT Quảng Nam để phản ảnh việc con mình phải đi học quá xa sau khi chuyển điểm trường.
Theo phản ánh của phụ huynh, trong năm học 2019-2020, địa phương đã tổ chức sáp nhập điểm trường thôn An Long về điểm trường thôn Thuận Long thuộc Trường tiểu học Quế Phong.
Những năm trước, con em học ở điểm trường An Long thì gần nhà, ba mẹ không cần phải đưa đón, nhưng nay phải chuyển đến điểm trường mới xa hơn, cách khoảng 3-4 km.
Chị Nguyễn Thị Thủy (ở thôn An Long, xã Quế Phong) bức xúc, cho biết có người 2-3 đứa con cùng học thì việc đưa đón cùng một lúc là không thể.
“Điểm trường xa nhà như vậy chúng tôi không thể một ngày đưa đón con 4 lần được. Người dân cũng phải đi làm ăn, kiếm sống nữa”, chị Thủy bức xúc nói.
Video đang HOT
Một phụ huynh đứng dậy nêu nguyện vọng với lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Nam – ẢNH: NAM THỊNH
Cũng theo chị Thủy, các phụ huynh cũng đã kiến nghị lên chính quyền, Phòng GD-ĐT H.Quế Sơn để tổ chức họp dân nói cho rõ ràng, giải quyết những kiến nghị của phụ huynh nhưng không được.
Trong khi đó, theo báo cáo của Phòng GD-ĐT H.Quế Sơn, việc sắp xếp này thực hiện theo nghị quyết của HĐND H.Quế Sơn về việc sắp xếp lại trường, điểm trường, lớp học gắn với bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.
Ông Phan Duy Phương, Trưởng phòng GD-ĐT H.Quế Sơn, nói những năm trước địa phương đã nhận thấy các điểm trường số học sinh ít, nhỏ lẻ quá, có lớp 9-11 học sinh nên huyện đã sắp xếp, sáp nhập để phục vụ việc dạy và học tốt hơn.
Theo ông Sơn, ngày 5.9 vẫn còn 10 em học sinh chưa đến lớp do phụ huynh yêu cầu các cấp phải trang bị phương tiện đưa đón học sinh và tổ chức bán trú cho các em.
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, cho hay việc sáp nhập các điểm trường lẻ vào điểm chính, địa phương đã bàn bạc kỹ, mục đích để phục vụ việc dạy và học tốt hơn, thuận tiện cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, quản lý dạy học.
Ông Quốc cũng giao Phòng GD-ĐT H.Quế Sơn làm việc với chính quyền tiếp tục lắng nghe nguyện vọng của người dân, bàn giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên việc bố trí xe đưa đón sẽ khó thực hiện.
Theo thanhnien
Năm cách giám sát con học tập
Phụ huynh cần giữ liên lạc, cởi mở với nhận xét của giáo viên để cùng tìm ra cách hỗ trợ, không để trẻ bị cô lập tại trường.
Ảnh minh họa
Đầu năm học 2019-2020, cô Mandy Manning, giáo viên tiếng Anh trường trung học Joel E. Farris, Washington (Mỹ), người nhận giải Giáo viên của năm 2018-2019, chia sẻ năm điều bố mẹ nên làm để theo sát quá trình học tập của con.
Cởi mở với nhận xét của giáo viên
Đối với phụ huynh, việc lắng nghe nhận xét của giáo viên về ý thức, năng lực học tập của con không thật sự dễ dàng, đặc biệt là người kỳ vọng nhiều vào con. Nhiều bố mẹ cảm thấy như thầy cô đang nói về một đứa trẻ khác chứ không phải con mình bởi những gì trẻ thể hiện trên lớp không giống ở nhà.
Cô Manning khuyên phụ huynh nên đặt mình vào vị trí của giáo viên. Việc luôn dành lời khen cho một đứa trẻ không phải lúc nào cũng tốt, có thể gây ra sự ảo tưởng của bố mẹ về khả năng của con. Cởi mở lắng nghe những phản hồi của thầy cô, cùng tìm ra cách giải quyết phù hợp tránh làm tổn thương trẻ mới là cách tốt nhất giúp con bạn thay đổi tích cực.
Duy trì liên lạc với giáo viên
Cách dễ nhất để gặp gỡ và nói chuyện với giáo viên là thông qua những buổi họp phụ huynh. Tuy nhiên, để duy trì liên lạc với thầy cô giáo, phụ huynh cần chủ động xin số điện thoại hoặc tài khoản mạng xã hội (nếu được). Việc liên lạc có thể giúp bố mẹ và đại diện nhà trường nắm bắt kịp thời thông tin, dành cho trẻ sự quan tâm đúng lúc và hợp lý nhất.
Liệu sắp tới gia đình bạn có kế hoạch đi du lịch hay có trận cãi vã nào vừa xảy ra, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ? Chia sẻ những điều đó để giáo viên có thể hỏi thăm, động viên trẻ trên lớp, tránh việc trẻ không tập trung học, bị cô lập cảm xúc. Việc duy trì liên lạc với giáo viên cũng giúp thầy cô hiểu hơn về thói quen và tính cách của trẻ khi ở nhà, từ đó có những điều chỉnh giúp trẻ thay đổi một số thói quen xấu.
Có mặt trong các hoạt động tại trường
Mặc dù phụ huynh đều bận rộn với những công việc riêng, nhưng hãy cố gắng thay nhau đến tham dự, hỗ trợ trẻ trong các hoạt động ngoại khóa. Nếu con bạn là nhân vật chính trong các hoạt động thể thao, múa hát, diễn kịch..., sự hiện diện của bạn có ý nghĩa càng lớn. Sẽ rất tuyệt vời khi trẻ thấy bố mẹ trong đám đông, dõi mắt nhìn theo và khích lệ chúng.
Việc có mặt tại các hoạt động ngoại khóa của con còn giúp phụ huynh thêm cơ hội gặp gỡ, giao tiếp với giáo viên, bạn bè của trẻ, các phụ huynh khác.
Giám sát việc sử dụng công nghệ tại nhà
Dù lên mạng để giải trí một cách lành mạnh nhưng việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ trong lớp. Phụ huynh cần đảm bảo thiết bị này không làm gián đoạn giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi cần thiết sau một ngày học tập tại trường.
Bố mẹ có thể thiết kế không gian ngủ của trẻ thành nơi không có thiết bị công nghệ như TV, máy chơi game và hẹn giờ tắt tất cả thiết bị điện tử. Nếu muốn sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính, trẻ cần đến một khu vực nhất định, để lại thiết bị tại đó sau khi dùng trong thời gian cho phép.
Giúp trẻ xây dựng thói quen tốt và lịch trình trong ngày
Các thói quen tốt và lịch trình được sắp xếp hợp lý sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác quá tải mỗi khi đến hạn chót một công việc nào đó. Cô Manning cho rằng, không nên ép trẻ học quá nhiều, đặc biệt là khi mới đến trường. Khi trẻ về nhà sau một ngày đi học, cha mẹ hãy để trẻ tham gia các hoạt động mình thích.
Việc xây dựng lịch trình xen kẽ hợp lý giữa học và chơi sẽ tạo cho trẻ những thói quen tốt. Nếu ngay từ nhỏ, con bạn có thể tuân thủ kế hoạch được sắp xếp thì không chỉ giúp ích cho trẻ ở hiện tại mà còn giúp con thoát khỏi áp lực, khủng hoảng trong học tập và công việc sau này.
Thanh Hằng
Theo Good Morning America/VNE
Nghệ An: Hơn 180 trường khai giảng năm học mới muộn một ngày Sáng ngày 6/9, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, trên địa bàn toàn tỉnh có 183 trường khai giảng năm học mới 2019-2020 sau một ngày. Trong đó, có 54 trường Mầm non; Tiểu học 53 trường; THCS có 38 trường và THPT có 33 trường. Các em học sinh điểm trường chính Trường Tiểu...