Phụ huynh bức xúc thầy tiếng Anh chấm hàng loạt học sinh 0-2 điểm
Nhiều phụ huynh lớp 7/5 Trường trung học cơ sở Quang Trung (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết, thầy Đ.T.V., giáo viên môn tiếng Anh đã cho điểm kiểm tra thường xuyên theo cách rất lạ. Trong đó, 41/43 học sinh (HS) của lớp đều dưới điểm trung bình, phần lớn có điểm từ 0-2.
Một phụ huynh bức xúc: “Con tôi học lực giỏi nhưng kiểm tra chỉ được 2 điểm. Cháu về khóc, ấm ức kể thầy hay kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng) bất thường, dù HS khá giỏi cũng toàn bị điểm dưới trung bình”.
Chưa kể, thầy còn có những lời nói thiếu chuẩn mực như: “Tôi ghét là tôi đì cho chết”, hay “học ngu như bò”. Thầy còn xưng mày tao với HS. Khi phụ huynh hỏi ý kiến thì hầu như tất cả HS đồng tình ký đơn phản ánh lên nhà trường yêu cầu đổi giáo viên và đề nghị tổ chức kiểm tra lại cho đúng với thực lực của HS.
Phụ huynh khác còn cho biết thầy V. có mở lớp dạy thêm tại nhà, học mỗi tuần một buổi với học phí 600.000 đồng/tháng. Nhiều HS ở trường đã học thêm tại lớp này. Thầy cũng từng bị phụ huynh phàn nàn nhưng không hiểu sao vẫn cứ đứng lớp…
Với những bức xúc này, phụ huynh lớp 7/5 đã làm việc với nhà trường hai lần vào ngày 26/11 và 30/11. Trong buổi làm việc ngày 30/11 còn có đại diện HS và thầy V.
Trao đổi với Báo Phụ Nữ TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hồng Vy, Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Quang Trung, cho biết: Ngay khi nhận được thông tin, nhà trường đã mời phụ huynh vào làm việc với thầy V. Theo đó, thầy V. thừa nhận đã có những lời nói thiếu chuẩn mực sư phạm với HS.
Đồng thời, thầy cũng thừa nhận, điểm kiểm tra miệng môn tiếng Anh của lớp 7/5 vừa qua có nhiều HS bị điểm rất thấp. Thầy nhận sai và xin lỗi HS, phụ huynh.
Video đang HOT
Theo bà Vy, điểm số kiểm tra miệng không cố định mà là một quá trình. Trong một học kỳ, giáo viên có thể kiểm tra nhiều lần để đánh giá khả năng HS, sau đó chọn điểm số phản ánh đúng năng lực của HS nhất để vào sổ điểm. Mỗi HS có một cột điểm kiểm tra thường xuyên trong học kỳ.
Về việc cho điểm như trên có bất thường hay không, bà Vy khẳng định: điểm số dựa trên bài làm của HS. Trường chưa có cơ sở để khẳng định có sự bất thường trong cách ra đề hay cách cho điểm. Thỉnh thoảng, HS không thuộc bài, viết thiếu từ, thiếu nét… nên điểm thấp, nhưng vẫn còn nhiều cơ hội cải thiện điểm.
Tuy nhiên, thầy V. hơi vội vàng, xử lý tình huống không đúng, thay vì nên thông báo cho phụ huynh nắm tình hình. Ở đây, thầy đưa điểm lên mà không giải thích khiến phụ huynh không hiểu.
Về hướng xử lý, bà Vy cho biết: Thời gian học kỳ I sắp hết, HS chuẩn bị bước vào những kỳ kiểm tra quan trọng. Vì vậy, để tránh xáo trộn, trường đề xuất phương án vẫn để thầy V. dạy lớp 7/5 cho đến hết học kỳ này. Sang học kỳ II, trường sắp xếp lại thời khóa biểu sẽ có hướng xử lý phù hợp, dựa vào tình hình thực tế trên lớp.
Đối với việc dạy thêm của thầy V., bà Vy nói phụ huynh không đề cập trong cuộc họp nên không bàn đến. Nhà trường đã yêu cầu thầy V. làm kiểm điểm; đồng thời rút kinh nghiệm chung trong hội đồng sư phạm nhà trường về những sai sót trên.
1 thầy giáo Trung học cơ sở Quang Trung xưng mày-tao với học sinh
Một thầy giáo của trường trung học cơ sở Quang Trung, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận có ngôn phong thiếu chuẩn mực với học sinh.
Theo thông tin từ phụ huynh của lớp 7/5, trường Trung học cơ sở Quang Trung, quận Tân Bình, thầy Vinh dạy tiếng Anh của lớp này đã có những ngôn từ, lời nói thiếu chuẩn mực với học sinh.
Phụ huynh cho biết, thầy Vinh nói học sinh học ngu như..., thầy điểm mặt từng học sinh, em nào bị ghét là "chết với thầy"...
Thầy Vinh thực hiện việc kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng) cho học sinh rất kỳ, bất thường, hầu như cả lớp (41/43 em) đều dưới trung bình, trong đó rất nhiều em bị 0 hay 1 hay 2 điểm.
Trường trung học cơ sở Quang Trung, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Theo phụ huynh, thầy giáo này có dạy thêm tại nhà, một tháng 600 ngàn đồng tiền học phí, tuần học có 1 ngày, chưa đến 2h một buổi học.
Phụ huynh nói, trường ra đề thi thì thường con của vị phụ huynh này chưa bao giờ điểm dưới trung bình.
Ngày 30/11/2020, trao đổi với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Nguyễn Thị Hồng Vy - Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Quang Trung, quận Tân Bình xác nhận, trường đã nắm được sự việc của thầy Vinh dạy tiếng Anh của lớp 7/5.
Ngay sau khi nhận được thông tin bức xúc của phụ huynh lớp này từ cuối tuần trước, trường đã mời phụ huynh vào, lắng nghe và làm việc trực tiếp với thầy giáo.
Trong buổi làm việc này, thầy Vinh đã thừa nhận với lãnh đạo trường là có những từ ngữ, lời nói, ngôn phong với học sinh thiếu chuẩn mực sư phạm.
Cô Hồng Vy đưa ra ví dụ: Thầy gọi học sinh là mày tao, nói học sinh học dốt...
Thầy Vinh cũng xác nhận, lớp 7/5 môn tiếng Anh vừa qua thì điểm kiểm tra thường xuyên (kiểm tra miệng) có nhiều em học sinh bị điểm rất thấp.
Tuy nhiên, nhà trường nói rằng, số điểm này không phải là cố định, vào sổ điểm vì các em còn được kiểm tra. Điểm của các em sẽ được lấy con điểm nào cao nhất.
Dù vậy, thầy Vinh cũng đã nhận sai sót, và có lời xin lỗi với học sinh, phụ huynh của lớp này.
Cô Nguyễn Thị Hồng Vy chia sẻ tiếp: Trước mắt, trong vòng 2 tuần cuối của học kỳ, trường sẽ vẫn để thầy Vinh dạy tiếng Anh lớp 7/5, nhằm dạy và ôn tập kiến thức cho học sinh lớp này chuẩn bị kiểm tra cuối học kỳ 1.
Cuối học kỳ 1, nhà trường sẽ sắp xếp lại thời khóa biểu của học kỳ 2, thì lúc đó tùy thuộc vào mối quan hệ của thầy trò lớp này trên thực tế thì nhà trường sẽ có những ứng xử cho phù hợp.
Theo vị hiệu trưởng này, đảm bảo kiến thức cho học sinh luôn là ưu tiên hàng đầu của nhà trường.
Về vấn đề dạy thêm của thầy Vinh tại nhà riêng, cô Vy nói do phụ huynh không đề cập đến việc này, nên cô không hỏi thầy. Dù vậy, Hiệu trưởng khẳng định rằng bà không ký cho phép bất kỳ giáo viên nào dạy thêm ở nhà.
Nhà trường đã yêu cầu thầy Vinh phải làm kiểm điểm, rút kinh nghiệm chung trong toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường về việc sai sót này của thầy.
Còn việc chế tài thầy trong kết quả thi đua thì bà Nguyễn Thị Hồng Vy nói đến cuối năm học sẽ tính sau.
Được biết, thầy Vinh dạy tiếng Anh lớp 7/1,7/3 và 7/5 của trường này.
Thầy tốt - trò giỏi "Không thầy, đố mày làm nên", "Công cha, áo mẹ, chữ thầy"... là những câu ca dao, tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết từ ngàn xưa, không chỉ nhắc nhớ chúng ta phải kính trọng, biết ơn thầy cô, mà còn khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục. Bên cạnh ý nghĩa đó, suy rộng...