Phụ huynh cầu cứu vì giáo viên có hành vi phản sư phạm?
Cô giao cho học sinh dùng que đánh bạn, cô phạt học sinh đứng ăn, đặt biệt danh cho học trò lì lợm, quậy phá, miệt thị, la mắng học trò… – cho rằng giáo viên chủ nhiệm có những hành vi giáo dục phản sư phạm ảnh hưởng đến con trẻ, một số phụ huynh có con theo học tại lớp 2/7, Trường tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp, TPHCM) đã gửi đơn phản ánh về sự việc.
“Chúng tôi chỉ muốn bảo vệ các con”
Câu đầu tiên khi hai phụ huynh Trường tiểu học Kim Đồng (Gò Vấp, TPHCM) tìm đến chúng tôi phản ánh sự việc là lời phân trần: “Chúng tôi không muốn hở một tý là thưa cô giáo, chúng tôi không bênh vực con nhưng các con cần được bảo vệ”.
Trường tiểu học Kim Đồng, Gò Vấp, TPHCM
Trong lá đơn phản ánh của mình, phụ huynh cho biết, từ đầu năm, những bé nào nói chuyện trong giờ học, giờ chuẩn bị đi ngủ, không ngủ trưa, kể cả những bé khó ngủ… sẽ bị cô chủ nhiệm L.N.B. phạt cắn bút, quỳ ở cửa lớp, góc lớp. Vào giờ ngủ, cô giao nhiệm vụ canh lớp cho một số bé, các em này dùng que bắt các bạn quỳ, cắn bút.
Phụ huynh đã nhiều lần góp ý với cô, phảnh ánh với cả hiệu trưởng về hình phạt xúc phạm trẻ thì cô giáo nói năm trước cũng phạt như vậy và phụ huynh đồng ý.
Phụ huynh từng ý kiến cô chỉ nên phạt đánh vào mông hay úp mặt vào tường nhưng cô thường đánh vào đốt ngón tay, lưng bàn tay của các con. Có từng phạt cả lớp…. phải đứng ăn, phạt vô cớ chưa tìm hiểu nguyên nhân, rất tội các con.
Phụ huynh cũng kể, cô B. từng đánh một học trò vì để hộp sữa trong ba lô, bạn khác dẫm phải làm sữa chảy ra sàn. Cô nói rất gay gắt rằng từ nay cô và và các bạn không thèm để ý, quan tâm đến bé nữa… làm em học sinh này buồn chán, sợ đi học.
Đặc biệt, cô xếp tất cả những bé bé quậy, các bé cô không ưa vào chung một tổ. Tổ này thường xuyên bị cô la mắng, chê bai, đặt biệt danh lì lợm, phá, mít ướt… cho các con. Cô nói với một số bé không được chơi với bạn này, với bạn kia.
Video đang HOT
Theo phụ huynh, con họ đang bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần. Thế nhưng, trong một buổi họp phụ huynh, cô giáo cũng dành nửa buổi họp nói về việc phụ huynh tố cáo cô, bênh con này nọ. Cô nói rằng, phụ huynh ai nói hay thì lên đứng lớp rồi biết, còn nói ai cũng nói được. Thời cô đi học cũng được xuyên bị giáo viên đánh, cô thấy bình thường.
Phụ huynh hiểu sai về bạo hành?
Quanh việc phản ánh này của phụ huynh, Trường tiểu học Kim Đồng đã tổ chức một cuộc họp đầy đủ các bên gồm ban giám hiệu, đại diện cha mẹ học sinh, cô giáo chủ nhiệm và toàn bộ phụ huynh lớp 2/7.
Theo biên bản của buổi làm việc, một số phụ huynh cho rằng có hiện tượng cô giáo đánh, phạt học sinh và đề nghị cô nên sử dụng hình phạt tích cực hơn, sao để không ảnh hưởng đến tinh thần của các em.
Tuy nhiên, một số phụ huynh khác cũng cho rằng, con mình đi học vui vẻ, cô B. không có hành vi bạo hành trẻ. Họ cho rằng đơn phản ánh nặc danh thì không có hiệu lực, hoặc là sự hiểu lầm, phụ huynh cần có phương pháp hỗ trợ và hợp tác với giáo viên tốt hơn.
Buổi họp cũng đưa ra ý kiến lấy phiếu tín nhiệm về cô B. thì có 2 phiếu không tín hiệu (31 phiếu tín nhiệm cao, 14 phiếu tín nhiệm thấp, 3 bỏ trống). Với kết quả này, buổi họp cho rằng thay vì chuyển đổi cô giáo thì nên… chuyển các con có phụ huynh không tín nhiệm.
Trong biên bản làm việc, hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, ông Võ Minh Thông nêu ý kiến, nếu hai phụ huynh (2 phiếu không tín nhiệm) muốn chuyển lớp cho con thì lên gặp hiệu trưởng để trao đổi.
Ông Võ Minh Thông bày tỏ, qua cuộc họp với toàn bộ phụ huynh của lớp và tiến hành xác minh của nhà trường thì có thể thấy cô giáo không có những hành vi bạo hành tinh thần học sinh như phụ huynh phản ánh.
Theo ông Thông, phụ huynh cũng cần định nghĩa lại thế nào là bạo hành. Cô B. không có ý trù dập học sinh, nhà trường sẽ nhắc nhở cô yêu thương, chăm lo học sinh, sẽ theo dõi động viên cô và theo dõi tình hình của lớp.
Lê Đăng Đạt – Việt Linh
Theo Dân trí
Những 'cái tát' ngành giáo dục: Bắt đầu từ những cá nhân thiếu rèn luyện, tu dưỡng
Theo bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, để dẫn tới những vụ việc phức tạp gần đây của ngành giáo dục đào tạo, có yếu tố chủ quan là chủ yếu, bắt đầu từ những cá nhân thiếu tu dưỡng, rèn luyện.
Trường tiểu học Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, nơi vừa có một giáo viên bị tố cho bạn tát phạt học sinh - ẢNH THÀNH CHUNG
Sáng nay, 18.12, tại cuộc họp giao ban định kỳ với lãnh đạo các cơ quan báo, bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đã chia sẻ một số thông tin, quan điểm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT về một số vụ việc phản sư phạm, thậm chí phạm tội, của một số nhà giáo, ở các địa phương khác nhau trong thời gian gần đây.
Bắt đầu từ yếu tố chủ quan...
Bà Nghĩa điểm ra một số vụ, chẳng hạn như một giáo viên Trường THCS Duy Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) đã cho nhiều học sinh tát bạn 230 cái khiến nạn nhân phải nhập viện; rồi một giáo viên ở Trường Tiểu học Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cũng bị tố là phạt học sinh bằng cách cho các bạn khác tát; một giáo viên khác ở tỉnh Long An thì đánh bầm mông học sinh...
Đau lòng hơn, gần đây nhất hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Thanh Sơn, Phú Thọ đã bị bắt tạm giam do bị tố giác lạm dụng tình dục hàng loạt học sinh nam.
Theo bà Nghĩa, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thấy đây là những trường hợp đáng bị lên án, cần được xử lý nghiêm minh, và xem đó là những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho tất cả các nhà giáo, các cán bộ quản lý trong ngành. Trước những vụ việc đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các địa phương kiểm tra, phối hợp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Nói về nguyên nhân của những vụ giáo viên bạo hành hoặc "chỉ đạo" bạo hành học sinh, bà Nghĩa phân tích: "Trước hết là đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có hạn chế về năng lực, về sư phạm. Mục đích của các thầy cô giáo là muốn học sinh mình ngoan hơn, nhưng phương pháp của các thầy cô là phản sư phạm. Các thầy cô cũng chưa nhận thức được trách nhiệm, về tình yêu thương của mình đối với các em".
Bà Nghĩa cũng nói về các nguyên nhân khác như trách nhiệm của ban giám hiệu, mà đứng đầu là hiệu trưởng nhà trường. Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm ứng xử, áp lực công việc ngày càng lớn nên có hành vi xúc phạm về cả tinh thần về cả thân thể học sinh. Trong khi đó sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục học sinh chưa được tốt, hệ quả là nhà trường chưa tìm được phương pháp giáo dục học sinh hiệu quả. Công tác tuyển dụng, đào tạo bố trí, sử dụng nhà giáo ở các địa phương có nhiều nơi còn bất cập.
Bà Nghĩa nhấn mạnh: "Có những nguyên nhân dù là khách quan nhưng chúng tôi nghĩ có yếu tố chủ quan là chủ yếu, bắt đầu từ những cá nhân thiếu tu dưỡng, rèn luyện".
Bà Nghĩa cho biết, thời gian qua Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các vấn đề liên quan tới đạo đức nhà giáo, các nguyên tắc ứng xừ, xây dựng môi trường văn hóa trong các nhà trường... nhưng thực tế là khi về các địa phương thì các yêu cầu này được thực hiện chưa tốt.
Sẽ đánh giá giáo viên thực chất, tránh áp lực thành tích hình thức
Thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường chủ động nắm bắt thông tin, qua các phương tiện truyền thông, để chỉ đạo các địa phương, các cơ sở giáo dục xác minh, giải quyết nhanh chóng kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo. Tiếp tục quán triệt và triển khai chỉ thị, văn bản của bộ trưởng về tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo, đồng bộ với các giải pháp khác như tổ chức hội thảo nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao đạo đức nhà giáo, phân tích nguyên nhân các hành vi xấu, tìm ra giải pháp khắc phục, xây dựng môi trường giáo dục văn hóa lành mạnh...
Bà Nghĩa nói: "Sắp tới Bộ cũng sẽ chỉ đạo đổi mới đồng bộ từ khâu tuyển sinh đến khâu đào tạo, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Một khâu chúng tôi nghĩ không thể thiếu được là tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là năng lực cho đội ngũ hiệu trưởng. Vì thực tế hiện nay cho thấy nhiều hiệu trưởng, với vai trò là người đứng đầu nhà trường làm chưa tốt, làm chưa thực sự hết trách nhiệm. Việc bồi dưỡng sắp tới cũng phải nâng cao chất lượng, tránh hình thức".
Một biện pháp khác Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành là tục rà soát các văn bản về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nhà giáo, để đánh giá hiệu trưởng, đánh giá giáo viên một cách thực chất, khắc phục bệnh hình thức, bệnh thành tích trong giáo dục. "Đó là một nguyên nhân tạo áp lực cho giáo viên, khi mà cường độ áp lực làm việc lớn, lại thiếu phương pháp sư phạm thì có thể gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng tới học sinh, làm ảnh hưởng tới môi trường sư phạm. Về lâu dài, ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển nhân cách của học sinh", bà Nghĩa nói.
Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp vói công đoàn giáo dục Việt Nam khảo sát trên diện rộng đối với cán bộ quản lý giáo dục, với giáo viên, với học sinh, cha mẹ học sinh, người dân, các cơ quan tổ chức xã hội trong các nước về môi trường giáo dục, từ đó dự kiến mở diễn đàn để cộng đồng tham gia, hiến kế chia sẻ để phát hiện, đề ra các giải pháp khắc phục các vấn đề tốn đọng, bức xúc của xã hội với giáo dục hiện nay. Bộ cũng sẽ tập trung rà soát nhằm tìm giải pháp khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
Theo thanhnien
Giúp giáo viên vượt qua "điểm sôi cảm xúc" Dưới góc nhìn của Chuyên gia tâm lý, PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) - đã có những lý giải về hiện tượng giáo viên (GV) sử dụng hình phạt bằng bạo lực, từ đó đưa ra lời khuyên giúp GV vượt qua "điểm sôi cảm xúc" để hành...