Phụ huynh ‘cháy túi’ cho con học chui sau lệnh cấm dạy thêm ở Trung Quốc
Sau khi lệnh cấm dạy và học thêm được ban hành, phụ huynh Trung Quốc phải chi nhiều tiền hơn để con theo học ở các lớp dạy chui.
Lệnh cấm dạy và học thêm ở Trung Quốc bắt đầu được thi hành cách đây một năm khiến hàng loạt cơ sở kinh doanh phải đóng cửa, nhưng lại dẫn tới tình trạng học thêm chui tràn lan.
Mùa hè năm ngoái, cô Alice Wang đã đăng ký 4 lớp học thêm toán, văn học, cello và ballet cho con gái 10 tuổi. Nhưng năm nay, cô Wang chỉ còn đăng ký 2 lớp học thêm cho con, do chính sách dạy và học thêm được chính phủ Trung Quốc sửa đổi dẫn tới nhiều cơ sở giảng dạy ngoài trường học phải đóng cửa.
Chính phủ Trung Quốc cấm dạy và học thêm để giảm áp lực cho học sinh. (Ảnh: China Daily)
Dù nhiều lớp dạy thêm đã không còn hoạt động, nhưng nhu cầu cho con học thêm của các bậc phụ huynh vẫn rất lớn. Nguyên nhân là do những ông bố bà mẹ lo sợ con cái sẽ bị bỏ lại phía sau trên con đường học hành.
Cô Wang cho hay kể từ ngày Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành quy định mới về dạy và học thêm, điểm số của con gái đã giảm sút. Điển hình, con gái cô Wang không còn nằm trong Top 10 lớp Toán, dù trước đây cô bé luôn duy trì thành tích tốt. Vào năm học tới, con gái cô Wang sẽ lên lớp 5 và cô bé cần có thành tích tốt để đỗ vào một trường cấp 2 có chất lượng cao.
“Con bé đang trải qua cảm giác bấp bênh và khủng hoảng”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ( SCMP) dẫn lời cô Wang.
Vào lúc cô Wang quyết định cho con gái đi học thêm trong kỳ nghỉ hè năm nay, cô biết tới một giáo viên nhờ sự giới thiệu của các phụ huynh khác. Theo cô Wang, giáo viên này tổ chức các lớp dạy thêm “bí mật” ngay tại nhà.
Video đang HOT
Theo cô Wang, chính sách mới của chính phủ Trung Quốc nhằm giải phóng học sinh khỏi các lớp học thêm, nhưng “thực tế lại đang tạo thêm gánh nặng tài chính” cho gia đình. Bởi cô Wang trước đây chỉ cần chi số tiền dưới 200 nhân dân tệ (30 USD) cho lớp học thêm có 10 học sinh kéo dài 2 tiếng đồng hồ. Nhưng hiện nay, cô phải chi nhiều hơn gấp đôi để con gái học một mình với cô giáo.
Lệnh cấm dạy thêm các môn học ở trường như Toán và tiếng Anh được chính phủ Trung Quốc được ban hành vào cuối tháng Bảy năm ngoái ngay lập tức làm thổi bay nguồn thu lợi khổng lồ của ngành dạy thêm ở đất nước tỷ dân.
Mục đích của lệnh cấm là giúp giảm bớt gánh nặng đè lên vai học sinh, khi các em bị bố mẹ ép phải tham gia quá nhiều lớp học và đào tạo thêm nhằm tăng cường năng lực trong xã hội Trung Quốc có tỷ lệ cạnh tranh cực cao.
Nhưng chính việc không thay đổi quy chế chỉ dùng điểm số để xét đỗ hay trượt vào các trường có chất lượng cao hoặc Đại học khiến nhu cầu học thêm để cải thiện năng lực học tập vẫn còn rất cao.
“Nhu cầu học thêm ngoài trường học vẫn rất cao, do nhà trường vẫn chỉ dựa vào điểm số thi cử để đánh giá học sinh. Lẽ tự nhiên là việc dạy thêm sẽ chuyển sang bí mật. Điều cần ở đây là cải cách cả hệ thống đánh giá giáo dục hiện thời”, ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21 nhận định.
Ông William Li, người điều hành một cơ sở tư vấn giáo dục ở Thành Đô, cho biết vấn đề lớn nhất mà ngành dạy thêm ở Trung Quốc đang phải đối mặt là “cạn nhân tài”, do nhiều giáo viên sẵn sàng tự mở lớp dạy thêm một mình.
“Họ có thể kiếm được 800 nhân dân tệ với ‘lớp học chui’, nhưng dạy ở trung tâm chỉ được trả 300 nhân dân tệ”, ông Li nói.
Tính tới cuối tháng Hai năm nay, số lượng công ty cung cấp dịch vụ dạy thêm ngoại tuyến ở Trung Quốc đã giảm 92% xuống còn 9.728 so với con số 124.000 trước khi lệnh cấm được ban hành vào tháng 7/2021, theo Bộ Giáo dục Trung Quốc.
Nhiều công ty dạy thêm đổi nghề
Một trong những thí dụ điển hình đổi nghề thành công là New Oriental Education and Technology Group. Sau khi lệnh cấm dạy thêm được ban hành vào tháng Bảy năm ngoái, công ty này đã phải đóng cửa khoảng 1.500 trung tâm. Nhưng cũng từ đây, công ty trở thành ngôi sao đang lên trong lĩnh vực livestream kinh doanh thương mại điện tử.
Anh Dong Yuhui, một giáo viên dạy tiếng Anh của công ty, đang trở thành idol livestream bán vô số mặt hàng như sách, xoong chảo cho tới các loại thịt, tôm và nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm khác.
Chương trình livestream Oriental Zhenxuan của anh Dong cùng với sự tham gia của nhiều giáo viên khác, đang có hơn 23 triệu người theo dõi trên Douyin.
Hướng đi khác cho các công ty dạy thêm là phát triển phần cứng. Điển hình, công ty Youdao Inc của tập đoàn NetEase đã cho phát triển hàng loạt sản phẩm như bút từ điển để quét và dịch văn bản, hay chiếc máy in di động và từ điển thông minh.
Lý do phương Tây 'gặp khó' trong việc áp giá trần với dầu mỏ Nga
Hợp pháp hóa dầu thô giá rẻ của Nga có thể thúc đẩy doanh số bán hàng cho Moskva và làm xáo trộn thông điệp về Ukraine.
Lãnh đạo các nước G7 tại hội nghị thượng định ở Đức. Ảnh: Politico.eu
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đã có tác động tiêu cực trong việc tăng lợi nhuận năng lượng với Nga, nhưng kế hoạch mới của G7 nhằm giới hạn giá dầu (áp giá trần) của Moskva có thể phản tác dụng.
Hôm 28/6, lãnh đạo của các nền công nghiệp tiên tiến trên thế giới đã đưa ra một ý tưởng có vẻ tốt trên lý thuyết: Thuyết phục các quốc gia cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng tẩy chay dầu của Nga đồng ý chỉ mua với giá thấp nhất.
Theo đó, Moskva sẽ nhận được ít tiền mặt hơn và những người mua có thiện chí vẫn nhận được dầu thô giá rẻ trong khi nguồn cung dầu toàn cầu nói chung không giảm, có nghĩa là giá năng lượng không tăng đột biến.
"Chúng tôi đang làm việc để đảm bảo Nga không lợi dụng vị thế là một nhà sản xuất năng lượng để thu lợi với cái giá phải trả là các nước dễ bị tổn thương", tuyên bố của G7 viết.
Nhưng một kế hoạch như vậy sẽ phức tạp để thiết lập và khó thực thi.
Ý tưởng của G7 là cho phép Nga kiếm đủ tiền để tiếp tục xuất khẩu, nhưng quá ít để tài trợ cho chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, việc áp giá trần không đơn giản như việc định giá - nó sẽ liên quan đến thị trường bảo hiểm, chuỗi phân phối dầu và một chiến dịch ngoại giao khổng lồ với những khách hàng mua lớn như Ấn Độ và Trung Quốc.
Ngoài ra còn có nguy cơ dẫn đến hậu quả không mong muốn. Trong bốn tháng qua, các nhà lãnh đạo phương Tây đã phát hiện ra rằng việc tuyên bố hạn chế nguồn dầu của Nga - hoặc chỉ đe dọa làm như vậy - đã khiến giá dầu thô tăng vọt với dự đoán nguồn cung toàn cầu giảm, dẫn đến gây tổn thương kinh tế với các quốc gia tôn trọng lệnh cấm.
Trong khi đó, những khách hàng mua "thoáng" hơn - đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc - đã hưởng lợi từ việc mua dầu Nga do bị các nước đó tẩy chay, trong khi Moskva cũng thu về lợi nhuận kỷ lục, dù bán ít dầu hơn nhưng với giá tổng thể cao hơn, nên thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Hạn chế giá thậm chí có thể khiến dầu giá rẻ được ủy quyền của Nga trở thành mặt hàng được săn lùng nhiều hơn, điều này đi ngược lại ý tưởng muốn kiềm chế Moskva cho đến khi họ rút khỏi Ukraine.
Brenda Shaffer, thành viên cấp cao tại Trung tâm Năng lượng Toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương nhận định: "Một khi đặt giới hạn giá đối với dầu Nga thì đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng dầu đó không phải là bất hợp pháp, đó là hợp pháp và không có hậu quả gì khi mua dầu Nga. Và nếu giá thấp hơn, dầu của Nga sẽ trở nên hấp dẫn nhất trên thị trường và đột nhiên Nga sẽ có nhiều khách hàng tìm đến".
Mặt khác, sẽ là không đủ nếu yêu cầu các sàn giao dịch năng lượng mở bán dầu thô của Nga với giá bắt buộc, bởi vì người mua và người bán có thể chỉ cần giao dịch riêng về dầu thô của Nga thông qua các hợp đồng bí mật.
Một trở ngại lớn khác đối với việc giới hạn giá là việc thu hút những người mua dầu thô của Nga - đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc - tham gia vào kế hoạch này. Một số quan chức cấp cao của EU thừa nhận giới hạn giá chỉ "hoạt động trong một số điều kiện nhất định" và Trung Quốc "cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng tham gia và rõ ràng là không có khả năng sẽ tham gia vào bất kỳ thỏa thuận nào với phương Tây".
Điều đó sẽ dẫn đến một thị trường ba cấp, theo chuyên gia Shaffer của Hội đồng Đại Tây Dương. Người mua sẽ lựa chọn giữa giá chuẩn toàn cầu bình thường, giá dầu thô Nga được ủy quyền thấp và cái mà Shaffer gọi là giá "thị trường vùng xám" cho các thùng dầu bị cấm của Nga với mức giá trung gian, được giao hàng và thanh toán bằng cách sử dụng các chiến thuật như Iran và Venezuela đã thực hiện để che giấu nguồn gốc của dầu.
Mỹ xem xét cấm bán thiết bị cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc Chính quyền Washington sắp tới có thể thắt chặt hạn chế đối với xuất khẩu công nghệ trực tiếp cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc. Theo báo cáo hôm 10.5 của The Information, Mỹ đang xem xét việc cấm các nhà cung cấp của Mỹ bán thiết bị tiên tiến cho các nhà sản xuất chip Trung Quốc, một động thái...