Phụ huynh có đồng ý cho con em trở lại trường?
Gần một tuần nay Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 (nCoV), 11/16 người được ra viện, trong khi các trường liên tục vệ sinh, là tín hiệu khả quan để phụ huynh yên tâm hơn khi cho trẻ đến trường.
Nhiều phụ huynh sẵn sàng cho con đi học
Nhận định tình hình dịch bệnh đang được Việt Nam kiểm soát tốt, thời tiết thuận lợi hơn; các trường “cật lực” khử khuẩn và tập dượt các phương án phòng dịch, chị Lê Thị Quỳnh (Linh Đàm, Hà Nội) cho rằng “đã đến lúc cha mẹ chuẩn bị hành trang cho con đến trường”.
Chị Nguyễn Trang (Hoà Bình) cũng bày tỏ, phụ huynh đang quá bi quan trước dịch Covid-19. An toàn, sức khỏe là trên hết, nhất là với trẻ em, nhưng khác với quan điểm của nhiều người, chị Trang bày tỏ, từ đầu chị đã giữ quan điểm nên cho trẻ đến trường. Từ đầu không cần thiết cho trẻ nghỉ, bởi ở trường học sinh vẫn được an toàn.
“Việt Nam hoàn toàn có khả năng điều trị Covid-19, thực tế rất nhiều người khỏi bệnh và ra viện. Học sinh nghỉ học qua nhiều. Trong khi các nước trên thế giới vẫn cho học sinh đi học giữa dịch với các biện pháp vệ sinh được đảm bảo. Tại sao Việt Nam lại khác”, chị Trang nói.
Theo chị, trẻ nghỉ học hơn 3 tuần, thời gian không quá nhiều nhưng đủ để chúng ta yên tâm và chuẩn bị mọi phương án tối ưu nhất, sẵn sàng cho con mình đến trường. Hãy cùng thầy cô, lập thành nhiều vòng bảo vệ sức khỏe cho các con.
“Nghỉ học liên tục không phải là cách đối phó tốt trước dịch bệnh”, chị Trang nói.
Phụ huynh cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho con đến trường học.
Có thời gian theo sát con học online ở nhà, anh Hà Cường (Thanh Trì, Hà Nội) cho hay, hiệu quả của phương pháp này chỉ bằng 20% so với học thường xuyên trên lớp. Trẻ gần như không hiểu bài nếu cứ dạy học thế này.
“Nếu dịch kéo dài nữa, chả nhẽ học sinh tiếp tục nghỉ học? Tôi nghĩ đó không phải là giải pháp. Chúng ta không chủ quan với dịch Covid-19 nhưng cần có giải pháp. Để học sinh nghỉ kéo dài, lỗ hổng kiến thức và việc học bắt đầu có dấu hiệu sa sút, nhất là những kỳ thi chuyển cấp sẽ phải tính toán sao”, anh Cường bày tỏ.
Các trường sẵn sàng đón học sinh
Bà Nguyễn Điệp Anh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Diệu (Hà Nội) cho biết, trường thực hiện phun khử khuẩn 4 lần, tổng vệ sinh bàn ghế, cửa kính, nhà vệ sinh… sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn độ cồn cao. Mọi nhân lực và vật lực đều sẵn sàng đón học sinh trở lại trường.
Thầy Quang Hoà, Hiệu trưởng trường dân tộc nội trú Bát Đại Sơn (Hà Giang) chỉ đạo các thầy cô vệ sinh trường lớp, khu nhà ở, bếp ăn và đồ dùng của trường.
Để học sinh và phụ huynh yên tâm đến trường, hàng ngày các thầy cô đều gọi điện, nắm bắt tình hình sức khoẻ và nhắc nhở các em học bài, chuẩn bị sẵn sàng tinh thần đi học trở lại khi có thông báo.
“Tôi được biết có khá nhiều học sinh mong được sớm trở lại trường, đặc biệt là các em cuối cấp, lo lắng chuẩn bị ôn thi”, thầy Hòa nói.
Trường Tiểu học Tân Phượng (Phú Thọ) trang bị máy đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn nhanh và mua mới hàng loạt đồ dùng như khăn mặt, chậu rửa, ca uống nước… đảm bảo an toàn nhất.
Trường còn đề nghị xã và huyện tăng cường thêm 2- 3 y tá túc trực ở trường, kịp thời theo dõi sức khoẻ cho các em, ít nhất trong một tháng đầu tiên sau khi trở lại trường học để phụ huynh và nhà trường yên tâm.
Như vậy, nhiều trường chuẩn bị kỹ lưỡng các biện pháp phòng dịch Covid- 19 sẵn sàng đón học sinh trở lại đi học.
Bác sĩ: Học sinh có thể đi học trở lại
Theo ThS. BS Nguyễn Hồng Hà – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hiện dịch Covid-19 ở Trung Quốc ghi nhận theo chiều hướng tích cực, khi số người chết và nhiễm mới liên tục giảm trong vài ngày qua.
Tại Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng cùng bộ, ban ngành vào cuộc sát sao, quyết liệt. Gần một tuần nay nước ta không ghi nhận ca nhiễm, 11/16 người được chữa khỏi và ra viện.
Đó là tín hiệu khả quan mà chúng ta có thể yên tâm hơn về dịch bệnh, để cho trẻ đi học trở lại.
“ Dịch Covid-19 đang kiểm soát tốt, không có dịch lây lan ngoài cộng đồng. Hiện Việt Nam cũng chưa ghi nhận trường hợp nào lứa tuổi học sinh nhiễm Covid-19.
Bên cạnh đó thời tiết những ngày qua cũng khá thuận lợi. Vì thế tôi cho rằng việc cho các cháu đi học trở lại không có gì đáng lo ngại“, BS Hà nói.
Các trường sẵn sàng đón các em đi học trở lại.
Theo BS Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm, Nội thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM), nếu cho học sinh đi học trở lại, trường nên chuẩn bị thật tốt khâu phòng dịch và khử khuẩn tại trường học theo quy định của Bộ Y tế như: Phun khử khuẩn, sát trùng, vệ sinh sạch sẽ trường, lớp, các mặt tiếp xúc (bàn, ghế…).
Ngoài ra, các trường cũng nên dạy cho các học sinh cách rửa tay vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn hay nước rửa sao cho đúng để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh; hướng dẫn các em đeo khẩu trang khi cần thiết.
“Gia đình và nhà trường cũng cần phối hợp với nhau để phòng nguy cơ cho trẻ”, bác sĩ nói.
Quá trình học tập tại trường, các thầy cô nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu trẻ có dấu hiệu ho, sốt, đau đầu, sổ mũi hay khó thở… cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Bên cạnh đó, theo BS Khanh, nhà trường cần thông tin, giảng dạy cho các em thêm hiểu biết về tình hình dịch bệnh Covid-19, thường xuyên cập nhật để các em hiểu và biết cách phòng tránh.
Học sinh nhiều nước v ẫn đi học giữa dịch
Singapore cho tới nay ghi nhận 77 ca nhiễm Covid-19, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng họ là một trong số những quốc gia để học sinh đi học giữa mùa dịch.
Lý giải thêm về quyết định của Bộ Giáo dục Singapore, ông Ong Ye Kung cho rằng, khi trường học đóng cửa, học sinh ở nhà nhưng không có nghĩa là các em không ra ngoài. Môi trường này thậm chí tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là môi trường được khử trùng an toàn tại trường học.
Ngoài ra, việc kéo dài kỳ nghỉ cũng khiến phụ huynh đau đầu khi phải tìm cách trông con, ảnh hưởng lớn tới nhịp sống hàng ngày của cả gia đình.
Video: Phụ huynh có sẵn sàng cho con trở lại trường?
Để học sinh tới trường trong mùa Covid-19, các trường học ở Singpapore phải áp dụng hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch như tạm ngưng các hoạt động sinh hoạt chung, trang bị nhiệt kế cho tất cả các lớp học. Trước khi tới trường, học sinh sẽ được kiểm tra thân nhiệt.
Ở các trường tiểu học, các em được dạy bài hát hướng dẫn rửa tay đúng cách để các em tuân theo các bước được nêu trong đó.
Hàn Quốc – đất nước ghi nhận 31 ca nhiễm Covid-19 cũng để học sinh đến trường nhưng không phải tất cả. Ở trước cổng trường, ban giám hiệu sẽ sắp xếp nhân viên đo nhiệt độ cho học sinh và báo cáo lại nếu có trường hợp nhiệt độ cao bất thường.
Một loạt các sự kiện quan trọng tại các đại học cũng bị hủy bỏ để tránh tập trung đông người, như lễ tốt nghiệp hoặc lễ chào tân sinh viên.
Tại Mỹ, Anh, Nhật Bản cũng áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ học sinh khi đến trường. Nước Anh không hoan nghênh việc đóng cửa các trường học. Họ lo sợ nó sẽ ảnh hưởng lớn tới hàng triệu phụ huynh phải đi làm, thậm chí còn kéo giảm 1% GDP. Nó cũng tác động nhất định tới hoạt động của Dịch vụ Y tế Quốc gia khi 30% nhân viên phải nghỉ làm để ở nhà chăm sóc con.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, về kiến nghị cho học sinh tiếp tục nghỉ, phải dựa trên cơ sở các kịch bản phòng chống dịch. Trong đó phải tính tới các yếu tố nguy cơ và cấp độ cao thấp, cân nhắc lợi ích và thiệt hại của cộng đồng.
Khi đã có kịch bản đầy đủ thì có thể ra quyết định và cho phụ huynh được biết phần nào để yên tâm tuân thủ. Nếu xét thấy nguy cơ dịch bệnh là rất cao thì cho nghỉ thêm. Nhưng nếu nguy cơ thấp thì rõ ràng là không cần nghỉ dài như vậy. Vấn đề là phải làm sao cho phụ huynh hiểu và yên tâm tin vào quyết định của lãnh đạo.
Ông Thành cho biết, theo phân cấp quản lý về giáo dục thì chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại hoặc tiếp tục nghỉ học trong những trường hợp đặc biệt.
Theo VTC
Hoạt động hướng nghiệp chưa được quan tâm đúng mực
Đặc biệt, việc chọn ngành nghề hầu hết phụ thuộc vào ý kiến của phụ huynh hay độ hot của ngành trong thời điểm hiện tại, dẫn tới cơ hội để sinh viên tiếp xúc để hiểu rõ về ngành nghề rất hạn chế.
Chính vì quan niệm đại học vẫn là cánh cửa duy nhất để thành công, không có định hướng nghề nghiệp của đại đa số học sinh, phụ huynh dẫn tới thực trạng đáng báo động hiện nay là tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%; thậm chí, vì chọn sai nghề mà nhiều sinh viên cũng như phụ huynh tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.
Hoạt động hướng nghiệp không chỉ giúp học sinh tìm được việc làm tốt mà còn trang bị cho các em phương pháp phát huy tối đa năng lực bản thân, vừa có ích cho bản thân cũng như có ích cho xã hội; đồng thời giúp các em học sinh phân biệt giữa nghề nghiệp và việc làm.
Với ý nghĩa đó, giáo dục hướng nghiệp được coi là một bộ phận của giáo dục toàn diện giúp mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân, từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề nghiệp phù hợp hoặc không phù hợp với mình.
Giáo dục hướng nghiệp hiện vẫn chưa phát huy được hiểu quả
Tuy nhiên, hiện nay, công tác hướng nghiệp chưa được giới trẻ Việt Nam cũng như phụ huynh quan tâm đúng mực. Ông Lê Anh Tuấn - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Hà Nội (HSO) cho rằng, việc giáo dục hướng nghiệp sau trung học đã nhận được nhiều quan tâm hơn. Song, việc cung cấp thông tin về nghề nghiệp cũng như định hướng tương lai cho các em học sinh còn nhiều bất cập. Trong đó, nhiều em gặp khó vì thiếu sự đào tạo bài bản, không am hiểu thị trường lao động, giáo dục mang nặng lý thuyết, thiếu trải nghiệm.
Đặc biệt, việc chọn ngành nghề hầu hết phụ thuộc vào ý kiến của phụ huynh hay độ hot của ngành trong thời điểm hiện tại, dẫn tới cơ hội để sinh viên tiếp xúc để hiểu rõ về ngành nghề rất hạn chế. Do không chú trọng về tìm hiểu ngành học, nên rất nhiều sinh viên phải trả những cái giá rất đắt. Trong đó, có không ít sinh viên quyết định bỏ học sau một năm đầu ngồi trên giảng đường đại học khi nhận ra không phù họp; hay bỏ môn, nợ môn là tình trạng của rất nhiều sinh viên.
Thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%. Mặt khác, theo ông Tuấn, chỉ vì chọn sai nghề mà nhiều sinh viên cũng như phụ huynh tốn kém tiền bạc, thời gian, công sức.
Chỉ ra nguyên nhân, ông Tuấn cho hay, trước hết, đối với học sinh là do hoạt động tư vấn muộn, không thường xuyên; thời điểm tổ chức tư vấn thường trước khi các em bước vào kỳ thi quốc gia dẫn đến những nội dung tư vấn chỉ tập trung vào việc hướng dẫn viết hồ sơ thi tuyển; tâm lý coi đại học là cánh cửa duy nhất. Còn với sinh viên, chính là vì còn thờ ơ những tác động của phát triển khoa học, cộng nghệ đối với đời sống xã hội, trong đó có vấn đề việc làm. " Phần lớn sinh viên mới chỉ tập trung vào việc học kiến thức mà chưa chú ý bổ sung kỹ năng, thái độ để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng"- ông Tuấn nêu.
Đứng trước thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện nay, ông Tuấn cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị làm công tác giáo dục hướng nghiệp nên quan tâm triển khai sớm về mặt thời gian các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên và sớm về độ tuổi đối tượng được tư vấn; đào tạo đội ngũ tư vấn viên có kiến thức chuyên môn, có kỹ năng tư vấn để tạo sự tin tưởng, sức thu hút, hấp dẫn đối với học sinh, sinh viên.
Đặc biệt, tăng các hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp các em có sự nhìn nhận, đánh giá để có sự lựa chọn đúng đắn hơn về các cấp học tiếp theo, các ngành nghề mà mình dự định lựa chọn trong tương lai. Nhà nước cần có những hoạt động truyền thông mạnh mẽ hơn để giúp các em, phụ huynh thay đổi trong nhân thức việc chọn trường, chọn nghề.
Được biết, từ năm 2019, HESYS đã triển khai hợp tác với các nhà trường, doanh nghiệp triển tổ chức mô hình "Giáo dục hướng nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế", như: Trải nghiệm học đường cho học sinh THCS, trải nghiệm giảng đường cho học sinh THPT, trải nghiệm nghề nghiệp, việc làm cho học sinh khối học nghề và sinh viên. Các mô hình này hiện đang nhận được sự quan tâm của học sinh, sinh viên và phụ huynh; từng bước phát huy được hiểu quả cho việc định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ trước ngưỡng cửa tương lai.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, ông Tuấn cho biết thêm, để thành công, ngoài kiến thức, học sinh, sinh viên cần phải được trang bị thêm kỹ năng, hình thành thái độ tích cực trong học tập, việc làm và cuộc sống. "Bên cạnh tạo cơ hội trải nghiệm thực tế, kết hợp giữa học với hành thì nhà trường, các tổ chức làm công tác hướng nghiệp cần thường xuyên có những chương trình tư vấn, tập huấn, huấn luyện nhằm trang bị thêm hành trang thiết yếu cho các bạn trẻ"- ông Tuấn khuyến nghị.
Hoa Quỳnh
Theo congthuong
Bộ Giáo dục yêu cầu công bố giá SGK lớp 1 mới trước 15/2/2020 Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà xuất bản và các sở GD-ĐT có hình thức phù hợp cung cấp SGK kịp thời, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh tiếp cận sớm và đầy đủ để thực hiện chọn sách. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các nhà xuất bản có hình thức phù hợp cung cấp...