Phụ huynh chấp nhận mất tiền mua sách, xin con ‘thoát’ VNEN
Phụ huynh trường THCS Hưng Dũng (TP Vinh) yêu cầu Sở GD&ĐT Nghệ An bỏ hẳn mô hình trường học mới (VNEN), không chấp nhận con em làm “vật thí nghiệm”.
Ngày 1/9, Sở GD&ĐT Nghệ An, Phòng GD&ĐT TP Vinh và trường THCS Hưng Dũng làm việc với đại diện phụ huynh 9 lớp có đơn kiến nghị bỏ VNEN.
Nhiều phụ huynh học sinh có mặt nhưng không được dự, phải đứng ngoài cổng trường.
Phụ huynh chờ đợi kết quả buổi làm việc.
Tại cuộc làm việc, phụ huynh chất vấn về việc yêu cầu thực hiện đúng tinh thần Công văn số 3459 ngày 8/8 của Bộ trưởng GD&ĐT.
“Bộ chỉ đạo triển khai VNEN phải được phụ huynh đồng thuận. Trong khi chúng tôi đã kiến nghị bỏ mô hình này từ năm ngoái, nhưng không được trả lời”, phụ huynh Vân Anh nói.
Video đang HOT
Ông Ninh Viết Tăng – hiệu trưởng trường THCS Hưng Dũng – phát biểu: Nhà trường không được tự nguyện đăng ký (thực hiện mô hình VNEN). Đề nghị Sở GD&ĐT sớm có phương án, quyết định để nhà trường ổn định.
Ông Nguyễn Như Hải – Chủ tịch UBND phường Hưng Dũng – nói: “Đề nghị cho thăm dò ý kiến phụ huynh, nếu trên 50% không tán thành thì đồng ý cho trường bỏ mô hình học mới, thực hiện mô hình hiện hành”.
Phụ huynh yêu cầu bỏ VNEN vì con em bị đưa ra làm “vật thí nghiệm”, đề nghị được sử dụng SGK hiện hành, không yêu cầu nhà trường hoàn trả tiền đã mua sách VNEN.
Sở GD&ĐT Nghệ An hứa trả lời kiến nghị phụ huynh trước ngày 8/9.
Ông Nguyễn Hoàng – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An – cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến phụ huynh, báo cáo lãnh đạo Sở để giải quyết, hẹn trả lời trước ngày 8/9.
Đồng thời, ông Nguyễn Hoàng nói: “Sách giáo khoa không áp đặt, nhà trường có sự lựa chọn phù hợp với việc dạy học”.
Giáo dục không thể ép buộc
Trước đó, ngày 30/8, tại cuộc họp báo đầu năm học, khi được hỏi về giải pháp trước kiến nghị bỏ VNEN của phụ huynh, bà Nguyễn Thị Kim Chi – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An – nêu quan điểm: “Giáo dục không thể ép buộc”.
Theo Lê Văn Vỵ / Lao Động
Nghệ An huy động 300 giáo viên chấm thi THPT quốc gia
Trong số khoảng 300 giáo viên được huy động chấm thi THPT quốc gia 2017, phần lớn được phân công chấm môn tự luận duy nhất tại kỳ thi này là Ngữ văn.
Ngày 25/6, ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho biết cụm thi số 28 do sở này tổ chức sẽ bắt đầu chấm thi các bài thi trắc nghiệm của 4 môn Toán, Ngoại ngữ, tổ hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên.
Ba máy tự động chấm bài thi trắc nghiệm, mỗi máy có 11 người phụ trách, bao gồm cả lực lượng công an giám sát. Thời gian chấm bài thi trắc nghiệm kéo dài trong 6 ngày.
Thí sinh tại một phòng thi ở điểm trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh. Ảnh: Phạm Hòa.
Riêng bài thi môn Ngữ văn sẽ được tiến hành làm phách trong hai ngày 25 và 26/6. Theo quy định, môn tự luận phải được chấm nghiêm túc 2 vòng độc lập.
Lãnh đạo chấm thi sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên một số bài thi đã chấm (có thể chọn cả túi) hoặc chọn ra những bài có nghi vấn (đối với bài được 2 cán bộ chấm thi cho điểm khác nhau nhiều trước khi thống nhất điểm) và giao cho tổ kiểm tra để chấm kiểm tra.
Ngoài việc năm nay chấm thi do các sở GD&ĐT chủ trì còn có thêm ban chấm thi, thanh tra, giám sát công tác chấm thi... do người của các trường đại học tham gia. Bài thi trắc nghiệm, sau 6 ngày có kết quả chấm thi, sẽ chuyển cho Bộ GD&ĐT xử lý, hoàn thiện.
Bộ GD&ĐT cho hay khi dữ liệu được xác định hoàn toàn chính xác, chậm nhất ngày 7/7 sẽ công bố kết quả thi. Việc công bố kết quả thi sẽ do các sở GD&ĐT thực hiện.
Theo Zing