Phụ huynh bức xúc vì phải đóng 12 khoản thu gần 3 triệu đồng
Nhiều phụ huynh có con học tại trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) bức xúc vì phải đóng 12 khoản thu với gần 3 triệu đồng.
ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị Thanh (đã đổi tên), phụ huynh có con học tại lớp 4A2 trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, cho biết khi đóng tiền học cho con, cô giáo thông báo nộp tất cả 12 khoản.
Các khoản thu gồm: BHYT, BHTT, xã hội hóa, quỹ phụ huynh, nước uống, vệ sinh trường lớp, hoạt động ngoại khóa, ấn phẩm, quỹ đội, quỹ lớp, giấy vẽ trang trí lớp và tiền học buổi chiều.
“Với 12 khoản thu, tôi phải đóng 2.842.000 đồng, trong đó, 90 nghìn đồng tiền BHTT cô giáo nói tự nguyện nên tùy. Thấy số tiền quá nhiều, tôi thắc mắc, cô giáo bảo đây là quy định thu của nhà trường, nên em nào cũng phải đóng như vậy”, chị Thanh bức xúc nói.
Một phụ huynh khác cho biết thêm chị có 2 con đang học tại trường Tiểu học Lý Thường kiệt nên phải đóng gần 5,7 triệu đồng.
“Thời gian qua, hai con liên tục giục tôi phải đóng tiền không đi học bị cô nhắc nhở, thấy xấu hổ với bạn bè. Do gia đình khó khăn, số tiền lại lớn, tôi chưa biết kiếm đâu ra để đóng cho các cháu”, người này nói.
Video đang HOT
Vị phụ huynh này cho biết thêm, các trường trên địa bàn chỉ có mức thu từ 1,4-1,5 triệu đồng/học sinh. Mức thu của trường vượt quá nhiều so với quy định.
Ông Lưu Hồng Thái, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, thừa nhận trường có thu 12 khoản như phụ huynh phản ánh.
Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, nơi xảy ra việc thu sai. Ảnh: Minh Quý.
Ông Thái cho biết ngoài những khoản thu do Bộ GD&ĐT và Hội đồng giáo dục địa phương quy định và cho phép, các khoản còn lại, nhà trường đều xin ý kiến của Hội phụ huynh.
Ông Nguyễn Quốc Bắc, Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc, cho hay khi có thông tin phản ánh, đơn vị này đã giao phòng GD&ĐT làm việc với trường Tiểu học Lý Thường Kiệt.
“Đối với các khoản thu trái quy định, nhà trường phải trả lại cho phụ huynh. Về trách nhiệm của ban giám hiệu, phòng GD&ĐT kiểm tra, tùy theo mức độ sẽ xử lý theo quy định”, ông Bắc nói.
Được biết, trong năm học 2017-2018, trường Tiểu học Lý Thường Kiệt có 384 học sinh học tại cơ sở chính và một phân hiệu.
Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt. Ảnh: Google Maps.
Theo Zing
Học sinh nghèo "cõng" tiền tu sửa cơ sở vật chất của cả trường, xã
Nhiều năm nay, hàng trăm học sinh ở cả 3 cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của xã Nga Tân (huyện Nga sơn, Thanh Hóa) phải "oằn mình" đóng tiền tu sửa cơ sở vật chất cho cả nhà trường và UBND xã.
Học sinh trường Tiểu học Nga Tân thuộc xã 135 "oằn mình" đóng góp tiền tu sửa cơ sở vật chất
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh trên địa bàn xã Nga Tân, từ năm học 2015-2016 đến nay, các trường từ mầm non đến THCS đều thông báo đến tất cả học sinh phải đóng tiền gọi là "tu sửa nhỏ hàng năm" cho UBND xã, với mức đóng góp từ 200.000 - 400.000 đồng/học sinh. Nhiều gia đình nghèo lâm vào cảnh khốn đốn vì lo tiền đóng học cho con.
"Xã Nga Tân thuộc diện xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, thế nhưng tiền đóng góp cho các nhà trường năm nào cũng cao ngất ngưởng, thậm chí còn cao hơn các xã khác. Nếu gia đình nào có 1 cháu đi học, thì có thể cố gắng xoay xở được. Nhưng như gia đình tôi, cùng một lúc 3 cháu đều đóng tiền xây dựng trường cho xã thì số tiền đó cũng không phải nhỏ. Thật là quá sức đối với người nông dân nghèo như chúng tôi", một phụ huynh có 3 con đang học ở cả 3 cấp cho biết.
Cụ thể, tại trường Tiểu học Nga Tân, trong năm học 2017 - 2018, nhà trường tiếp tục thông báo cho mỗi phụ huynh học sinh đóng góp 200.000 đồng để "nộp" về UBND xã trả nợ tiền xây dựng, sửa chữa các công trình của trường. Đồng thời, phụ huynh còn phải đóng thêm 200.000 đồng "ủng hộ" xã hội hóa giáo dục cho nhà trường.
Bên cạnh đó, họ cũng bức xúc những khoản thu trái quy định được trường này đưa ra như: Xã hội hóa giáo dục 200.000 đồng/HS; Kỹ năng sống: 450.000 đồng/năm; Câu lạc bộ Tiếng Anh: 50.000 đồng/tháng; CLB Toán: 50.000 đồng/ tháng; CLB Tiếng Việt: 50.000 đồng/tháng, Giấy kiểm tra, đề kiểm tra: 40.000 đồng/tháng,... Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn liệt kê thêm một số khoản đóng góp ở lớp như: Quỹ lớp: 500.000 đồng/năm; Quỹ Ban đại diện CMHS: 300.000 đồng/năm.
Một phụ huynh có con đang học ở trường Tiểu học Nga Tân bức xúc nói: "Nhà tôi thuộc diện hộ nghèo thế mà tiền đóng học cho con năm nào cũng gần 3 triệu đồng. Không chỉ đóng góp ở trường mà còn phải đóng cả cho xã nữa. Năm học nào nhà trường cũng thu 200.000 đồng nói là nộp về cho xã để trả nợ tiền công trình. Xã nợ những gì mà nợ lắm thế".
Trao đổi với PV Báo về vấn đề trên, ông Nguyễn Thành Khiêm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Do điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn nên mới kêu gọi sự giúp đỡ ủng hộ của phụ huynh để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của các trường học. Nhà trường thực hiện thu mỗi học sinh 200.000 đồng là thu hộ cho UBND xã Nga Tân, để tu sửa cơ sở vật chất trường học, chứ nhà trường không được sử dụng khoản tiền này. Ngoài các khoản thu theo quy định, thì những khoản đóng góp còn lại, nhà trường thực hiện theo tinh thần tự nguyện của phụ huynh học sinh".
Ông Khiêm cho biết thêm, từ năm học 2015 - 2016 đến nay, nhà trường đều tổ chức "thu hộ" cho UBND xã để tu sửa cơ sở vật chất. Tổng số tiền trung bình hàng năm "nộp" về cho xã khoảng trên 70 triệu đồng. Hiện nhà trường có tổng số 394 học sinh, trong đó có 63 học sinh thuộc diện hộ nghèo.
Liên quan đến việc thu tiền học kỹ năng sống 450.000 đồng/năm, ông Khiêm cho hay: "Nhà trường có triển khai nhưng không học nên không thu. Nếu phụ huynh nào đã đóng thì tôi sẽ kiểm tra và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trả lại".
Theo Congly.vn
Bài toán lớp 5 khiến người lớn 'chóng mặt' Hai học sinh lớp 5 tại một trường tiểu học của Mỹ giới thiệu bài toán tìm người khiến phụ huynh cũng "choáng váng". ảnh minh họa Đề bài như sau: Một đội bóng có 7 cầu thủ. Mỗi cầu thủ có chiều cao, số áo và vị trí khác nhau. Hãy tìm chiều cao, vị trí và số áo của mỗi người...