Phụ huynh bày cách ‘nịnh’ thầy cô ngày 20/11
Cứ gần đến ngày 20/11 là chị Vinh lại “đau đầu” chọn quà cho thầy cô. Con trai chị năm nay vừa lên cấp 2, nhiều môn, nhiều thầy hơn nên việc cân nhắc sao cho món quà vừa “độc”, vừa với túi tiền và phù hợp với mặt bằng chung càng khiến chị băn khoăn.
Cũng như rất nhiều phụ huynh khác, đến hẹn lại lên, cứ gần đến ngày 20/11 là chị Nguyễn Thị Vinh, Đống Đa, Hà Nội, lại suy đi tính lại việc nên mua quà gì tặng thầy cô của cậu “quý tử”.
Năm ngoái, chỉ có một cô chủ nhiệm mà chị phải mất cả ngày trời lang thang các cửa hàng, siêu thị vẫn không tìm được món quà vừa ý. Cuối cùng, chị đành “bỏ phong bì” 500 nghìn đồng và một bó hoa tặng cô. Khi mang đến nhà, cô giáo chỉ nhận bó hoa mà nhất quyết từ chối cái phong bì. Nghĩ lại, giờ chị vẫn thấy ngại vì món quà “thiếu tế nhị”. Năm nay, con trai vừa lên cấp 2, nhiều môn, nhiều thầy cô hơn, khiến chị càng “lo sốt vó”.
Rút kinh nghiệm không để “nước đến chân mới nhảy”, chị hết tham khảo ý kiến đồng nghiệp lại lên mạng, tìm vào các diễn đàn để tham khảo ý kiến các phụ huynh khác.
Quà 20/11 cho các thầy cô luôn khiến nhiều phụ huynh đau đầu. ảnh minh họa.
Phụ huynh “mách nước” chọn quà tặng thầy cô
Tại các diễn đàn mạng dành cho cha mẹ, dù còn gần một tuần nữa mới đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), tuy nhiên, vấn đề “Tặng gì cho thầy cô nhân ngày 20/11″ đã được các phụ huynh đưa ra bàn tán sôi nổi trước cả tháng trời.
“Mình nghĩ tặng phong bì cho thầy cô vào ngày 20/11 rất thiếu tế nhị, gây khó xử cho cả người tặng lẫn người được tặng. Hơn nữa, nó không thể hiện được tình cảm của phụ huynh dành cho người dạy dỗ con cái mình. Và hơn hết, đừng tặng quà với suy nghĩ rằng, con cái mình sẽ được thầy cô ưu ái hơn.
Video đang HOT
Chính vì lẽ ấy, mình thường rất “được lòng” cô giáo của các con. Nhiều cô giáo chủ nhiệm lâu năm còn trở thành bạn của mình nữa. Đó chính là cách “nịnh” thầy cô hữu hiệu nhất của mình.
Mỗi năm, mình thường “ủ mưu” trước cả tháng trời để nghĩ ra món quà sao cho vừa độc đáo, vừa thể hiện được tình cảm trân trọng dành cho thầy cô.
Năm nay, mình đã tự tay ngâm cho cô chủ nhiệm con gái một lọ chanh đào ngâm mật ong. Nghe con gái kể, mùa này trời trở gió, sáng sáng lên lớp thấy thầy cô giọng mỗi ngày một khàn, thỉnh thoảng lại phải chạy ra ngoài ho hắng. Cùng với một bó hoa nhỏ, với lời chúc mong thầy cô thật khỏe, mỗi ngày lên lớp là một ngày vui”, nickname nguyenhoanganh trên một diễn đàn chia sẻ.
Đồng tình với suy nghĩ của nguyenhoanganh, chị Lê Thị Thu Hiền, Hà Đông, Hà Nội cũng là một “phụ huynh lắm chiêu” khi luôn sáng tạo những mòn quà 20/11 không “đụng hàng”. Tuy nhiên, theo chị Hiền, chị cũng phải đau đầu suy nghĩ và tham khảo ý kiến của mọi người trong gia đình.
“Mình tâm niệm, dịp 20/11 còn là dịp dạy cho con lòng về biết ơn đối với thầy cô. Vì thế, món quà nào tặng cô mình cũng hỏi ý kiến của con và rủ con tham gia cùng. Năm nay, cách ngày nhà giáo Việt Nam hai tuần, mình và con trai đi chợ mua một chậu hoa rất đẹp. Ngày ngày nhắc con tưới và chăm sóc cho cây, mang cây đi tắm nắng.
Mình còn dạy con cách làm thiếp và cho cháu viết những lời cảm ơn đến cô. Biết cảm ơn, biết yêu thương… cũng là một phần để hoàn thiện nhân cách cho con mình”.
Một món quà không cần nặng về vật chất nhưng giàu tình cảm là điều nhiều thầy cô mong đợi. Ảnh minh họa
Thầy cô nói gì? “Mình thật sự không thích nhận các món quà gói sẵn ngoài siêu thị, đặc biệt là mấy chai dầu gội. Có năm mình nhìn những chai sữa tắm Enchanteur mà… ngán ngẩm. Món quà không cần đắt tiền, nhưng nó phải xuất phát từ tình cảm thật sự, và món quà phải cho người nhận thấy được thành ý của họ thì mới đáng quý. Nhớ ngày xưa đi học, mình rất quý một giáo viên dạy Văn, thế là hái những bông hoa mình trồng trong vườn nhà tặng thầy và có vẻ… thầy rất xúc động. Bây giờ cũng vậy, mình thích được nhận những món quà xuất phát từ tình cảm như thế”, Lê Thị Phương Mai, giáo viên PTTH Lê Quý Đôn, Hà Nội. “Mình biết những giáo viên khác thích gì, nhưng mình hoàn toàn không thích các khoản quà mang tính vật chất. Mỗi lần như vậy mình thấy áy náy lắm mà không nhận thì phụ lòng phụ huynh và học sinh. Còn các món quà tinh thần như hoa thì vào ngày 20/11 giá hoa rất đắt, nhiều khi nhận được bó hoa quá to trưng trong nhà, mỗi ngày nhìn nó tàn đi mình thấy như cả tháng lương của mình tàn đi vậy (tháng lương của mình chưa chắc mua được 2 bó như vậy), cực kỳ phí. Mình thích nhất là được tặng một tấm thiệp, thiệp tự làm càng thích. Mình thích trồng cây nên được tặng một cây con con cũng thích, mình cũng thích được tặng dụng cụ dạy học nữa, như lần đầu tiên được tặng cây bút có đèn lazer để dạy học. Rất ghét nhận phong bì vì thấy cảm giác đánh mất cái gì đấy lắm, mặc dù mình lương mình rất thấp, không dạy thêm, không có thu nhập khác, nhưng hoàn toàn không thích phong bì”, Nguyễn Thị Mai, giáo viên THCS Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Xu hướng du học Mỹ
Qua nhiều thập kỷ, "giáo dục Mỹ" đã trở thành thương hiệu bậc nhất trên thị trường kinh doanh giáo dục toàn cầu, đặc biệt là ở bậc giáo dục đại học và sau đại học.
Theo thống kê mới nhất trong Open Doors Report, lượng sinh viên quốc tế tại Mỹ năm học 2009-2010 lên tới con số 690.923 (IIE Annual Report 2010). Nhìn vào thống kê hàng năm trong báo cáo giáo dục của tổ chức OECD, lượng sinh viên quốc tế tới Mỹ trên thực tế đã giảm so với đầu thập kỷ trước. Tuy nhiên, thay đổi này không làm lung lay vị trí cạnh tranh số 1 của quốc gia này. Bằng chứng là Mỹ vẫn thu hút tới hơn 18% tổng thị phần sinh viên quốc tế trên toàn cầu, bằng tổng dòng chảy sinh viên du học tại Anh quốc và Australia. Một điều đáng ngạc nhiên là chính phủ Mỹ không có nhiều hoạt động quảng bá thu hút sinh viên quốc tế như các đối thủ cạnh tranh, mặc dù không thể phủ nhận ngày càng nhiều các cơ sở đào tạo tại Mỹ chú trọng đầu tư vào các thị trường tiềm năng, đồng thời tăng số lượng các chương trình học bổng cho viên trên quốc tế.
(Nguồn: trích từ biểu đồ phân bố thị phần, phụ lục C, trong báo cáo về giáo dục thường niên của tổ chức OECD năm 2011)
Chất lượng giáo dục danh tiếng luôn là câu trả lời đầu tiên khi sinh viên được hỏi "Tại sao Mỹ?". Có ít nhất hơn 10 trường ĐH Mỹ đứng trong TOP 20 các trường ĐH tốt nhất thế giới bầu chọn và phát hành hàng năm trên The Time Education Supplement. Hay trong bầu chọn 200 trường ĐH hàng đầu thế giới của Webometrics, Mỹ có tới 103 ứng cử viên. Giáo dục Mỹ thành công là nhờ sự kết hợp chặt chẽ việc ứng dụng những công nghệ mới nhất, cơ sở hạ tầng hiện đại với chất lượng giảng dạy hoàn hảo, và không thể thiếu tính hợp lý trong việc thiết kế các chương trình học và các dịch vụ hỗ trợ sinh viên. Sinh viên có thể chọn lựa trong 900 ngành học khác nhau, cung cấp bởi hơn 4.000 cơ sở đào tạo trên khắp lãnh thổ.
Sự thành công của công nghệ media tại Mỹ đóng góp một phần rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh một nước Mỹ năng động, hào nhoáng và tạo nên sức lôi cuốn những ước mơ trải nghiệm thực tế của thế hệ trẻ trên toàn cầu, gián tiếp mang lại lợi nhuận cho các ngành kinh doanh khác, trong đó có giáo dục.
Mỹ cũng là cái nôi công nghệ của thế giới, nơi mà rất nhiều những nghiên cứu khoa học đỉnh cao được ứng dụng đầu tiên vào thực tiễn. Môi trường làm việc tại Mỹ cạnh tranh, giúp sinh viên rèn luyện sự năng động và thích nghi. Sự đa dạng chủng tộc tại Mỹ cũng là một đặc trưng riêng biệt. Thêm vào đó, như đã đề cập, ngày càng nhiều các cơ sở đào tạo tại Mỹ đầu tư vào các hoạt động quảng bá trên các thị trường tiềm năng, đồng thời tăng số lượng các chương trình học bổng để thu hút sinh viên trên toàn cầu. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là chính sách thu hút chất xám của quốc gia này, mở ra những cơ hội việc làm và định cư cho sinh viên quốc tế sau khi hoàn thành khóa học.
Cũng chính bởi những điều tuyệt vời ấy, cộng đồng du học sinh Việt tại Mỹ ngày càng gia tăng. Chỉ trong vòng nửa thập kỷ, số lượng sinh viên Việt Nam tại cường quốc này đã tăng gấp 3 lần, đặc biệt là các bạn trẻ đến từ khu vực từ Đà Nẵng tới các tỉnh phía Nam (chiếm tới 85% tổng số VISA cho mục đích học tập cấp tại Việt Nam). Tuy nhiên, số lượng du học sinh đến từ các tỉnh thành phố phia Bắc cũng tăng đáng kể trong 2 năm vừa qua. (Nguồn BC Market Updates 2011)
Liên kết lịch sử đã giúp hình thành một cộng động người Việt trên lãnh thổ Hoa Kỳ, góp một phần gián tiếp vào dòng chảy du học sinh Việt tới cường quốc này. Theo Census2000, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã lên tới 1,2 triệu người và tiếng Việt đứng vị trí số 7 trong các thứ tiếng được dùng nhiều nhất tại Mỹ
Hệ thống trường học và các ngành học tại Mỹ quá đa dạng, là một lợi thế nhưng cũng là một trở ngại cho sinh viên Việt trong quá trình tìm kiếm thông tin du học Mỹ. Tại thị trường Việt Nam, ngoài tổ chức IIE và EducationUSA cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn cho sinh viên, có rất nhiều công ty tư vấn du học khác với nhiều dịch vụ hỗ trợ đa dạng. Điều quan trọng nhất là gia đình và các bạn chọn lựa được một tập đoàn tư vấn có uy tín trên thị trường, chuyên nghiệp và minh bạch trong các điều khoản phí dịch vụ. Phụ huynh và sinh viên có thể liên hệ với tập đoàn ISC-UKEAS để nhận được "Sách hướng dẫn toàn diện du học Mỹ" hoàn toàn miễn phí phát hành bởi ELS Educational Education.
Mỹ có tất cả những điều kiện hội tụ giúp các bạn trẻ Việt phát triển trí tuệ và kỹ năng sống. Hãy là người kế tiếp góp phần vào thành công của cộng đồng người Việt tại Mỹ!
Xin đón đọc các phần tiếp theo
Bài 2: A-Z những điều cần biết về du học Mỹ
Bài 3: Lựa chọn chương trình học tập thông minh và hướng nghiệp
Bài 4: Lựa chọn trường hiệu quả và tiết kiệm: Sinh viên Việt nên bắt đầu từ đâu
Bài 5: Gương mặt du học sinh trẻ thành công tại Mỹ
Nguồn: Thông tin cung cấp bởi ELS Educational Services và tập đoàn tư vấn giáo dục ISC-UKEAS, hơn 20 năm kinh nghiệm và 20 văn phòng trên toàn cầu.
Chi tiết xin vui lòng liên hệ TPHCM: 35 Mạc Đĩnh Chi (08)38346622 / HàNội: 65 Quán Sứ (04)39411906
Theo DT
Nhiều trường học phải trả lại tiền cho phụ huynh Thanh tra Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã kiểm tra, xác minh hàng loạt trường lạm thu trên địa bàn. Theo đó nhiều trường thu sai đã phải trả lại tiền cho phụ huynh học sinh. Trước tình trạng lạm thu đầu năm học 2011 - 2012, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn số 6762/UBND-VX ngày 7/10/2011 và Thông báo...