Phụ huynh ‘bập bõm’ thông tin SGK mới, mua sách sẽ phải chịu may rủi?
Trong khi dư luận đang tập trung vào những tranh luận chưa hồi kết về sách giáo khoa công nghệ giáo dục (SGK CNGD), thì những phụ huynh có con vào lớp 1 năm nay (2020) lại đang thường trực nỗi lo về chương trình mới khi con mình là lớp đầu tiên phải học theo chương trình này.
Gần 18 năm sau năm học 2002-2003, năm đầu tiên chương trình- SGK mới được triển khai đại trà ở lớp 1 và lớp 6, năm học 2020-2021 tới sẽ là năm học đầu tiên chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK được triển khai, cùng đó là việc đổi hướng đào tạo từ dạy kiến thức sang dạy kỹ năng, hướng đến hoàn thiện phẩm chất, năng lực của học sinh.
Chương trình GDPT 2018 sẽ bắt đầu triển khai từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1
Không chỉ lo lắng về chương trình mới sẽ tăng thêm hơn 100 tiết học/năm ở lớp 1, mà phụ huynh còn lo cả những vấn đề về SGK mới khi lần này có tận 5 bộ SGK sẽ sử dụng.
Chưa biết gì ngoài… bìa SGK mới
Trong quá trình các con học, phụ huynh luôn đóng vai trò là người đồng hành cùng các con, ngoài việc học ở lớp, các học sinh ở nhà cũng dành thời gian tự học và quá trình này các phụ huynh chính là những người hướng dẫn thêm cho các con.
Thế nhưng, cho tới thời điểm hiện tại, các phụ huynh có con vào lớp 1 năm học tới vẫn chưa nắm được chương trình học của con, chưa biết nội dung các cuốn SGK mới con mình học sẽ ra sao. Trao đổi với chị Trần Hà, một phụ huynh trẻ ở Hà Nội có con vào lớp 1 năm nay, chị cho biết giờ mới chỉ đang xem xét cho con học trường nào chứ chưa biết con sẽ học chương trình – SGK mới ra sao.
Chỉ ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ GDĐT về việc lựa chọn sách dùng cho năm học đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều người đã băn khoăn liệu các học sinh có được thực sự học bộ sách phù hợp nhất với mình.
Video đang HOT
Bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống- 1 trong 5 bộ SGK lớp 1 sẽ được sử dụng cho năm học 2020-2021
Các bộ SGK sử dụng trong năm học 2020 cũng nhận được sự quan tâm của rất nhiều phụ huynh có con vào lớp 1 năm học tới. Sau khi Bộ GDĐT công bố danh mục 32 SGK lớp 1 sử dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện từ năm 2020, chị Tuyết Minh (ở Hà Nội) đã đi tìm hiểu về các bộ SGK con mình sẽ được học, tuy nhiên rất khó để ngay lập tức nắm được đầy đủ các thông tin cũng như nội dung của cả 5 bộ SGK này.
Chị Thu Vân, một phụ huynh có con vào học lớp 1 năm nay thì bày tỏ lo lắng, những người có quyền lựa chọn, cụ thể là các Hiệu trưởng, những cán bộ quản lý đã được tập huấn, nhưng nếu cách hiểu chương trình, cũng như cách tiếp cận các bản SGK mới của các cán bộ, lãnh đạo này chưa đầy đủ, thông suốt thì có khả năng nào họ sẽ quyết định lựa chọn sai sách cho các học sinh?
Bất kể thế nào phụ huynh sẽ vẫn phải mua sách cho con
Trong hướng dẫn lựa chọn SGK của Bộ GDĐT có đề cập tới đại diện của phụ huynh học sinh trong hội đồng thành viên lựa chọn sách, tuy nhiên, cũng chỉ nói chung chung. Những phụ huynh này, nếu là những phụ huynh của học sinh đang học tiểu học thì họ có cần quan tâm tới chương trình- SGK mới khi con họ vẫn học chương trình cũ. Nếu có sự hiện diện của họ cũng chỉ là thứ yếu.
Theo dõi tình hình lựa chọn sách còn thấy thiếu hẳn vai trò của các lãnh đạo nhà trường, các giáo viên cấp mầm non. Hiện nay, ở nhóm lớp mầm non 5 tuổi, các em đã được làm quen với mặt số, mặt chữ. Ở lớp mẫu giáo 5 tuổi nơi con chị Thu Vân đang theo học, vào thời điểm này, các con được giáo viên hướng dẫn làm quen với hơn nửa bảng chữ cái, con cũng đã quen với các số đếm từ 1-10.
Các giáo viên mầm non không phải là giáo viên lớp 1, các lãnh đạo, cán bộ quản lý cũng không phải là của cấp tiểu học, giáo dục phổ thông. Tuy nhiên vai trò của nhóm người này cũng vô cùng quan trọng, bởi họ mới là người trực tiếp nắm được năng lực của những học sinh lớp 1 tương lai. Nhưng việc tham vấn ý kiến của họ trong quá trình triển khai chương trình- SGK mới đang bị bỏ qua.
SGK mới đã có, giờ đang trong giai đoạn các NXB xem xét chuẩn bị công bố giá bán, trên cơ sở giá đó để các trường lựa chọn. Thế nhưng, từ giờ đến khi trường lựa chọn được 1 bộ SGK cho học sinh học cũng còn nhiều khả năng khác có thể xảy ra, như việc vận động để đưa sách vào trường học chẳng hạn… bởi cơ chế thị trường, khi không còn độc quyền SGK nữa thì các NXB sẽ phải cạnh tranh để đưa sách vào trường học.
Vì vậy, “có nhiều khả năng người mua- những phụ huynh của các học sinh lớp 1 năm 2020, sẽ không mua được đúng bộ sách phù hợp nhất với khả năng của con mình”, chị Vân bày tỏ quan điểm.
Một phần nội dung trong các cuốn SGK lớp 1 mới
Cũng từng có ý kiến sao không để giáo viên, chính những người giảng dạy trực tiếp lựa chọn SGK cho học sinh. Những giáo viên này sẽ đưa ra danh sách những cuốn sách phù hợp với chương trình học để cha mẹ học sinh tự lựa chọn. Tuy nhiên tới giờ, chính các giáo viên dạy lớp 1 cũng chỉ mới thấy… bìa SGK mới.
Và để giáo viên có thể đề nghị phụ huynh lựa chọn sách thì chỉ khi họ đã hoàn toàn nắm vững chương trình – SGK mới mới có thể đưa ra những đề nghị chính xác. Còn trong tình hình hiện nay, đây là việc bất khả thi vì tới giờ, các trường tiểu học vẫn chưa có 5 bộ SGK lớp 1 mới để tham khảo. Còn các NXB vẫn đang chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sách./.
V.Khánh
Theo toquoc
Các trường học ở Hải Dương được giới thiệu 5 bộ sách giáo khoa mới
Năm bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được các nhà xuất bản giới thiệu tới các trường học tại tỉnh Hải Dương.
Ngày 8/1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương phối hợp với các nhà xuất bản giới thiệu 5 bộ sách giáo khoa mới lớp 1 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đến lãnh đạo, chuyên viên của sở, các phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng các trường tiểu học và hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của trường liên cấp tiểu học- trung học cơ sở.
Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt và công bố danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Các nhà xuất bản giới thiệu sách giáo khoa tới các trường học ở Hải Dương (Ảnh: Báo Hải Dương)
Trong số 32 tên sách giáo khoa được phê duyệt có 24 tên sách thuộc 4 bộ sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, gồm: "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Chân trời sáng tạo", "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục".
Bộ sách còn lại có tên "Cánh diều" của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Các nhà xuất bản đã giới thiệu tới các đại biểu 5 bộ sách, khái quát về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách tiếp cận của mỗi bộ sách và từng môn học, hoạt động học cũng như những đổi mới, sáng tạo, hiện đại trong cách biên soạn, trình bày.
Theo đó, các chủ biên, tác giả và các đại biểu trao đổi làm rõ những điểm mới trong5 bộ sách giáo khoa đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;
Chia sẻ những nỗ lực, trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ chủ biên, tác giả, biên tập viên, họa sĩ trong quá trình biên soạn; tiếp thu những ý kiến đóng góp để nghiên cứu, chỉnh sửa hoàn thành bộ sách...
Theo các tác giả tham gia viết 5 bộ sách, các bộ sách đều có nhiều ưu việt, thiết kế khoa học, trình bày đẹp, phù hợp với lứa tuổi.
Đồng thời có sự kết nối kiến thức giữa sách và cuộc sống; có sự kết nối giữa các môn học khác nhau trong cùng một bộ sách.
Qua hội nghị này, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương đề nghị cán bộ, giáo viên tiểu học, nhất là giáo viên dự kiến được phân công dạy lớp 1 tập trung nghiên cứu để có cách nhìn toàn diện, đánh giá, nhận xét khách quan, công bằng đối với các bộ sách giáo lớp 1 mới.
LÃ TIẾN
Theo giaoduc.net
Đề xuất 'giải pháp trung gian' cho sách của GS Hồ Ngọc Đại PGS Lê Anh Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, đề xuất "giải pháp trung gian" để bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại có thể tiếp tục được sử dụng. PGS Lê Anh Vinh cho rằng vẫn có giải pháp trung gian để tiếp tục sử dụng sách của GS Hồ Ngọc Đại - Ảnh NVCC Tại buổi...