Phụ huynh có con ôn lớp 6 song bằng hỏi trường, trường chờ Sở
Nhân viên tư vấn nhà trường cho biết rằng đây là mô hình thí điểm 3 năm, thế nhưng vẫn chưa có thông tin chính thức từ Sở Giáo dục và Đào tạo là dừng hay không.
Phụ huynh nháo nhào đi tìm chỗ học mới
Ngày 23/4, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết Sở này chính thức chỉ đạo các trường không tuyển học sinh lớp 6 chương trình đào tạo song bằng IGCSE tại các trường trung học cơ sở tham gia đề án từ năm học 2021-2022.
Năm 2018-2019 là năm đầu tiên tuyển sinh thí điểm lớp 6 hệ song bằng ở 7 trường trung học cơ sở trên địa bàn. Kết thúc năm học 2020-2021 là tròn 3 năm tổ chức thí điểm. Các trường không tuyển mới.
Theo ông Phạm Xuân Tiến, lộ trình của đề án thí điểm lớp 6 hệ song bằng đã có từ trước, đến năm 2023-2024 sẽ tiến hành đánh giá toàn bộ đề án này.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, ảnh chụp màn hình.
Tuy nhiên, tại văn bản số 1199/SGDĐT-QLT ngày 13/4/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021 – 2022 vẫn có nội dung tuyển sinh vào lớp 6 hệ song bằng với những hướng dẫn cụ thể về cách thức tuyển sinh, các bài kiểm tra cũng như cách tính điểm chuẩn…
Điều này có nghĩa rằng, mặc dù đã biết chương trình thí điểm này phải dừng lại theo lộ trình của đề án từ rất lâu nhưng Sở Giáo dục và Đào tạo vẫn hướng dẫn tuyển sinh cách đây gần 2 tuần?
Việc được thông tin dừng lại bất ngờ khiến nhiều phụ huynh, học sinh rơi vào thế bị động bởi đã có sự chuẩn bị cho kỳ thi từ rất lâu trước đó. Điều này khiến dư luận hoang mang, lo lắng.
Chuẩn bị cho con từ rất sớm với tư tưởng con sẽ dự tuyển vào lớp 6 hệ song bằng nên chị Nguyễn Thu Hiền (quận Hoàn Kiếm) rất lo lắng và hoang mang khi nhận được thông tin này.
“Chương trình này đã được bắt đầu từ các năm trước và để chuẩn bị cho con mình một môi trường học tốt nhất trong khả năng, điều kiện của bố mẹ cũng như lực học của con, chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ hệ song bằng được thí điểm.
Theo hướng dẫn tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo đưa ra trước đó thì một tháng nữa sẽ là thời gian học sinh lớp 5 nộp đơn đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 6 chương trình song bằng.
Bây giờ mọi sự chuẩn bị, hi vọng lâu nay lại bị thay đổi vào phút cuối khiến chúng tôi rơi vào thế bị động, tôi chưa biết định hướng cho con như thế nào. Nếu dừng tuyển sinh tại sao đến giờ này phụ huynh chúng tôi mới nhận được thông báo chính thức?”, chị Hiền chia sẻ.
Đồng cảnh ngộ như chị Hiền, gia đình anh Vũ Huy Minh (Thanh Xuân) cũng có tâm trạng đứng ngồi không yên khi nghe tin dừng tuyển sinh bởi trước đó anh đã đầu tư cho con trai mình chuẩn bị mọi thứ nộp hồ sơ vào trường Trung học Cơ sở Thanh Xuân lớp 6 chương trình song bằng.
“Chúng tôi đã đầu tư, chuẩn bị kiến thức cũng như tâm lý cho con để con sẵn sàng tham dự kỳ thi sắp tới. Bao nhiêu công sức của cả gia đình đổ sông, đổ bể nếu như dừng không tuyển sinh nữa.
Nếu có thay đổi, dừng hẳn hay có thể sẽ tiếp tục với lộ trình như thế nào, chúng tôi chỉ mong tiếp nhận thông tin được sớm để gia đình có phương án lựa chọn trường học cho con, chứ nếu cứ là chương trình đang thí điểm thích thì ra hướng dẫn, thích thì dừng lại như thế này phụ huynh và học sinh quá bất lợi”, anh Minh cho biết.
Theo chia sẻ của anh Minh, anh đã tìm hiểu rất kĩ và biết rằng đây là mô hình thí điểm. Nhân viên tư vấn của nhà trường cho biết rằng đây là mô hình thí điểm 3 năm, thế nhưng vẫn chưa có thông tin chính thức từ Sở Giáo dục và Đào tạo là dừng hay không.
Chính vì thế cả năm trời không nghe thấy thông tin chính thức thông báo gì thì gia đình anh cùng những phụ huynh cũng vẫn đang háo hức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới.
Bên cạnh đó, hướng dẫn tuyển sinh vừa qua vẫn có hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 hệ song bằng tại 7 trường thí điểm mô hình, nhà trường cũng chưa đưa ra thông báo tuyển sinh năm học 2021-2022 nên anh Minh vẫn đặt niềm tin rằng kỳ thi này vẫn sẽ diễn ra và cơ hội con anh được học chương trình này rất lớn.
Cũng theo chia sẻ của hai vị phụ huynh này, khi nhận được tin trên, rất nhiều phụ huynh có định hướng cho con thi vào hệ song bằng đã như “vỡ trận” mà nháo nhào chọn phương án tìm trường mới cho con, nhiều phụ huynh cảm thấy rất mệt mỏi bởi thông tin dừng tuyển sinh bất ngờ này.
Tâm lý học sinh bị ảnh hưởng
Mỗi năm có hàng nghìn học sinh nộp hồ sơ và phải trải qua vòng thi tuyển gắt gao, tỉ lệ chọi khá cao để cạnh tranh những suất học chương trình song bằng này.
Để được trúng tuyển, các em phải vượt qua bài thi Tiếng Anh và Toán bằng Tiếng Anh. Sau đó, học sinh sẽ học chương trình quốc gia Việt Nam (cho cấp Trung học Cơ sở) do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và chương trình Cambridge cấp Trung học Cơ sở với 4 môn hoàn toàn bằng Tiếng Anh gồm: Toán, Vật lý, Tiếng Anh và Công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Cũng chính vì “sức nóng” của kỳ thi nên việc ôn tập kiến thức, thậm chí tâm lý của các học sinh đều được gia đình chuẩn bị từ trước đó rất lâu với nhiều hi vọng, kỳ vọng và ước mơ về môi trường học tập mới của các em.
Thế nhưng, việc thông tin dừng lại bất ngờ của tuyển sinh hệ song bằng đã khiến nhiều em trở nên chán nản, thất vọng thậm chí có thể rơi vào trạng thái trầm cảm học đường.
Thầy Võ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Anh ngữ TuanBB English. (Ảnh C.K.A)
Trao đổi với Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Võ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Anh ngữ TuanBB English, người có rất nhiều kinh nghiệm tiếp xúc, ôn tập cùng các học sinh có nguyện vọng dự thi các cuộc thi Tiếng Anh, song bằng… cho biết:
“Đây là một dự án thí điểm, vì thế sau vài năm thì sẽ phải dừng và đánh giá chất lượng của cả đề án. Tuy nhiên, thông báo quá muộn làm cho học sinh và phụ huynh có tâm lý bị ‘đánh úp’ vì không chuẩn bị kịp thời.
Rất nhiều học sinh đã ôn tập, chuẩn bị cả năm trời, bất ngờ dừng lại làm dang dở rất nhiều kế hoạch của cả phụ huynh và học sinh”.
Cũng theo thầy Võ Anh Tuấn cho biết, việc dừng lại bất ngờ về tuyển sinh lớp 6 hệ song bằng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý các em học sinh.
“Thứ nhất là hụt hẫng. Với độ tuổi của các em học sinh lớp 5 lên 6 tâm lý chưa vững. Cố gắng học tập, thậm chí thi đua để học tập nhưng cuối cùng không đạt được dự định. Điều này gây ra tâm lý chán nản.
Thứ hai, vào thời điểm này phụ huynh và học sinh mới nhận được thông tin dừng tuyển sinh chính thức là rất muộn, rất khó để học sinh có thể lên kế hoạch kịp cho kì thi sắp tới. Phụ huynh lại đổ xô đi tìm trường học mới đúng nhu cầu rất vất vả”, thầy Tuấn chia sẻ.
Bất ngờ dừng tuyển sinh hệ song bằng lớp 6 được thầy Tuấn đánh giá bất hợp lý về mặt thời điểm đưa ra thông báo chính thức.
“Nếu như thông báo sớm hơn 6 tháng thì mọi việc sẽ rất khác. Các trường đưa ra thông báo tuyển sinh xong lại thông báo dừng bất ngờ thì cả học sinh, phụ huynh lẫn nhà trường đều vào thế bị động.
Các trường có thể sẽ có phương án mới trong việc tuyển sinh nếu dừng đề án thí điểm. Tuy nhiên phụ huynh và học sinh chắc chắn bị ảnh hưởng rất nhiều với thông tin dừng tuyển bất ngờ này”, thầy Tuấn nhận định.
Hà Nội dừng tuyển sinh hệ song bằng lớp 6: Loạt vấn đề đặt ra khiến những phụ huynh có con đang theo học đứng ngồi không yên
Theo đề án, chương trình thí điểm đào tạo song bằng diễn ra trong 6 năm. Trong đó, năm học 2018-2019 đến 2020-2021, bảy trường được thí điểm sẽ tuyển sinh mới lớp 6, đồng thời dạy tiếp lên lớp cao hơn.
Chiều 23/4, Sở GD-ĐT Hà Nội chính thức thông báo việc: Dừng tuyển sinh hệ song bằng lớp 6 từ năm học 2021-2022. Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, Đề án "Thí điểm chương trình đào tạo song bằng THCS Việt Nam và Chứng chỉ IGCSE tại một số trường THCS tại Hà Nội" đã được Sở hướng dẫn các phòng GD-ĐT và các nhà trường triển khai thực hiện theo đúng các nội dung.
Cụ thể theo Đề án được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2830 ngày 8/6/2018 thì Đề án này được thí điểm trong 6 năm.
Năm học 2018-2019: Tuyển sinh mới lớp 6;
Năm học 2019-2020: Tuyển sinh mới lớp 6 và dạy tiếp học sinh được lên lớp 7;
Năm học 2020-2021: Tuyển sinh mới lớp 6 và dạy tiếp học sinh được lên lớp 7,8;
Năm học 2021-2022: Dạy tiếp học sinh được lên lớp 7,8,9; không tuyển mới học sinh lớp 6.
Năm học 2022-2023: Dạy tiếp học sinh được lên lớp 8,9;
Năm học 2023-2024: Dạy tiếp học sinh được lên lớp 9 và đánh giá toán bộ Đề án.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Vì vậy Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo các trường không tuyển mới lớp 6 chương trình đào tạo song bằng IGCSE tại các trường THCS tham gia Đề án từ năm học 2021-2022. Sở cũng cho biết, đến năm học 2023 - 2024 sẽ tiến hành đánh giá toàn bộ đề án này.
Trên cơ sở đánh giá kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, bài học kinh nghiệm... Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu thành phố, Bộ GD-ĐT về kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Thông tin Hà Nội dừng tuyển sinh Hệ song bằng lớp 6 khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Một số vấn đề được đặt ra như: Các học sinh đang học Hệ song bằng hiện tại sẽ như nào? Các em tốt nghiệp Hệ song bằng THCS sẽ thi lên lớp 10 ra sao? Học sinh Hệ song bằng liệu có dễ hòa nhập với học sinh trường thường?,...
Dưới đây là tổng hợp chi tiết những thông tin về Hệ song bằng và các vấn đề nóng đang được phụ huynh quan tâm:
Thí điểm tuyển sinh Hệ song bằng lớp 6 từ năm nào?
Từ năm học 2018-2019, Sở GD&ĐT Hà Nội đã triển khai đào tạo thí điểm chương trình Hệ song bằng Cambridge và chứng chỉ IGCSE Cambridge tại 7 trường THCS công lập. Đó là các trường:
- THCS Trưng Vương
- THCS Ngô Sỹ Liên
- THCS Cầu Giấy
- THCS Nghĩa Tân
- THCS Thanh Xuân
- THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ)
- Khối THCS của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Chương trình Hệ song bằng giảng dạy những gì?
- Học sinh sẽ học chương trình quốc gia Việt Nam (cho cấp THCS) do Bộ GD-ĐT quy định và chương trình Cambridge cấp THCS (Cambridge Lower Secondary) với 4 môn hoàn toàn bằng tiếng Anh gồm: Toán, Vật lý, Tiếng Anh (như ngôn ngữ thứ hai) và Công nghệ thông tin (ICT).
Chứng chỉ IGCSE Cambridge có tác dụng ra sao?
- Về chứng chỉ IGCSE Cambridge (International General Certificate of Secondary Education - chứng chỉ giáo dục trung học quốc tế) - đây là một chứng chỉ quốc tế công nhận trình độ chuyên môn cho các học sinh trung học, thường trong độ tuổi 14-16.
- Tương tự như GCSE ở Anh, Wales và Bắc Ireland, tiêu chuẩn hạng Scotland hoặc giấy chứng nhận Junior ở Ireland, IGCSE cũng là chứng chỉ quốc tế thay thế cho nhiều chương trình quốc gia phổ biến. Đối với những học sinh muốn đi du học, IGCSE là chứng chỉ hữu ích.
Tại sao Hà Nội lại dừng tuyển sinh Hệ song bằng lớp 6?
- Theo đề án, chương trình thí điểm đào tạo song bằng diễn ra trong 6 năm. Trong đó, năm học 2018-2019 đến 2020-2021, bảy trường được thí điểm sẽ tuyển sinh mới lớp 6, đồng thời dạy tiếp lên lớp cao hơn.
Ba năm học cuối, từ 2021-2022 đến 2023-2024, các trường không tuyển lớp 6 nữa, chỉ dạy tiếp những khóa đang học.
Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã chỉ đạo các trường không tuyển mới học sinh lớp 6 chương trình song bằng từ năm học này.
Tại sao trong hướng dẫn tuyển sinh lớp 6 năm học 2021-2022, Sở vẫn đưa thông tin tiếp tục tuyển sinh Hệ song bằng?
- "Theo kế hoạch tuyển sinh chung, đúng là ban đầu, có nêu ý đó. Nhưng dù đưa nội dung đó vào nhưng trong quá trình tuyển sinh, chúng tôi vẫn phải xin ý kiến của lãnh đạo TP Hà Nội. Sau khi xin ý kiến của lãnh đạo TP Hà Nội, chúng tôi buộc quyết định dừng tuyển sinh", ông Phạm Xuân Tiến nói.
Những vấn đề đặt ra khi dừng tuyển sinh Hệ song bằng lớp 6?
Thông tin dừng thí điểm Hệ song bằng đã khiến nhiều phụ huynh thất vọng và hoang mang. Trên nhiều diễn đàn, các phụ huynh tỏ cho rằng Sở GD-ĐT Hà Nội thông tin đột ngột. Nhiều em học sinh trước đó đã ôn tập cả năm để thi song bằng, nay rơi vào cảnh hụt hẫng.
Với những phụ huynh có con đang học Hệ song bằng và 7 trường công lập thí điểm dạy hệ này, một số vấn đề được đưa ra:
- Nếu không tuyển sinh, phụ huynh song bằng đang học xin chuyển con ra lớp thường thì sao?
- Học sinh song bằng tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ học ở đâu?
- 7 trường THCS thí điểm có 350 học sinh song bằng, nhưng chỉ có 2 trường trung học phổ thông tuyển 100 học sinh song bằng, 250 em học ở đâu?
- Sở có cơ chế cộng điểm hay tuyển thẳng, ưu tiên nào cho các học sinh song bằng đạt kết quả cao?
- Thi vào 10 song bằng mà trượt, thi vào trường khác có hòa nhập được không? Bởi theo một nhà giáo đang công tác tại trường thí điểm song bằng, học sinh song bằng trung học cơ sở "không học nổi hệ thường vì chỉ tập trung học Cam (chương trình Cambridge).
* Tuy nhiên ông Phạm Xuân Tiến cho hay, các học sinh từng theo học hệ này vẫn có thể học theo chương trình bình thường của Bộ GD-ĐT, hoặc theo học các chương trình hệ Cambridge ở các trường quốc tế, tư thục; trường chất lượng cao. Do đó ông Tiến cho rằng, cơ hội của các học sinh là rất rộng.
Những trường THPT nào đang giảng dạy Hệ song bằng?
- Tại bậc THPT, năm học 2021-2022, Hà Nội vẫn triển khai chương trình song bằng tú tài, học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-Level) tại hai trường THPT Chu Văn An và THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam.
- Mỗi trường tuyển 50 học sinh, chỉ tiêu giữ ổn định qua các năm. Thí sinh phải vượt qua kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội, sau đó thi Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh và viết luận, nói tiếng Anh. Các em không nhất thiết phải tốt nghiệp từ chương trình song bằng hệ THCS.
Giải pháp dự kiến của Sở GD-ĐT Hà Nội
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết để giải quyết vấn đề "đầu ra" cho học sinh song bằng, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tính toán việc tăng số chỉ tiêu song bằng ở Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Đồng thời có thể xem xét mở rộng số trường THPT được đào tạo chương trình song bằng trong năm học tới. Mục tiêu đặt ra là đảm bảo tỷ lệ HS học song bằng ở bậc THCS đỗ vào các trường THPT công lập đào tạo song bằng đạt 60%, tương tự tỷ lệ HS sẽ trúng tuyển vào các trường THPT công lập bình thường.
Các trường song bằng biết rõ việc dừng tuyển từ đầu, vì sao vẫn giấu phụ huynh? Tất cả các nhà trường đã được nghiên cứu kỹ. Theo lộ trình, năm học này dừng tuyển sinh lớp 6, chỉ dạy tiếp từ lớp 7 chứ không phải là các trường không biết. Về việc các trường trung học cơ sở tại Hà Nội dừng tuyển sinh học sinh lớp 6 vào học chương trình song bằng năm học 2021-2022, ngày...