Phụ huynh ‘bắt gặp’ con ăn cơm trưa ở lớp học bán trú chỉ với 2 miếng chả và ít lạc rang
Một phụ huynh trong lúc đến trường đã bắt gặp bữa ăn của con chỉ có 2 miếng chả cùng ít lạc rang và rau nên đăng tải lên mạng xã hội. Sau sự việc nhà trường cho biết, bữa ăn hôm đó gồm 2 miếng chả và đã đề nghị đơn vị cung cấp tăng cường thực đơn cho học sinh.
Bức ảnh về bữa cơm thiếu chất khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Ngày 20/3, một người có con đang học trường Tiểu học Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội đã đăng tải lên trang cá nhân hình ảnh xuất cơm và than phiền rằng: “Suất cơm trường tiểu học cho các con ăn bán trú đây mọi người, liệu thế này các con có ăn được không ạ. Cu nhà mình năm nay lên lớp 1 như này chắc cho con đi học chỗ khác mất”.
Trong hình ảnh là suất cơm gồm có 2 miếng chả thịt băm, ít rau và lạc rang. Sau khi đăng tải thông tin lên trang cá nhân, phụ huynh này còn kêu gọi cộng đồng mạng hãy rộng rãi để mọi người được biết. Liên hệ với anh N.Đ.H (người đăng tải sự việc), anh này xác nhận, hình ảnh được ghi tại một lớp 2 trường Tiểu học Đại Mạch và vào đúng thời điểm bữa trưa 20/3.
Theo anh H., con anh sắp lên lớp 1 và dự định cho con học trường này. Tuy nhiên khi thấy suất cơm như thế, anh rất bức xúc nên chụp lại đăng lên facebook. Anh H. cho biết thêm, sau khi về nhà hỏi lại, con anh cũng khẳng định đây chính là bữa cơm buổi trưa.
Anh H. cho hay, sự việc được lên một “group” mạng xã hội nhưng đã bị xóa rất nhanh. Sau đó, anh H. đã đăng tải lên trang cá nhân và lãnh đạo nhà trường có gọi điện và đến tận nhà xin lỗi phụ huynh.
Liên quan đến vụ việc trên, ngày 21/3, bà Nguyễn Thị Oanh, hiệu trưởng trường tiểu học Đại Mạch cho biết, nhà trường đã nắm được thông tin và gặp gỡ phụ huynh để giải thích về sự việc.
Video đang HOT
Theo bà Oanh, trưa 20/3, một phụ huynh có con em học ở trường này đi cùng với người nhà đưa cháu lên phòng y tế uống thuốc. Đúng lúc này, một người đã chụp lại hình ảnh bữa ăn của các em học sinh khối 2.
“Đĩa cơm gồm 2 viên chả, rau xào cải, canh khoai tây ninh xương và lạc muối vừng”, bà Oanh nói về đĩa cơm mà phụ huynh ghi nhận.
Tuy nhiên, theo bà Oanh, thực tế bữa ăn này nếu cháu nào chưa ăn thì trên đĩa sẽ có 3 miếng chả. Còn lạc rang muối vừng là thức ăn phụ, do có cháu thích ăn nên đơn vị cung cấp thực phẩm làm thêm.
“Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, nhà trường đã mời đại diện công ty cung cấp thực phẩm đến để làm việc. Theo đó, suất ăn từ khối 1 đến khối 5 đều chung mức giá là 15 nghìn đồng/suất. Tất cả các bữa đều lấy món thịt và cá làm thực phẩm chủ đạo. Ngoài ra, các món phụ được thay đổi như, rau, su su, su hào và canh ninh xương…”, bà Oanh nói.
Phía nhà trường đã yêu cầu công ty cung cấp bữa ăn phải tăng cường thêm thực phẩm cho thực đơn của học sinh. Phía phụ huynh học sinh cũng không ý kiến gì thêm và đồng tình với quan điểm của nhà trường.
Theo Saostar.vn
Đến hẹn, bàn chuyện chọn nghề
Đa số phụ huynh và học sinh (HS) chỉ tính đến việc chọn nghề và học một nghề cụ thể vào năm lớp 12 hoặc khi HS lớp 9 không thể tiếp tục học lên lớp 10. Ai cũng muốn có nghề nghiệp tốt, công việc ổn định và thu nhập đảm bảo nhưng lại "cho qua" bước chuẩn bị quan trọng: chọn nghề càng sớm càng dễ thành công.
Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh THCS
Thầy B., giáo viên dạy THPT than thở: "Bây giờ, nhiều em đang chuẩn bị hồ sơ nộp vào các trường đại học, cao đẳng nhưng không chắc mình có theo nổi ngành đó không, không nắm rõ bao nhiêu phần trăm các em yêu thích ngành mình đã chọn".
Đáng buồn là thực trạng này còn khá phổ biến vì HS chọn ngành học theo cảm tính, theo gợi ý gia đình, bạn bè rủ nhau học cùng ngành... cho vui (?!).
Cách đây 5 năm, bạn Nguyễn C.T. tự tin đăng ký học ngành sư phạm vì thấy quê mình còn thiếu giáo viên. Tốt nghiệp xong không tìm được chỗ dạy, T. quyết định học cao học để có cơ hội xin việc tốt hơn. Mọi người không khỏi băn khoăn, sau 3 năm nữa nếu không xin được việc làm thì thế nào, T. trả lời: "Khi đó tính sau, có thể em lại tiếp tục học để người ta chú ý đến trình độ của mình, vì em không muốn đi làm ngành khác".
Một trường hợp khác, ở cấp học THCS, đề cập đến việc hướng nghiệp sớm cho HS, ông Nguyễn Minh Hưng (xã Phú Bình, Phú Tân, An Giang), phụ huynh HS lớp 9 phản ứng: "Còn nhỏ quá biết gì đâu mà chọn nghề, phải học cao bằng anh, bằng chị mới định hình được".
Cũng như ông Hưng, nhiều phụ huynh quan niệm phải có bằng cấp cao mới dễ tìm việc làm và cho con em đi theo hướng quen thuộc: tốt nghiệp lớp 9, học tiếp THPT, thi vào đại học, cao đẳng. Một bộ phận trong xã hội vẫn xem học nghề là lựa chọn cuối cùng, học nghề xong chỉ để làm thợ.
Theo kết quả Đề án "Thực hiện công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS giai đoạn 2016-2020" của tỉnh, qua 3 năm triển khai (từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018) đã có nhiều biện pháp, như: giáo dục hướng nghiệp, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh, HS, sáp nhập mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, chính sách miễn, giảm học phí học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Trong 3 năm học, toàn tỉnh có 69.288 HS tốt nghiệp THCS, trong đó 53.113 HS vào học THPT (bao gồm công lập và tư thục), chiếm tỷ lệ 76,66%; số còn lại có 3,32% HS vào học giáo dục thường xuyên, 4,29% học trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, thấp hơn mục tiêu đề án đề ra.
Một tỷ lệ khá lớn HS sau tốt nghiệp THCS (10.109 HS, chiếm tỷ lệ 14,59%) đi thẳng vào thị trường lao động hoặc trở về địa phương làm ăn khi chưa được đào tạo nghề.
Trong phân luồng, hướng nghiệp hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề: nhận thức của phụ huynh và HS, mạng lưới các trường đào tạo nghề, đào tạo trung cấp chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu về quy mô và chất lượng, ngành nghề hiện có chưa tạo được sức hút mạnh mẽ cho HS.
Trong khi đó, nội dung hướng nghiệp tại các trường THCS đến nay vẫn thiếu tính thực tiễn, nhất là việc nắm bắt thị trường lao động để có thể giúp HS nhận thức rõ ràng về ngành học và nhu cầu xã hội.
Ngoài ra, tâm lý xem trọng bằng cấp, ưa chuộng những ngành nghề theo xu hướng "đám đông" tác động khá lớn đến sự lựa chọn của HS sau tốt nghiệp THCS.
Công tác hướng nghiệp được các trường THCS thực hiện khá tích cực, cấp THPT cũng quan tâm ngay từ lớp 10. Vấn đề không phải là chọn thời điểm nào, mà tác động như thế nào để chuyển đổi nhận thức cho phụ huynh và HS có hướng đi đúng.
Mong muốn học hành cao, tìm được công việc tốt là nguyện vọng chính đáng của hầu hết mọi người. Nguyện vọng này cần được động viên nếu bản thân HS có ý chí, có mục tiêu, đủ năng lực theo đuổi, đồng thời điều kiện kinh tế gia đình cho phép.
Ngược lại, HS cần được chỉ dẫn để thấy còn những ngả rẽ tốt hơn. HS có thể chọn học nghề hoặc vừa học văn hóa, vừa học nghề thay vì chạy theo giấc mơ bằng cấp mà không cầm chắc được kết quả.
Việc chọn nghề hiện nay chỉ được quan tâm khi bước vào học kỳ II của năm học cuối cấp, trong khi đáng lẽ cần được tác động thường xuyên, lâu dài. Xã hội cần nhìn nhận đúng, hướng nghiệp không phải là cổ xúy vận động HS theo học nghề và đi làm sớm hơn, mà định hướng cho các em lựa chọn đúng năng lực, góp phần phân loại chất lượng HS ở các cấp học tốt hơn.
Theo Baoangiang.com
Cách mẹ 'minh oan', giúp tôi phát huy năng lực Cô giáo mỹ thuật chưa hiểu năng lực của tôi nên phê "Phụ huynh không được làm giúp học sinh". Mẹ đã giúp tôi xoa dịu ấm ức và tìm cách nói chuyện, trao đổi với cô chủ nhiệm và cả với cô giáo mỹ thuật. Cách mẹ 'minh oan', giúp tôi phát huy năng lực Câu chuyện của tác giả Khánh An...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ 14 đối tượng mang hung khí tự chế để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật
19:11:17 05/04/2025
Hệ thống Strela-10 Nga thể hiện uy lực, 'xóa sổ' UAV Ukraine trong tích tắc
Thế giới
19:10:36 05/04/2025
4 ngôi sao đột ngột "bốc hơi" khỏi showbiz chỉ trong 3 tháng, chuyện gì đang xảy ra?
Sao châu á
18:45:41 05/04/2025
Nuôi trâu trong phòng làm thú cưng, chàng trai liên tục bị đuổi khỏi nhà thuê
Netizen
18:30:51 05/04/2025
Bé trai 3 tuổi ở Huế tử vong do hóc kẹo dẻo 'con mắt'
Sức khỏe
17:50:45 05/04/2025
Điều gì đang chờ đợi hoa hậu Thuỳ Tiên phía trước?
Sao việt
17:45:53 05/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 14: Bị tung video lên MXH, Nguyện chặn đường mắng Linh Đan thẳng mặt
Phim việt
17:40:22 05/04/2025
Louis Phạm thăng hạng nhan sắc, chính thức thừa nhận đã chia tay bạn trai Việt kiều vì "yêu xa khó lắm"
Sao thể thao
16:50:18 05/04/2025