Phụ huynh có sẵn sàng cho con trở lại trường?
Ý kiến của phụ huynh thế nào về việc cho con trở lại trường học trong bối cảnh hiện nay?
Gần 3 tháng kể từ khi năm học mới 2021 – 2022 bắt đầu, Hà Nội mới cho học sinh lớp 9 ngoại thành trở lại trường từ đầu tuần này, còn các khối lớp khác vẫn học trực tuyến cho tới khi có thông báo. Trong khi đó, nhiều tỉnh thành lân cận đều mở cửa trường theo hướng vùng dịch cấp độ 1, 2 cho học sinh tới lớp, vùng 3, 4 từng bước mở cửa trở lại. Thông tin này khiến nhiều phụ huynh như chị Lê Thị Mai Hoa (39 tuổi, Long Biên, Hà Nội) càng lo lắng, sốt ruột.
Mong con sớm đi học
“ Học online kéo dài, con tôi bị nghiện máy tính, mắt tăng lên gần 2 đi-ốp từ tháng 5 đến nay. Hai vợ chồng thường xuyên phải đi công tác nên ông bà nội ngoại luôn phiên từ quê lên Hà Nội chăm sóc hai cháu”, chị Mai Hoa chia sẻ.
Quê ở Điện Biên, vợ chồng chị Hoa lấy nhau và lập nghiệp ở Hà Nội hơn 10 năm nay. Anh chị có hai con trai học lớp 7 và lớp 3. Sau thời gian dài dán mắt vào máy tính để học trực tuyến, con trai út của chị luôn tỏ ra ngán ngẩm, chán chường mỗi khi đến giờ học.
Con đưa ra đủ các lý do để ông bà thương không bắt học online như đau bụng, buồn ngủ, đói, mệt, thèm ăn, đau mắt… Còn khi bố mẹ ở nhà bắt vào học, thì cậu nhóc vùng vằng, than mệt, nằng nặc đòi đi học để được gặp bạn. Không thể có mặt 24/24 ở nhà để giám sát con cái học tập, vợ chồng chị mong trường mở cửa trở lại hơn lúc nào hết.
Theo chị, việc mở cửa trường sớm là phù hợp bởi dịch cơ bản được kiểm soát. Việc đòi hỏi sự an toàn tuyệt đối trong lúc này là không thể. Thay vì lo lắng, ngành giáo dục nên khởi động việc học tập trung, siết chặt các biện pháp an toàn.
“Giáo viên chủ nhiệm lớp các con tôi từng khảo sát ý kiến phụ huynh có sẵn sàng cho con đi học trở lại?. Bên cạnh các gia đình mong mỏi con được đến trường thì nhiều gia đình khác trong lớp vẫn chưa muốn cho con đi học vì họ có điều kiện trông con hoặc chưa thấy yên tâm. Để dung hòa lợi ích, tôi nghĩ trường có thể mở cửa dần cho phụ huynh có nhu cầu, kết hợp dạy trực tuyến cho các em ở nhà”, chị Mai Hoa đề xuất.
Mong muốn là vậy nhưng vợ chồng chị không đặt nhiều hy vọng, bởi chị nghĩ ngành giáo dục khó có thể thực hiện việc học tập trung trong tháng này. Do đó, chị đã tính đến phương án thuê gia sư đến nhà vừa dạy, vừa kèm con học online để yên tâm đi làm.
Có hai con lớp 5 và lớp 12, anh Lâm Quang Hưng (45 tuổi, ở Hoàn Kiếm) cũng trông ngóng trường mở cửa. Khi năm học mới bắt đầu, hai vợ chồng anh đã bàn trước các kịch bản, phân công cụ thể nhiệm vụ từng người ở từng giai đoạn. Thậm chí, họ còn tính tới tình huống xấu có thể phải học online đến hết năm.
Anh lo ngại nhất là kịch bản trường học đóng cửa, con học online đến hết học kỳ I tức là kéo dài qua giữa tháng 1/2022. Thời điểm này cũng gần tới lịch nghỉ Tết Nguyên đán, khi đó ngày đi trở lại kéo dài đến đầu tháng 2. Từ nay đến đó là quãng thời gian quá dài, quá sức chịu đựng của các con. Khi ấy cả thể chất lẫn lực học đều ảnh hưởng.
Phụ huynh này đưa ra giải pháp rằng các trường nên hoạt động lại kiểu “cuốn chiếu”. Trường nào đủ điều kiện chống dịch, địa bàn quanh trường không khi nhận ca mắc COVID-19 trong 14 ngày trở lại thì nên bố trí học trực tiếp. Học sinh chỉ học một buổi trong ngày, thời gian còn lại kết hợp học trực tuyến.
Video đang HOT
Theo anh Hưng, việc này trước tiên giải toả được tâm lý, tạo cảm giác thích thú học tập cho các cháu. Phụ huynh cũng có thời gian sắp xếp cho công việc khi nền kinh tế hoạt động trở lại.
Đặc biệt với khối lớp 12, anh Hưng rất sốt ruột bởi việc học online kéo dài sẽ ảnh hưởng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tính đến nay, lứa học trò sinh năm 2004 trải qua ba năm THPT liên tiếp chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Kỳ thi năm tới sẽ khó đảm bảo chất lượng và giành tấm vé vào đại học.
Học sinh đeo khẩu trang trong lớp học. (Ảnh minh hoạ: T.K)
“Theo tôi, ưu tiên lớn nhất của Hà Nội lúc này nên mở cửa sớm cho toàn bộ học sinh khối lớp 12 trên địa bàn thành phố được học tập trước. Các con ở độ tuổi có thể tiêm vaccnie, lại trưởng thành, có thể biết cách bảo vệ mình nên cũng yên tâm”, vị phụ huynh chia sẻ.
Chị Lô Thị Nhung (39 tuổi, quê Nghệ An, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cho biết, vì công việc, vợ chồng chị đi làm cả ngày, 2 con ở nhà tự bảo ban nhau học online nên chị rất lo lắng. “Khó nhất là lịch học 2 con trùng nhau. Nhà chỉ có một laptop nên ưu tiên cho chị học, đứa nhỏ thì mình phải để điện thoại ở nhà cho cháu sử dụng. Thực sự rất lo sự cố cháy, nổ khi các con học online vì thực tế đã xảy ra những tai nạn đau lòng”, chị Nhung nói.
Chị Nhung đề nghị, Đà Nẵng nên xem xét, bố trí cho học sinh ở những vùng có cấp độ dịch ở cấp 1 và 2 đi học trở lại chứ học trực tuyến kéo dài sẽ không ổn. Nhiều địa phương khác vẫn cho học sinh đến trường theo các vùng cụ thể, Đà Nẵng cũng cần tính toán chứ đừng quá thận trọng.
Cùng quan điểm, anh Phan Văn Việt (trú phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu) cho rằng thành phố cần sớm cho trẻ trở lại trường. Hiện Đà Nẵng chỉ có 2 phường Nại Hiên Đông và An Hải Bắc (quận Sơn Trà) là vùng dịch cấp độ 3, còn lại là cấp độ 2 thì nên cho học sinh đến trường. Phụ huynh không thể nghỉ việc để ở nhà theo con học online mãi được. Dịch kéo dài, người lao động như chúng tôi phải nghỉ không lương, giờ công ty hoạt động trở lại, không đi làm thì lấy gì lo cho cuộc sống gia đình. “Những vùng an toàn nên tổ chức cho học sinh đến lớp, những vùng chưa an toàn tiếp tục cho các em học online”, anh Việt nói.
Học trực tuyến không hiệu quả
Theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, học sinh ở TP.HCM sẽ tiếp tục ở nhà, duy trì học trực tuyến trong hơn 2,5 tháng nữa. Thông tin này khiến không ít phụ huynh lo lắng và khó khăn trong việc sắp xếp thời gian trông con học.
Hai con đang học lớp 6 và lớp 3, chị Lê Tố Trinh (quận Bình Tân, TP.HCM) lo lắng khi con chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc có đồng tình cho con trở lại trường thì chị bày tỏ nên cho học sinh đi học lại vào tháng 12, bởi học trực tuyến kéo dài không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
“Dù con chưa được tiêm chủng vaccine nhưng khi đến trường sẽ có biện pháp phòng dịch, vẫn khẩu trang, vẫn 5K thì khó lây bệnh còn hơn ở nhà. Mấy tháng nay học online đâu có hiệu quả mấy, con tui lớp 6 đầu cấp nữa, học trực tuyến quá lâu sẽ hổng kiến thức sau này lên lớp có biết gì không”, chị Trinh cho hay.
Chị Trịnh Kim Chi cũng có 2 con đang học lớp 8 và lớp 11 tại TP Thủ Đức cho biết, cả hai đều được tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, thời gian hoàn thành mũi 2 dự kiến cuối tháng 11. Chị đồng tình cho các con quay lại trường vào tháng 12 sắp tới, bởi việc học trực tuyến thời gian qua theo chị là không hiệu quả.
” Học online lâu quá rồi các con cũng thiếu tương tác, hiệu quả thì sao bằng học trực tiếp, không có hiệu quả đâu, lo con mất gốc. Tôi cũng mong cho con tới trường và con cũng mong tới trường gặp bạn bè, gặp thầy cô. Chứ ôm cái máy học lâu quá nhiều khi hại mắt, hại não”, chị Chi cho biết.
Cô Trần Thúy An, Hiệu trưởng trường THCS Minh Đức (quận 1) cho rằng, việc quyết định cho học sinh đi học trở lại hay chưa là quyết định quan trọng, cần dựa trên tình hình dịch bệnh, y tế, tình hình phát triển kinh tế – xã hội, phụ huynh có đồng tình hay không… thì ngành giáo dục mới quyết định cho học sinh đi học.
“Dưới góc độ quản lý một trường học, tôi cho rằng, các cấp lãnh đạo sẽ có quyết định sáng suốt và thấu đáo nhất về quyết định cho học sinh đi học trở lại hay không”, cô An cho biết thêm.
Khác với hai phụ huynh trên, anh Nguyễn Từ Thức (42 tuổi, quận 7, TP.HCM) không đồng ý cho con trở lại trường vào lúc này. Theo anh, việc đi học trở lại được thực hiện nếu đủ hai yếu tố: Vaccine ở cộng đồng đủ diện rộng và dịch bệnh được kiểm soát triệt để.
Số ca nhiễm, tử vong những ngày qua giảm nhưng thực tế vẫn ở mức cao, chưa thể nói là an toàn. Bộ tiêu chí an toàn trường học mới dừng ở dự thảo, một nửa cơ sở vật chất, trường học đang được trưng dụng. Mọi việc đang rất ngổn ngang như vậy thì không thể học trực tiếp lúc này. Thà để con học muộn, nhưng an toàn sức khoẻ là trên hết, vị phụ huynh này lo ngại.
TP.HCM không lùi năm học mới, đặc biệt quan tâm đến học sinh khó khăn do COVID-19
Hiện nay, TP.HCM đang tập trung khắc phục các khó khăn với quyết tâm không để bất cứ học sinh nào mất đi cơ hội học tập do dịch bệnh COVID-19.
"TP.HCM không lùi thời gian năm học mới 2021 - 2022. Hiện nay Thành phố đang tập trung khắc phục các khó khăn với quyết tâm không để bất cứ học sinh nào mất đi cơ hội học tập do dịch bệnh COVID-19. Trong đó, nhóm các học sinh có bố mẹ bị mất do dịch sẽ được đặc biệt quan tâm". Đó là thông tin được đưa ra từ buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra chiều nay (4/9).
Họp ban chỉ đạo ngày 4/9.
Đặc biệt quan tâm đến học sinh có cha mẹ tử vong do dịch COVID-19
Năm nay, Sở đặc biệt chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh lớp 1, lớp 2 làm quen với môi trường mới và mong các phụ huynh cùng phối hợp, dành thời gian bên con. Sở cũng đã phối hợp với đài truyền hình ghi hình các bài giảng khoảng 10 tuần, học sinh có thể học kết hợp với các hình thức khác.
Với các học sinh khó khăn, không có thiết bị học tập, (theo đánh giá là khoảng 4%), ngành giáo dục cũng đã chủ động các giải pháp như: vận động các mạnh thường quân đóng góp, hỗ trợ cung cấp các trang thiết bị phục vụ việc dạy học trực tuyến trong nhà trường.
Trong trường hợp học sinh quá khó khăn, không thể tiếp cận việc học trực tuyến bằng các hình thức trên các trường sẽ thực hiện các phiếu học tập. Trong tuần, các cộng tác viên đưa các phiếu học tập đến cho học sinh, đảm bảo các em nắm bắt được bài học, đảm bảo tiến độ học tập. Những học sinh này sẽ được đánh giá, kiểm tra và tạo điều kiện quan tâm, kèm cặp riêng ngay khi có điều kiện học trực tiếp để bù đắp những hạn chế gặp phải.
Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu trả lời báo chí ngày 4/9.
Đặc biệt, ngành giáo dục rất quan tâm đến nhóm các em học sinh có phụ huynh là F0 hoặc không may qua đời vì COVID-19. Các giáo viên nắm thông tin và chủ động liên hệ, trao đổi với gia đình để giúp đỡ các em, nhất là về tinh thần.
Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Thành phố Nguyễn Văn Hiếu nói: "Giáo viên đặc biệt quan tâm đến các em học sinh có phụ huynh là F0 hoặc không may qua đời vì Covid-19 để có sự chia sẻ, trao đổi, giảm bớt đau thương cho các em học sinh. Tinh thần chúng ta làm cho các em hòa nhập lại và tiếp tục học tập rèn luyện để có một tương lai tốt đẹp cho mỗi em học sinh".
Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM.
Không để bất kỳ học sinh nào mất đi cơ hội học tập
Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cũng khẳng định Thành phố không dời ngày khai giải năm học mới. Theo ông Hải, truyền thống hiếu học của dân tộc đã được chứng minh, "trong thời chiến tranh bom đạn chúng ta vẫn đi học và nhiều người học rất giỏi" và lịch sử đã chứng minh là không có thách thức nào có thể làm chùn bước ý chí dùi mài kinh sử, chinh phục tri thức.
Do đó, TP.HCM đã có những giải pháp cụ thể để giải quyết các khó khăn như: học qua truyền hình, phát thanh; sách điện tử; phát tài liệu tận nhà, vận động mua hoặc tặng thiết bị...TP sẽ tranh thủ bồi dưỡng kiến thức cho các em và có thể kéo dài năm học 1 - 2 tuần để bù lại thời gian học trực tuyến, làm sao đảm bảo kết quả học tập.
Ông Phạm Đức Hải nói: "Quyết tâm cho năm 2021-2022 và xa hơn là không để một trẻ em nào ở vùng dịch, vùng sâu vùng xa, những em có hoàn cảnh khó khăn bị mất hoàn toàn cơ hội cơ hội học tập vì đại dịch".
Được biết, vào ngày ngày 6/9 tới, học sinh THCS, THPT, giáo dục thường xuyên của TP.HCM sẽ chính thức bước vào năm học mới. Ngày 8/9, học sinh tiểu học sẽ làm quen với lớp mới, được hướng dẫn cách thức học tập trước khi bắt đầu chương trình năm học từ ngày 19/9./.
TPHCM: Không được để học sinh nào thiếu sách giáo khoa vì lý do kinh tế Ngày 4-9, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản gửi phòng GD-ĐT TP Thủ Đức và 21 quận, huyện, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố về hỗ trợ phát hành sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các dụng cụ học tập phục vụ năm học mới. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thường trực UBND TPHCM,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi
Tv show
10:50:43 22/02/2025
Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ
Hậu trường phim
10:48:08 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án
Pháp luật
10:44:40 22/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
Sức khỏe
10:41:55 22/02/2025
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe
Tin nổi bật
10:38:20 22/02/2025
Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ
Sao thể thao
10:35:15 22/02/2025
Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư
Ẩm thực
10:29:18 22/02/2025
Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh
Lạ vui
10:27:50 22/02/2025
Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào
Trắc nghiệm
10:24:24 22/02/2025
Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"
Netizen
10:22:15 22/02/2025