Phụ huynh có nên đối phó với nhà trường?
Sau thời gian nghỉ hè, các trường học đã bắt đầu chuẩn bị vào năm học mới. Điệp khúc học thêm – dạy thêm… khiến không ít phụ huynh lo lắng dù điều này các chuyên gia cho rằng “không nên có, không nên đặt ra”.
Bởi thay vì “đối phó với nhà trường” các bậc phụ huynh nên là “đồng minh” của nhà trường để cùng dạy trẻ nên người.
Trường công có sợ hãi đến thế?
Bày tỏ sự đồng cảm với tư cách là một người mẹ từng có con đi học trường công, TS. Nguyễn Thụy Anh (CLB Đọc sách cùng con) chia sẻ: Tôi cũng là một người mẹ cũng như bao người mẹ khác, từng xót xa lo lắng cho đứa con bé bỏng của mình. Những thông tin bất lợi về ngành giáo dục khiến chúng tôi phải “sống trong sợ hãi” như vậy. Người thì băn khoăn không biết có nên cho con đi học thêm không khi con còn nhỏ và theo mẹ thì không thực sự cần phải mất thêm thời gian học thêm chính cô giáo ở lớp dù cô thực sự muốn các em đi học để hỗ trợ chúng hiểu bài sâu hơn.
Ảnh minh họa
Người thì không biết nên phản ứng ra sao trước những vấn đề xảy ra ở trường, đôi khi chỉ đơn giản là cô chấm bài chưa chuẩn khiến bọn trẻ cảm thấy thiếu công bằng. Người thì suốt ngày ca cẩm về những món tiền phải nộp ở trường. Người lại phê phán phương pháp dạy của cô giáo, chẳng hạn, việc học thuộc văn mẫu… “Và rồi cuối cùng, tất cả những cảm giác “đối đầu” này đều đưa đến một sự không hài lòng”, TS Thụy Anh nói.
Thế nhưng khi làm việc với các cô giáo tiểu học và THCS với một tư cách khác (không phải trong vai trò phụ huynh học sinh), TS Thụy Anh nhận ra rằng “mọi sự không đến nỗi quá tệ như vậy. Thầy cô giáo hay phụ huynh đều có những “nỗi khổ” riêng, những vấn đề riêng mà xem ra, để dung hoà được những nhu cầu – mong muốn – đòi hỏi, cần có những nguyên tắc chung”.
Video đang HOT
Theo đó, nguyên tắc đầu tiên chính là “lạc quan”- suy nghĩ tích cực và lạc quan sẽ cho ta nhìn được những khoảng sáng sủa giữa một mảng tối.
“Hãy có lòng tin vào thiện chí từ phía cá nhân mỗi con người. Theo tôi, chúng ta hoàn toàn có thể, trước khi quyết định một điều gì, tiếp cận cô giáo, nhà trường, chia sẻ những băn khoăn một cách chân thành, cầu thị. Chọn cách bắt đầu bằng trình bày vấn đề của mình, nhấn mạnh “tôi”, “chúng tôi”, “tôi lo lắng”, “tôi nghĩ…”. Chúng ta nhấn mạnh những vấn đề rất cá nhân chứ không khái quát thành một hiện tượng, vô hình trung lại biến thành sự “lên án” những điều không hợp lý ở trường. Điều này dễ gây cảm giác khó chịu và mất đi thiện chí ở người nghe.
Chẳng hạn, thay vì nói “Việc cô bắt học sinh học thêm là không ổn..”, hãy nói: “Tôi đang suy nghĩ việc đi học thêm của cháu mà chưa quyết được. Một mặt cũng lo nếu không đi học thêm thì cháu đuối hơn so với các bạn, mặt khác lại muốn cháu có thêm thời gian rảnh rỗi làm việc nhà, xem tivi, tưới cây… vì cháu nhà tôi ít vận động, có vẻ hay ốm…”. Tiếp đó có thể thẳng thắn hỏi ý kiến cô: Cô đánh giá thế nào về học lực của cháu? Liệu không đi học thêm cháu có bị mất tự tin không? Có thể, việc trao đổi thẳng thắn, chân thành như thế sẽ khiến bố mẹ và cô giáo tìm được tiếng nói chung hoặc chí ít là thông cảm được với nhau”, TS Thụy Anh nhận định.
Ngoài ra, nguyên tắc lạc quan còn thể hiện ở chỗ… không tỏ ra bi quan trước mặt trẻ, đặc biệt là kêu ca, chê bai cô giáo và nhà trường. Bất kỳ phương án nào bố mẹ và con lựa chọn cũng phải cho cảm xúc tích cực trong gia đình, đồng thời khiến trẻ có lòng tin cả vào nhà trường lẫn gia đình hoặc chí ít không hoàn toàn mất hết lòng tin. Bằng không, lấy đâu ra động lực học?!
Đừng đối đầu hãy trở thành đồng minh
TS Nguyễn Thụy Anh cũng chỉ ra nguyên tắc luôn bàn bạc thảo luận với con để con được hiểu vì sao bố mẹ băn khoăn, cùng nhau đưa ra phân tích tình hình và quyết định sẽ là quyết định của cả gia đình chứ không phải của bố mẹ. Đôi khi nghe con trình bày mong muốn, bố mẹ sẽ dễ dàng hoá giải được những lo lắng đôi khi quá mức của mình.
Tiếp đến, là nguyên tắc giải pháp tạm thời và luôn đánh giá lại tình hình sau từng thời gian ngắn. “Tôi tin rằng, tất cả những vấn đề của chúng ta luôn thay đổi sự thách thức và phức tạp trong vòng 2,3 tháng. Hãy theo dõi những thay đổi sau 2 tháng khi ra một quyết định, đánh giá lại tình hình để có bước tiếp theo hợp lý. Nếu trẻ cảm thấy vui, hạnh phúc, không mệt mỏi thì có nghĩa là phương án bố mẹ đưa ra đã có tác dụng”, TS Thụy Anh phân tích.
Để thực hiện được điều này, TS Thụy Anh lưu ý các bậc phụ huynh cần chú ý đến tâm lý của trẻ, của các thành viên trong gia đình và của các thầy cô giáo. Nếu đây là vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý, nhanh chóng tìm lý do và giải pháp tập trung vào việc tạm thời gỡ khó các vấn đề tâm lý bằng mọi phương pháp – trò chuyện, nghỉ hoặc tách môi trường trong một thời gian ngắn.
“Nếu là vấn đề phương pháp học, phương pháp dạy, phương pháp tiếp cận vấn đề thì các phụ huynh nên tìm đến một chuyên gia hoặc người có chuyên môn để tư vấn, tham khảo các trường hợp tương tự… và nếu cần có ý kiến thẳng thắn tránh vòng vo, né tránh vấn đề”, TS Thụy Anh nhấn mạnh.
Theo nongnghiep.vn
Tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6: Chật vật "ứng thí" trường tư
Theo hướng dẫn của Sở GD&T Hà Nội, từ ngày 1-9/7, học sinh mầm non, tiểu học, THCS sẽ đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào tất cả các trường công lập. Sau 3 năm thực hiện, đến nay ngày càng nhiều phụ huynh lựa chọn phương thức đăng ký nhanh, gọn này. Trong khi đó, một số phụ huynh khác khá chật vật đưa con đi "ứng thí" nhiều trường tư để giành một suất học.
a số đăng ký trực tuyến trường công
Từ 0 giờ ngày 7/7, nhiều phụ huynh đã thức canh mạng để đăng ký nhập học cho con vào lớp 6. Chị Nguyễn Thu Anh, có con năm nay vào lớp 6, Trường THCS Khương ình (ống a) cho biết, sau khoảng 30 phút chị hoàn tất thủ tục đăng ký. Con chính thức trở thành tân học sinh của trường THCS. Sở dĩ chị thức qua 12 giờ đêm để đăng ký cho con vì nghĩ giờ đó ít người đăng ký, tránh bị nghẽn mạng. Tuy nhiên, khi thao tác bị sai mã học sinh, sau khi liên hệ với nhóm kỹ thuật của trường được cung cấp lại và việc đăng ký gọn nhẹ trong vòng 30 phút.
Tương tự, một phụ huynh năm nay có con đăng ký đúng tuyến vào lớp 1, Trường tiểu học ại Từ, quận Hoàng Mai cho biết, ngay từ đầu, khi chưa đến thời điểm mở cổng đăng ký trực tuyến chính thức, chị đã thao tác đăng nhập thử thành công. Do đó, khi có lệnh, chị thao tác việc đăng ký vào lớp 1 cho con chỉ hết 15 phút. "Việc đăng ký trực tuyến như vậy rất nhanh gọn, không mất nhiều thời gian đến trường chờ đợi đông đúc như trước", phụ huynh này nói.
Theo báo cáo của Sở GD&T Hà Nội, trong 3 ngày từ 1-3/7, đã có 132.722 hồ sơ học sinh đăng ký thành công vào lớp 1 chiếm 86,75% chỉ tiêu tuyển sinh trực tuyến. Và chỉ trong ngày đầu tiên mở cổng đăng ký trực tuyến vào lớp 6 đã có hơn 35.000 hồ sơ đăng ký thành công. ể hỗ trợ phụ huynh, Hà Nội thành lập một tổ kỹ thuật trực đường dây nóng để giải đáp thắc mắc. Trong 3 ngày, nhóm nhận được khoảng 120 cuộc gọi của phụ huynh thắc mắc về các vấn đề lỗi kỹ thuật, sai mã số, không nhận được email thông báo kết quả...Tuy nhiên, đa số các lỗi trên đều được tổ kỹ thuật hướng dẫn phụ huynh liên hệ trường học cấp lại mã số, cách đánh số, địa chỉ email chính xác và đều thành công.
Ngoài ra, những phụ huynh không đăng ký trực tuyến thì từ ngày 13-18/7 đến trường làm hồ sơ đăng ký trực tiếp như bình thường. Khi nhập học, phụ huynh phải nộp kèm Giấy nhập học được in từ hệ thống tuyển sinh trực tuyến.
Vất vả để có suất học trường tư
Trong khi đại đa số học sinh lớp 1, lớp 6 trên địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký trực tuyến để vào các trường công lập thì một số học sinh khác chạy sô "trải nghiệm", một cách gọi khác của ngày test trình độ để vào lớp 1 các trường ngoài công lập có tiếng.
Chị Nguyễn Hà An ở quận Thanh Xuân cho biết, từ giữa tháng 6, chị cho con đi "trải nghiệm" ở 4 trường gồm: Vinschool, Tiểu học oàn Thị iểm, Marie Curie và Nguyễn Siêu nhưng chỉ đỗ vào lớp 1 trường Vinschool. Con học tiếng Anh từ 4 tuổi, phát âm khá tốt, cũng thông minh, nhanh nhẹn nên gia đình khá yên tâm. Không ngờ, con trượt "vỏ chuối" 3 trường khác. Theo phụ huynh này, mỗi trường có một cách kiểm tra kiến thức của con khác nhau. Có trường tổ chức ngày hội trải nghiệm nhưng thực ra cũng đưa con vào phòng, một cô một trò và hỏi những câu hỏi liên quan đến kiến thức xã hội, cuộc sống và một phần tiếng Anh. Cũng có trường đưa ra một danh sách các câu hỏi về kỹ năng, kiến thức xung quanh cuộc sống để định lượng sự hiểu biết của trẻ có sự chứng kiến của bố mẹ.
Một phụ huynh khác cũng đăng ký cho con "trải nghiệm" ở 3 trường tiểu học ở quận Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và Thanh Xuân cho biết, lý do con bị trượt suất học vào lớp 1, trường tư thục gần nhà khá yêu thích vì con nói ngọng. Theo phụ huynh này, Sở GD&T Hà Nội quy định không kiểm tra đánh giá kiến thức của trẻ vào lớp 1 nên các câu hỏi rất thú vị. Ví dụ, có trường hỏi trẻ: "Con gà có trước hay quả trứng có trước"; "Nếu thấy một em bé bị vấp ngã thì con làm gì?"... hay yêu cầu trẻ phát âm các từ khó để kiểm tra học sinh có nói ngọng, nhịu hay không. Ngoài ra, một số trường cũng cho giáo viên hỏi học sinh một vài câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản như tên, tuổi, sở thích...
Trên diễn đàn mạng, nhiều phụ huynh chia sẻ với nhau kinh nghiệm đưa con đi "trải nghiệm" ở các trường. Một phụ huynh cho rằng, những ai có con sinh năm 2013 trong năm tới nếu muốn đăng ký vào trường nào, nên tìm giáo viên giỏi của trường đó để theo học trước(?!). Cũng có ý kiến cho rằng, vì không kiểm tra kiến thức Toán hay yêu cầu con phải biết chữ nên phụ huynh chỉ cần hướng dẫn con nhiều kiến thức ngoài cuộc sống.
Theo Dân trí
Bất thường tuyển sinh lớp 10 Hà Nội, lỗi tại ai? Hà Nội đang nắng nóng khủng khiếp, tuyển sinh lớp 10 càng 'nóng' hơn với những cuộc đua rút hồ sơ từ trường tư để nộp vào trường công, 'đấu tranh' để trường tư trả lại phí đã đóng... Phụ huynh và học sinh xem quy định về kỳ tuyển sinh lớp 10 của Hà Nội năm nay - Ảnh: NAM TRẦN Để...