Phớt lờ EU, Đức bán tàu ngầm trang bị vũ khí hạt nhân cho Israel
Hội đồng An ninh Liên bang Đức đã chấp thuận bán tàu ngầm lớp Dolphin thứ năm cho Israel mà không tham vấn ý kiến của Liên minh châu Âu (EU).
Tàu ngầm lớp Dolphin của Israel đi vào thành phố cảng Haifa, miền bắc Israel – Ảnh: Reuters
Tàu ngầm Dolphin chạy bằng động cơ diesel-điện và có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, Sputnik News đưa tin.
Đây là tàu ngầm lớp Dolphin thứ năm trong loạt 6 chiếc mà Thủ tướng Đức Angela Merkel từng hứa sẽ bán cho Israel. Tàu do tập đoàn Howaldtswerke-Deutsche Werft (HDW) của Đức nghiên cứu và phát triển.
Đức đã đồng ý bán tàu ngầm Dolphin thứ năm cho Israel, tờ Sddeutsche Zeitung dẫn nguồn tin từ báo cáo của Hội đồng An ninh Liên bang gửi đến Ủy ban kinh tế Quốc hội Đức.
Video đang HOT
Quyết định bán tàu ngầm của chính phủ Đức đã vấp phải nhiều chỉ trích. Theo đó, Đức xuất khẩu tàu ngầm Dolphin cho Israelchỉ bằng 2/3 giá gốc, tức người đóng thuế Đức phải chịu 1/3 giá trị còn lại. Một lý do khác là tàu ngầm này có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân, theo Sputnik News.
Tàu ngầm lớp Dolphin của Israel trong một cuộc tập trận ở Địa trung Hải – Ảnh: Reuters
Israel hiện đang muốn sản xuất và phát triển năng lực hạt nhân trên các tàu ngầm mới, ông Peter Roberts, chuyên gia về các hệ thống vũ khí hải quân tại Viện nghiên cứu an ninh và quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI) cho biết.
“Trang bị vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm là mong muốn lâu dài của Israel nhưng lúc này họ chưa thể làm được vì vấp phải một số rào cản”, ông Roberts nói thêm.
Theo một bài báo mới đây được đăng trang tin an ninh Global Research của Trung tâm nghiên cứu toàn cầu hóa tại Canada, các tàu ngầm Dolphin mà Đức bán trước đó cho Israel đã được cải tiến để có thể mang theo tên lửa hạt nhân.
Hội đồng An ninh Liên bang cũng đồng ý xuất khẩu 6 hệ thống sonar phát hiện tàu ngầm cho Ấn Độ và chuyển giao 336 xe tải quân sự không trang bị vũ khí cho Algeria, tờ Sddeutsche Zeitung của Đức đưa tin.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Tổng thống Nga bất ngờ chấp thuận cho Gazprom bán rẻ khí đốt cho Ukraine
Ukraine và Nga đã đạt được một thỏa thuận mới về cung cấp khí đốt cho quý hai năm 2015.
Một trạm trung chuyển khí đốt ở phía tây Ukraine - Reuters
Hôm 2/4/2015, Ukraine và Nga đã đạt được một thỏa thuận mới về cung cấp khí đốt cho quý hai năm 2015. Thỏa thuận cũ, hết hiệu lực từ tháng 3 vừa qua, được hai tập đoàn dầu khí Nga Gazprom và Ukraine Naftogaz, ký từ tháng 10/2014, RFI đưa tin.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine đánh giá đây là một thành công về mặt kinh tế trong bối cảnh quan hệ hai nước căng thẳng do xung đột tại miền đông Ukraine. Ban đầu, phía Ukraine yêu cầu Nga gia hạn thêm 1 năm bản hợp đồng ký hồi tháng 10/2014. Tuy nhiên, Gazprom chỉ đồng ý gia hạn 3 tháng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chấp thuận việc triển hạn này.
Theo thỏa thuận vừa ký, Gazprom chấp nhận bán khí đốt cho Naftogaz với giá 248 USD (tương đương 229 euro)/ 1000m3, trong giai đoạn từ tháng 4-6/2015, thấp hơn mức giá trong hợp đồng cũ, là 329 USD, vừa hết hạn cuối tháng Ba.
Hàng năm, Ukraine tiêu thụ khoảng 50 tỷ m3 khí đốt, trong khi chỉ sản xuất được 20 tỷ m3. Số lượng còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào tập đoàn Gazprom của Nga. Về phần mình, Ủy ban Châu Âu hôm 1/4/2015 đã khuyên Ukraine chấp nhận đề xuất nói trên để đảm bảo lượng khí đốt dự trữ cho mùa đông sắp tới.Hồi tháng 10/2014, mặc dù căng thẳng leo thang tại miền đông Ukraine, hai bên vẫn đạt được thỏa thuận cho phép Ukraine tiếp tục mua khí đốt của Nga với điều kiện phải trả tiền trước.
Ukraine còn là trạm trung chuyển của hơn 60 tỷ m3 khí đốt mà các tập đoàn Châu Âu mua của Nga, chiếm 1/2 lượng khí đốt của Nga cung cấp cho Liên Hiệp Châu Âu. Theo Ủy ban Châu Âu, khối lượng dự trữ khí đốt của Ukraine phải đạt ít nhất ở mức 10 tỷ m3 thì mới bảo đảm được việc trung chuyển cho Châu Âu.
Theo Biz Live
IMF chấp thuận cho Ukraine vay 17,5 tỉ USD Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa ký kế hoạch cung cấp gói cứu trợ 17,5 tỉ USD cho Ukraine trong vòng 4 năm tới với mục tiêu giúp Kiev "ổn định nền kinh tế ngay lập tức". Bộ trưởng tài chính Natalia Yaresko và Thủ tướng Arseny Yatseniuk của Ukraine trong buổi phát biểu hôm 11.3 - Ảnh: Reuters Theo Reuters, Hội...