Phụ huynh đăng ảnh con bị giáo viên đánh đến nỗi mông bầm tím, kẻ bạo hành bị bắt và vạch trần phương pháp giảng dạy vô trách nhiệm
Vụ việc giáo viên bạo hành học sinh ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đang được đăng tải rộng khắp các trang báo xứ sở tỷ dân.
Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục mỗi nước. Dù đã có nhiều trường hợp thương tâm xảy ra và chính phủ cũng đưa ra nhiều mức án phạt dành cho những kẻ bạo hành nhưng vẫn chưa thể chấm dứt triệt để vấn nạn này. Nguy hiểm rình rập những đứa trẻ ở trường lớp khiến nhiều phụ huynh không khỏi lo lắng cho sự an toàn của chúng.
Tờ hk.on.cc mới đây vừa đưa tin về một vụ bạo hành nghiêm trọng xảy ra tại trường trung học ở thị trấn Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc). Bằng chứng được phụ huynh đưa ra là chiếc mông bầm tím, bàn tay đỏ hỏn của một học sinh lớp 6 sau khi nhận hơn 100 roi từ giáo viên họ Hàn.
Video đang HOT
Được biết, vụ việc xảy ra vào ngày 21/5 vừa qua. Một ông bố đã chia sẻ một loạt ảnh thương tích của con trai do bị cô giáo ở trường đánh đập dã man. Theo lời của phụ huynh khác, giáo viên họ Hàn nổi tiếng với khẩu hiệu: “ Một trò làm lỗi, cả lớp bị phạt“. Người này thường xuyên không hướng dẫn giải bài tập về nhà cho học sinh và giao nhiệm vụ đó cho lớp trưởng. Sự vô trách nhiệm của Hàn khiến học lực của những đứa trẻ ngày càng giảm sút, được thể hiện trong kết quả học tập.
Mới đây, nhà trường lên tiếng nhận trách nhiệm, đồng thời cho biết đã đình chỉ công tác của giáo viên họ Hàn. Cảnh sát xác nhận đã vào cuộc điều tra làm rõ vụ việc.
(Nguồn: hk.cc.on)
Theo Helino
Hà Nội: Chuẩn bị tốt công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành Công văn số 1057/SGDĐT-QLT gửi Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã đề nghị phối hợp chỉ đạo công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa
Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số 5169/UBND-KGVX ngày 23/10/2018 về công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2019-2020, để tổ chức triển khai công tác tuyển sinh năm học 2019-2020 đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan, nghiêm túc, khắc phục những hạn chế, tồn tại, Sở GDĐT Hà Nội đề nghị UBND quận, huyện, thị xã phối hợp chỉ đạo rà soát, chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2019-2020: Rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất (CSVC) của các cơ sở giáo dục (CSGD) trên địa bàn đảm bảo khai thác hiệu quả CSVC. Tránh tình trạng có CSGD tuyển sinh vượt quá nhiều so với chỉ tiêu, trong khi đó, có CSGD không tuyển đủ chỉ tiêu gây lãng phí về CSVC, đội ngũ, tạo bức xúc cho người dân và dư luận xã hội.
Bố trí cán bộ quản lý, giáo viên và triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự phát triển ổn định và đồng đều về chất lượng giữa các CSGD trên địa bàn; Tăng cường công tác truyền thông về tuyển sinh đầu cấp, đặc biệt là tuyển sinh trực tuyến. Trang bị đầy đủ về thiết bị và bố trí đội ngũ có chuyên môn thực hiện công tác tuyến sinh trực tuyến.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phối hợp, tạo điều kiện cho các CSGD tổ chức điều tra số trẻ trong độ tuổi tuyển sinh trên địa bàn đảm bảo chính xác, làm cơ sở để phân tuyến tuyển sinh một cách khoa học, hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh, không để xảy ra hiện tượng quá tải ở các trường trên địa bàn. Chỉ đạo Công an trên địa bàn chủ động phối hợp với các CSGD trong công tác tuyển sinh; có phương án quản lý nhân khẩu, hộ khẩu hợp lý, thống nhất, tạo điều kiện giúp cho công tác tuyển sinh của các CSGD được chính xác và khoa học.
Phấn đấu huy động ít nhất 45% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 99% trẻ độ tuổi mẫu giáo đến cơ sở giáo dục mầm non; duy trì chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi (100% trẻ 5 tuổi đến trường và được học đủ 2 buổi/ngày); ít nhất 75% trẻ khuyết tật ở thể nhẹ trong độ tuổi mầm non được học hòa nhập; 100% trẻ 6 tuoi đủ sức khoẻ được vào lớp 1; 100% học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học được vào học lớp 6; 100% học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu đi học được tiếp tục học tại các trường trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đồng thời, có biện pháp chỉ đạo các CSGD nhằm tăng cường tỷ lệ tuyển sinh trực tuyến, đưa tiêu chí đạt tỷ lệ tuyển sinh trực tuyến vào tiêu chí đánh giá thi đua của CSGD. Chỉ đạo các CSGD trên địa bàn tổ chức tuyển sinh theo đúng quy trình, đúng Quy chế của Bộ GDĐT và Hướng dẫn của Sở GDĐT; kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc tuyển sinh trái tuyến, không tiếp nhận học sinh trái tuyến đối với các CSGD đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1.
Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cùa các CSGD về đối tượng tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh; đảm bảo số học sinh trên một lớp đúng quy định góp phần đẩy mạnh kế hoạch công nhận trường chuẩn quốc gia; thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (công khai về cam kết chất lượng GDĐT, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính), không được thu hoặc vận động cha mẹ học sinh đóng góp các khoản ngoài quy định cho CSGD. Tạo điều kiện phát triên hệ thống giáo dục tư thục theo quy định của pháp luật.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác tuyển sinh trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm theo trách nhiệm của người đứng đầu của CSGD theo quy định.
T.Quang
Theo phapluatdoisong.vn
Phải để học sinh ở lại lớp để củng cố kiến thức Trước thông tin em học sinh Q.V.S - học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Duẩn, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai không thể đọc thông viết thạo đã làm cho dư luận không khỏi bất ngờ. Giáo viên thì giải thích lý do cho học sinh đó lên lớp là vì tình thương, muốn em được hòa nhập... nhưng...