Phụ huynh Anh, Mỹ có được lắp camera trong lớp học theo dõi giáo viên?
Nhằm ngăn chặn bạo lực học đường, một số bang ở Mỹ cho phép trường lắp camera trong phòng học nếu được phụ huynh chấp thuận. Dù vậy, cha mẹ học sinh không có quyền giám sát.
Nhiều năm qua, hàng loạt vụ giáo viên bạo hành trẻ bị phanh phui nhờ camera giám sát lắp trong phòng học. Gần đây, vụ việc cô giáo Tiểu học Phan Chu Trinh (TP.HCM) đánh, mắng học sinh.
Bỏ qua một bên chuyện đạo đức, nghiệp vụ của giáo viên, nhiều người quan tâm tính hợp pháp của việc giáo viên lén lắp đặt camera trong phòng học để theo dõi tình hình ở lớp. Tại nhiều nước trên thế giới, trường không được phép lắp camera trong phòng học hoặc phụ huynh không có quyền truy cập hệ thống giám sát.
Phụ huynh không có quyền lắp đặt, truy cập hệ thống camera
Luật liên bang của Mỹ, cụ thể Đạo luật về Quyền hạn Giáo dục và Riêng tư Gia đình (FERFA), chống lại việc lắp đặt camera giám sát trong phòng học.
Theo đó, luật cấm tình trạng phụ huynh truy cập vào hệ thống giám sát để kiểm tra tình hình lớp học. Trong một số trường hợp, gia đình và trường thống nhất việc lắp camera trong phòng, chỉ nhân viên giám sát và giáo viên cụ thể được quyền truy cập hệ thống.
Ý tưởng lắp camera giám sát trong lớp học vấp phải sự phản đối từ chính học sinh, giáo viên và phụ huynh của nhiều trường học Mỹ. Ảnh: Love to Know.
Thực tế, trong quá trình tìm kiếm phương pháp tăng cường an ninh trường học, ngăn chặn bạo lực học đường, nhiều nhà giáo dục ở Mỹ nghĩ đến việc lắp camera giám sát trong phòng học.
Theo Weareteachers, 70% trường công lập ở Mỹ trang bị hệ thống camera giám sát ở hành lang, khu vực nhà ăn, lối ra vào. Nhưng ý tưởng lắp camera trong phòng học vấp phải sự phản đối từ nhiều người.
Họ cho rằng việc lắp camera trong lớp ảnh hưởng nghiêm trọng quyền riêng tư của giáo viên và học sinh, đồng thời khiến môi trường sư phạm “biến chất”, khi cả hai bên đều phải “diễn” để ứng phó sự giám sát từ phụ huynh hoặc lãnh đạo trường. Đó là lý do dù lắp camera ở hành lang và khu vực công cộng, lãnh đạo giáo dục nhiều bang ở Mỹ lưỡng lự trong việc lắp đặt trong phòng học.
Thực tế, năm 2017, Texas là bang đầu tiên yêu cầu trường lắp camera trong phòng học của các lớp giáo dục đặc biệt, nếu phụ huynh hoặc giáo viên yêu cầu. Theo Education Week, luật này được đưa ra nhằm giải quyết lo ngại về việc những học sinh thuộc lớp giáo dục đặc biệt (thường có kỹ năng giao tiếp hạn chế) không đủ năng lực để báo cáo các vụ lạm dụng, bạo lực ở trường.
Bang Georgia cũng có quy định tương tự, tức là chỉ lắp camera trong phòng học lớp giáo dục đặc biệt, dựa trên nhu cầu, sự tự nguyện của phụ huynh. Ngoài ra, cả giáo viên và học sinh phải được thông báo việc lớp học có gắn camera giám sát.
Video đang HOT
Trong khi đó, việc lắp đặt camera trong phòng học lại khá phổ biến ở Anh, dù con số hơn 100.000 camera giám sát lớp học được sử dụng trên toàn nước này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, theo Gaia-security.
Đương nhiên, việc sử dụng camera trong lớp học phải đảm bảo tuân thủ Luật Bảo vệ Dữ liệu 1998, Luật Nhân quyền 1998 và Luật về Quyền hạn Điều tra 2000.
Theo đó, việc lắp camera phải được thông báo tới ủy viên phụ trách thông tin, nói rõ lý do, mục đích và dữ liệu thu được từ camera được sử dụng như thế nào. Trường gia hạn thông báo hàng năm và phải báo cáo mọi thay đổi lên ủy viên.
Như vậy, theo luật Anh, phụ huynh không có quyền lắp đặt hay truy cập hệ thống camera giám sát. Trường lắp camera trong lớp phải thông báo tới nhà chức trách và giáo viên, phụ huynh.
Mọi hành động trích xuất thông tin từ camera giám sát lớp học phải được thực hiện bởi cán bộ điều hành CCTV của trường và phải có yêu cầu trích xuất từ phía tòa án hay được chấp thuận quyền truy cập dữ liệu. Trường hợp dữ liệu được chuyển giao cho cảnh sát, cơ quan này cũng phải tuân thủ Luật Nhân quyền.
Việc lắp camera trong phòng học ngày càng phổ biến ở Anh nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật. Trường lắp camera trong lớp phải thông báo tới nhà chức trách và giáo viên, phụ huynh. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Vấn đề gây tranh cãi
Không chỉ ở Anh, Mỹ, việc lắp camera trong lớp học cũng là vấn đề gây tranh cãi ở Phần Lan.
Trao đổi với Zing.vn, bà Seija Nyholm, Hiệu trưởng trường Quốc tế Việt Nam – Phần Lan, cho biết giáo viên và phụ huynh nước này đều có quan điểm trái chiều trong việc nên hay không nên lắp camera trong phòng học.
Trong khi hầu hết học sinh không muốn có máy quay hình trong lớp học của mình, Hiệp hội Giáo viên Phần Lan phản đối việc lắp đặt camera ở lớp học. Đối với phụ huynh Phần Lan, có người ủng hộ, có người không.
Theo bà, việc lắp đặt camera an ninh giúp nhà trường có căn cứ để giải quyết các xung đột xảy ra trong lớp, đồng thời điều chỉnh hành vi của học sinh hoặc sử dụng dữ liệu từ camera để đào tạo giáo viên. Tuy nhiên, camera anh ninh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập, cản trở thành tích của học sinh, đặc biệt, xâm phạm quyền riêng tư của học sinh và giáo viên.
“Là hiệu trưởng, tôi quan tâm đầu tiên đến ý kiến của học sinh, bởi mục đích của việc lắp đặt camera hiện nay tại các trường, nếu có, suy cho cùng cũng chỉ tập trung việc học tập của con em mình”, bà Nyholm khẳng định.
Bà nhấn mạnh trường và giáo viên cần biết học sinh học tốt nhất khi cảm thấy an toàn và có quyền tự do thể hiện bản thân. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy camera an ninh trong lớp học tạo ra bầu không khí ngờ vực và bất an cho học sinh, giống như việc có máy dò kim loại và súng trong trường học cũng không chắc làm tăng sự an toàn hoặc ngăn chặn bạo lực.
Vì thế, bà cho rằng để tăng cường giám sát trong trường học, cần tập trung giải quyết những vấn đề cốt lõi mà các trường gặp phải hiện nay. Người lớn nên nhìn thẳng vào căn nguyên của những vấn đề tiêu cực và tìm cách ngăn chặn.
Hiệu trưởng Seija Nyholm nhấn mạnh đã đến lúc đặt câu hỏi: Điều kiện làm việc trong trường học hiện nay như thế nào? Sĩ số lớp học có quá đông? Giáo viên liệu đã được đào tạo đầy đủ các kỹ năng khi tương tác và làm việc cùng học sinh? Mức lương của giáo viên có phù hợp yêu cầu công việc của họ không? Chương trình giảng dạy hiện nay có được cập nhật để trang bị cho họ hành trang bước vào “thế giới thật” chưa?
Những học sinh khiếm khuyết đã nhận được những hỗ trợ cần thiết để phát triển thể chất, cảm xúc hoặc học tập không? Học sinh có được trao cơ hội để thể hiện sự sáng tạo vốn có của bản thân và ảnh hưởng đến cách học của các em không?
Theo Zing
Từ vụ cô giáo đánh hàng loạt học sinh ở Hải Phòng: May mắn và Bất an!
Khi gửi gắm con em đến trường, nhiều gia đình vẫn phải trông chờ vào sự may mắn. Trong môi trường mô phạm mà vẫn phải trông chờ vào may mắn, thì đó là một sự bất an ghê gớm...
Ngày còn bé, tôi luôn mơ ước sau này lớn lên mình sẽ làm cô giáo. Ước mơ đó luôn là động lực để tôi phấn đấu rèn luyện và học tập. Thời ấy, khi thi Đại học, chúng tôi được phép chọn bất cứ trường nào miễn là ngày thi không trùng nhau. Và trường đầu tiên tôi đăng ký thi là Đại học sư phạm I Hà Nội.
Nhưng đến khi có giấy báo điểm đỗ vào các trường và khi đứng trước sự lựa chọn nghiêm túc về nghề nghiệp cho tương lai, tôi lại không dám chọn Sư phạm. Vì sau nhiều đêm trăn trở, tôi tự thấy rằng, mình không đủ điều kiện để làm cô giáo, bởi không đủ kiên nhẫn và không đủ yêu thương.
Khi hai con bắt đầu đi học, tôi cũng khá lo lắng. Với tôi, khi một đứa trẻ bước chân vào lớp 1, điều con cần trước hết chưa phải là kiến thức, mà là sự quan tâm, yêu thương của thầy cô giáo.
Yêu thương trong môi trường sư phạm rất cần cho một đứa trẻ. Đó không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà là của hầu hết các bậc làm cha mẹ khi gửi gắm con cho nhà trường, trước khi con mình được học kiến thức. Và khi một đứa trẻ được thầy cô yêu thương, nó tự tin và có thể làm được nhiều thứ ngoài sự mong đợi của thầy cô và gia đình.
Vụ việc cô giáo tát hàng loạt học sinh ở Hải Phòng, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn (Phú Thọ) dâm ô hàng chục nam sinh.... vừa qua cũng chỉ phát hiện khi sự việc bị vỡ lở hoặc do may mắn phát hiện kịp thời.
Khi con tôi bắt đầu đi học, con khá nhút nhát và việc con tham gia vào đội văn nghệ là điều không tưởng, nhất là một môn cần con phải có sự mạnh dạn hay có chút năng khiếu. Các đội văn nghệ của các lớp cơ bản cũng được chọn trên tiêu chí ấy và mỗi lớp cũng chỉ tối đa mươi bạn.
Nhưng cô chủ nhiệm đã không làm như thế. Cô bắt cả lớp cùng tham gia, bạn nào hát được thì đứng hát, không hát được thì múa, không múa được thì hát phụ họa.... Nói chung, bạn nào cũng có nhiệm vụ và đều thấy mình rất "quan trọng".
Khi được chọn vào đội văn nghệ, con gái tôi khá lo lắng nhưng thấy rõ con phấn khởi lên hẳn. Cả ngày con tập hát mà chỉ là tập đi tập lại vài câu hát được giao và vài động tác phụ họa. Con háo hức nhờ bố mẹ sắm sanh quần áo, giày dép để tham gia hát trong buổi diễn mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11...
Những hành động tưởng chừng nho nhỏ ấy của cô giáo nhưng với con gái tôi là những kỷ niệm vô giá. Mà đến giờ, sau 7-8 năm xa cô, nó vẫn dưng dưng mỗi khi nhớ về.
Còn với những phụ huynh như tôi, thực ra đó là cả một phương pháp sư phạm tuyệt vời của những người làm nhiệm vụ trồng người. Cô đã biến một đứa trẻ nhút nhát thành một đứa mạnh dạn, tự tin với những việc tưởng chừng nó không thể làm được. Và đó cũng là nền tảng để con tự khám phá bản thân trong nhiều môi trường khác.
Nhưng không phải lúc con tôi và nhiều đứa trẻ khác cũng có may mắn gặp được những người thầy, người cô như thế.
Khi con học lớp 5, trong một lần họp phụ huynh, khi cô giáo đưa ra nhiều các khoản nộp, trong đó có nhiều khoản rất lãng phí như làm kỷ yếu cả triệu đồng, mua đồng phục tham quan mặc dù đã có đồng phục nhà trường... chồng tôi và một vài phụ huynh khác (rất ít) có ý không đồng tình.
Thông tin trong cuộc họp phụ huynh chỉ sau một đêm, đã lan đến hầu hết các học sinh trong lớp. Ngày hôm sau, con gái tôi đi học bị bạn bè coi như kẻ tội đồ, nó bị bạn giễu cợt, xa lánh vì "bố mày phản đối đóng tiền làm lớp không có kỷ yếu, không có đồng phục lớp"...
Con về nhà khóc rất nhiều và trách bố sao lại làm thế, thậm chí con còn đòi nghỉ học. Từ sau sự việc đó, từ một cô bé khá vui vẻ, con trầm tính và hay lo lắng, không dám cho bố đi họp bất cứ cuộc họp nào ở trên trường của nó.
Hồi đó, tôi đã rất giận cô, định làm cho ra ngô ra khoai, nhưng nghĩ lại, với cách hành xử như của cô và nhiều phụ huynh, nếu tôi làm căng thì hậu quả lại đổ tiếp vào con nên tôi đành nín lặng.
Kể ra đây hai câu chuyện để thấy rằng, người thầy, người cô có ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với một đứa trẻ. Họ là tấm gương để con trẻ soi vào, thậm chí hành xử của họ trên lớp còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của một đứa trẻ.
Nhưng thật đáng ngại, khi gửi gắm con em đến trường, nhiều gia đình hiện nay vẫn phải trông chờ vào sự may mắn. Những vụ việc phản giáo dục, bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em... như những vụ việc cô giáo tát hàng loạt học sinh ở Hải Phòng, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn (Phú Thọ) dâm ô hàng chục nam sinh.... vừa qua cũng chỉ phát hiện khi sự việc bị vỡ lở hoặc do may mắn phát hiện kịp thời.
Thật đáng lo ngại, khi trong môi trường mô phạm mà các gia đình vẫn phải trông chờ vào sự MAY MẮN, thì đó quả là một sự BẤT AN ghê gớm.
Theo VOV
Trăn trở chuyện xử phạt học sinh: Dạy học tích cực sẽ chặn bạo lực Trước những quan điểm trái chiều về việc xử phạt học sinh, tiến sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tham vấn tâm lý, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, chia sẻ với phóng viên Thanh Niên về phương pháp dạy học tích cực nhằm tránh xảy ra bạo lực. Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy hướng dẫn học sinh học...