Phụ huynh cùng tham gia giám sát bếp ăn trường học
Sau hàng loạt vụ ngộ độc thức ăn, đưa thực phẩm bẩn vào trường học, nhất là vụ việc hàng trăm học sinh bị nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh đã khiến cho phụ huynh có con học bán trú cảm thấy lo lắng.
Để phụ huynh an tâm về bữa ăn của con em mình, thay vì khép kín như trước đây, một số trường học trên địa bàn Hà Nội đã tạo điều kiện để phụ huynh tham gia vào Ban giám sát, quản lý bếp ăn.
Gần một năm trở lại đây, vào buổi sáng trước khi đi làm, chị Nguyễn Thu Thủy, phụ huynh trường Tiểu học Đền Lừ, quận Hoàng Mai (Hà Nội) có thêm một nhiệm vụ mới là tới trường, cùng với Ban giám hiệu của nhà trường kiểm tra và nhận thực phẩm được đưa vào bếp ăn.
Theo chia sẻ của chị Thủy, nếu như trước đây, thỉnh thoảng Ban phụ huynh mới tới trường kiểm tra đột xuất việc giao nhận thực phẩm, chế biến bữa ăn của các con, thì nay, thời điểm đang có nhiều loại dịch bệnh, nhiều vụ ngộ độc xảy ra, chị tới trường thường xuyên hơn, để cùng kiểm tra các nguyên liệu chế biến.
Phụ huynh thăm quy trình chế biến thức ăn tại bếp ăn trường học. Ảnh minh họa
“Thực phẩm đầu vào tốt, đầu ra sẽ khác hẳn. Các con không chỉ được ăn đủ chất mà còn cảm thấy hào hứng, ngon miệng” – chị Thủy nói. Bà Lê Thị Mai Hoa, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đền Lừ cho biết: “Để phụ huynh tin tưởng giao con cho nhà trường, ngoài việc lựa chọn đơn vị thực phẩm an toàn, nhà trường cũng đã để ban phụ huynh cùng tham gia vào giám sát bếp ăn bán trú.
Công khai, minh bạch sẽ giúp phụ huynh an tâm. Chúng tôi gồm ban giám hiệu, kế toán, y tế, giáo viên trực và ban phụ huynh cùng kiểm tra thức ăn. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể kiểm tra đột xuất. Chúng tôi cũng thường xuyên lấy ý kiến phụ huynh về thành phần các bữa ăn, đơn vị cung cấp để đảm bảo bữa ăn cho các con” – bà Hoa chia sẻ.
Video đang HOT
Tại Trường THCS Trung Yên, quận Cầu Giấy (Hà Nội), phụ huynh cũng được tham gia vào khâu kiểm soát thực phẩm đầu vào của nhà trường. Chị Nguyễn Thùy Dương, thành viên trong Ban phụ huynh của nhà trường cho biết: Để đảm bảo con mình được “ăn sạch” tại trường, chị đã cùng các phụ huynh trong Ban phụ huynh của trường luân phiên nhau cùng nhà trường kiểm tra chất lượng thức ăn hàng tuần.
“Sáng sớm hàng ngày, chúng tôi chia nhau dậy sớm để nhận thức ăn đưa vào trường cùng với cán bộ nhà bếp. Điều này vừa để tăng sự gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh, vừa là để đảm bảo được chất lượng thực phẩm đầu vào, trước khi chế biến cho các con.
Chúng tôi còn phải kiểm tra mùi thức ăn nếu thấy nghi ngờ về chất lượng của thực phẩm, sẽ yêu cầu nhà cung cấp đổi lại. Ngoài ra, chúng tôi cũng kiểm tra dụng cụ chế biến thực phẩm, khay ăn của các con”.
Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp khiến phụ huynh lo ngại về bữa ăn học đường, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cũng đã trực tiếp viết thông báo gửi tới phụ huynh rằng, “Bếp ăn trường là bếp ăn lớn, cung cấp hàng nghìn suất ăn mỗi ngày cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Việc đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm được nhà trường đặc biệt quan tâm. Nhà trường không tự làm việc đó mà phối hợp với Phòng Y tế của quận. Hàng ngày, nhân viên của Phòng Y tế phối hợp với nhân viên chuyên trách của trường kiểm định kỹ lưỡng tất cả thực phẩm nhập về bếp ăn”.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Nhận thấy yêu cầu được giám sát bếp ăn trường học của phụ huynh là chính đáng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị, trường học tăng cường vai trò giám sát thường xuyên và đột xuất của Ban đại diện cha mẹ học sinh và ban chỉ đạo.
Đặc biệt, trong quá trình giám sát cần lưu ý kiểm tra tới nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm của đơn vị cung cấp thực phẩm; quy trình phân chia và định lượng suất ăn, có minh chứng cụ thể.
Trên cơ sở đó có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời công tác bán trú và bữa ăn học đường. Tuy vậy, ông Tiến cũng cho rằng, để cách làm này được lan tỏa sâu rộng, phụ huynh cũng cần chủ động yêu cầu tham gia hoạt động này để cùng với nhà trường nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn cho các bếp ăn bán trú.
Huyền Thanh
Theo cand.com.vn
Xảy ra ngộ độc thực phẩm: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm
Trong những trường hợp cần thiết, Sở GD-ĐT TPHCM có thể kiểm tra đột xuất các đơn vị trường học có những vấn đề cần chấn chỉnh, nhắc nhở công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm tra đột xuất bữa ăn học đường
Từ sự việc học sinh (HS) bị nhiễm sán từ bữa ăn trường học ở Bắc Ninh dấy lên nỗi lo của phụ huynh về bữa ăn học đường, Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị giáo dục tăng cường thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong nhà trường.
Sở khuyến khích các trường học chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm để kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm chế biến tại các bếp ăn, căng tin, suất ăn công nghiệp...; Ban đại diện cha mẹ HS tham gia giám sát các bếp ăn tập thể và suất ăn công nghiệp, căng tin tại các trường học.
Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Trung Ngạn, Q.8, TPHCM trong giờ ăn bán trú ở trường
Đối với trường hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài, chỉ được hợp đồng với những cơ sở cung cấp suất ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP. Cơ sở chế biến phải bảo đảm vệ sinh, đúng quy trình chế biến thực phẩm một chiều.
Tuyệt đối không chọn những cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường. Bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho HS ăn không được quá 2 giờ, thực phẩm sau khi chế biến quá lâu phải hâm nóng lại trước khi cho HS ăn.
Trong những trường hợp cần thiết, Sở GD-ĐT TPHCM có thể kiểm tra đột xuất các đơn vị trường học có những vấn đề cần chấn chỉnh, nhắc nhở công tác đảm bảo VSATTP.
Đại diện Sở GD-ĐT TPHCM cũng khẳng định, hiệu trưởng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học nếu nguyên nhân được chứng minh do trường học gây ra. Đồng thời, có phải có nhiệm vụ báo cáo với các cơ quan liên quan để kịp thời để cùng phối hợp giải quyết nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe của HS, không để xảy ra ngộ độc tập thể.
Phụ huynh muốn vào kiểm tra bếp ăn: Phải có kế hoạch
Trên thực thế, việc phụ huynh muốn vào kiểm tra bếp ăn trường học không phải là chuyện dễ dàng, thậm chí là bị nhà trường khước từ khi muốn vào trường xem bếp ăn hay quan sát bữa ăn của con trẻ.
Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó GĐ Sở GD-ĐT TPHCM cho hay, đối với những trường hợp hợp đồng suất ăn công nghiệp, cũng phải mời phụ huynh cùng tham gia vào, có thể đến công ty đó tham quan cách tổ chức nhập nguyên vật liệu, thực phẩm.
Còn đối với việc phụ huynh liệu có thể vào bếp ăn kiểm tra bất cứ lúc nào hay không, bà Thu cho hay, việc bước vào bếp ăn phải có sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh. Bếp ăn cần đảm bảo sự an toàn cho các em HS, nên không thể bất kỳ lúc nào, mà cần phải có kế hoạch trước.
Bà Thu cho biết thêm, hàng năm Sở GD-ĐT đều phối hợp với Ban quản lý ATTP thành phố tập huấn cho hiệu trưởng, cấp dưỡng nhà trường thực hiện tự kiểm tra việc bảo đảm ATTP tại đơn vị của mình. Nhấn mạnh vai trò ATTP trong nhà trường trong việc đảm bảo sức khoẻ cho các thế hệ HS.
Hoài Nam
Theo Dân Trí
Ai thương những đứa trẻ nhà nghèo bị 'cướp chỗ' nơi giảng đường đại học? Nhiều người đang có quan điểm bảo vệ những thí sinh trên - 18 - tuổi liên quan trực tiếp tới gian lận điểm thi tại Sơn La, Hòa Bình khi ủng hộ việc không công khai danh sách các em tới công luận. Ảnh minh họa Tôi, con một gia đình nông dân chính hiệu, con đường duy nhất mà bản thân...