Phóng viên quốc tế ấn tượng về hạ tầng mạng lưới của Viettel
Chuẩn bị hạ tầng mạng về viễn thông và công nghệ thông tin (VT-CNTT) hoàn hảo, đảm bảo tốt an ninh mạng, đồ ăn ngon miễn phí, người dân hiếu khách… là những điểm sáng nổi bật của nước chủ nhà Việt Nam khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai.
Bất ngờ của phóng viên quốc tế
Theo ông Phạm Anh Đức, Phó tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel, Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần thứ hai vừa diễn ra ở Hà Nội, Viettel được giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại cố định và các dịch vụ 2G, 3G, 4G để bảo đảm quá trình tác nghiệp “thông suốt” của các phóng viên quốc tế cũng như Việt Nam. Hiểu được nhu cầu của truyền thông là rất lớn, nên Viettel đã bố trí 1.500 đầu dây Internet cố định, gần 100 đầu dây điện thoại cố định, 66 điểm phát wifi, đồng thời triển khai 10 trạm phát sóng nhỏ cung cấp dịch vụ viễn thông trong Trung tâm Báo chí Quốc tế (IMC) của Hội nghị. Hệ thống wifi cũng sử dụng công nghệ mới nhất và được thiết kế bảo đảm cho 4.000 người sử dụng đồng thời, trong khi đường dẫn Internet cố định có tốc độ lớn gấp 10 lần so với tốc độ thông thường mà các hộ gia đình vẫn sử dụng.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Simon Owen, phóng viên kênh Radio – Fox News đến từ Mỹ, có mặt tại Trung tâm báo chí của Hội nghị từ ngày 24-2-2019. Kể từ khi đến đây, Simon Owen luôn quay cuồng với công việc từ đưa tin trực tiếp, livestream, rất may tín hiệu truyền hình về nước đều được thực hiện nhanh gọn và Simon Owen chưa gặp bất cứ sự cố nào xảy ra về đường truyền khi tác nghiệp.
Phóng viên Simon Owen vui vẻ chia sẻ về trải nghiệm của mình tại Trung tâm báo chí Quốc tế.
Là phóng viên truyền hình tác nghiệp tại Trung tâm báo chí, chị Yoo Jechyun kênh truyền hình TV Chosun đến từ Hàn Quốc cho biết, việc gửi tín hiệu qua mạng về đài truyền hình tại Hàn Quốc rất nhanh chóng, tiện lợi. Tại đây, tôi được các nhân viên kỹ thuật của Việt Nam rất nhiệt tình giúp đỡ. “Họ luôn túc trực ở đây và khi gọi là có mặt ngay lập tức”, Yoo Jechyun vui vẻ nói.
Video đang HOT
Chị Yoo Jechyun, phóng viên kênh truyền hình TV Chosun.
Trong khi đó, chị Kristin Brown, phóng viên hãng FoxNews chia sẻ: “Một trong những trở ngại lớn nhất khi công tác tại nước ngoài là việc đồng bộ các thiết bị đầu cuối. Khi đến Việt Nam, tôi cũng đã chuẩn bị trước một thiết bị chuyển đổi cổng Internet, tuy nhiên khi kết nối, thiết bị không hoạt động khiến tôi rất lo lắng và hoang mang. May mắn thay, tôi ngay lập tức được đội ngũ kỹ thuật Viettel hỗ trợ một thiết bị khác để đảm bảo việc truy cập mạng. Nhờ có thiết bị này, mấy ngày nay tôi làm việc rất ổn định và nhanh chóng mà không hề gặp bất kỳ sự cố nào. Thật sự rất cảm ơn Viettel vì đã rất chu đáo và kịp thời.”
Còn chị Valentina Shvartsman, phóng viên của tờ Sputnik của Nga đã phải thốt lên rằng công tác chuẩn bị của Việt Nam tại Trung tâm Báo chí Quốc tế (INC) là vô cùng tuyệt vời. Đồ ăn rất ngon lại còn miễn phí, phương tiện đi lại cũng được ban tổ chức bố trí hay cơ sở hạ tầng về CNTT phục vụ tác nghiệp rất hoàn hảo là điều mà Shvartsman không nghĩ tới khi đến Việt Nam đưa tin vài ngày trước. Trong một không gian hẹp, tập trung hàng nghìn người cùng sử dụng nhưng đường truyền mạng vẫn đạt tốc độ cao, phục vụ tốt cho tác nghiệp của phóng viên.
Đảm bảo cung cấp hạ tầng viễn thông tốt nhất
Thực tế, để có thể có được hạ tầng tốt nhất cho Trung tâm báo chí, Việt Nam đã phải nỗ lực rất lớn. Với Viettel là đơn vị chịu trách nhiệm tài trợ chính về đường truyền và CNTT cho hội nghị, ngoài việc sử dụng thiết bị hiện đại nhất, các hệ thống được đảm bảo khả năng dự phòng mức cao nhất, gấp 3 lần so với việc cung cấp dịch vụ thông thường.
Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật đông đảo của Viettel luôn túc trực để xử lý 24/24 giờ bất cứ kỳ sự cố nào có thể xảy ra. Đây chính là lý do các phóng viên khen ngợi về “hạ tầng mạng tuyệt vời” của Việt Nam trong thời gian diễn ra hội nghị.
Trước đó, trong họp báo trước sự kiện, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã lưu ý các nhà mạng về việc phải đảm bảo đường truyền mạng thông suốt, đủ điều kiện tác nghiệp tốt cho phóng viên và không để xảy ra nghẽn mạng ngay cả khi gần 4.000 người cùng hoạt động một lúc.
Kỹ thuật viên của Viettel hướng dẫn phóng viên quốc tế vào mạng internet tại Trung tâm Báo chí Quốc tế của Hội nghị. Ảnh: Trọng Hải.
Chia sẻ về công tác đảm bảo an ninh mạng, ông Nguyễn Thanh Nam, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (đơn vị được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn an ninh mạng cho hội nghị) cho biết: “Chúng tôi đã thiết lập 3 tầng bảo vệ để đảm bảo an toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, để đảm bảo tốt nhất về an toàn, Công ty an ninh mạng Viettel đã cử 20 chuyên gia giỏi nhất về An ninh mạng trực giám sát 24/24 và xử lý sự cố tại chỗ. Bên cạnh đó Viettel đã phối hợp với Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông) thực hiện 20 cuộc diễn tập với 30 kịch bản tấn công mạng. Với các tình huống, Viettel có kế hoạch xử lý trong 1-2 phút với sự cố đơn giản và tối đa 10 phút với sự cố phức tạp”.
Với những nỗ lực cung cấp các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin với chất lượng cao nhất và an toàn nhất cho Hội nghị, Tập đoàn Viettel không những giúp bảo đảm thông tin thông suốt cho sự kiện này mà còn là cầu nối để giúp hàng nghìn phóng viên trong và ngoài nước đưa những thông tin cập nhật nhất về sự kiện đến với thế giới.
Theo QPND
Viettel bổ nhiệm Phó tổng giám đốc mới
Bộ Quốc phòng vừa trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Thanh Nam giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Ông Nguyễn Thanh Nam gia nhập Viettel từ năm 2004, thuộc thế hệ cán bộ kỹ thuật mạng lưới viễn thông đầu tiên của Viettel, trực tiếp tham gia xây dựng công trình tuyến trục cáp quang quân sự đầu tiên của quân đội (đường trục 1A). Ông đã từng đảm nhiệm các cương vị Giám đốc Công ty Truyền dẫn Viettel; Trưởng phòng Kế hoạch Tập đoàn; Tổng Giám đốc Tổng công ty Mạng lưới Viettel. Trước khi đảm nhận vị trí Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, Đại tá Nguyễn Thanh Nam là Phó TGĐ TCT CP Đầu tư Quốc tế Viettel, kiêm Tổng giám đốc Công ty Viettel Myanmar (Mytel). Trên cương vị này, ông đã tạo dựng được dấu ấn lớn khi đưa Mytel (thương hiệu Viettel tại Myanmar) đạt 3 triệu thuê bao chỉ sau 3 tháng kinh doanh. Đây có thể nói là tốc độ tăng trưởng lịch sử trong ngành viễn thông thế giới.
Sau khi được bổ nhiệm tham gia ban lãnh đạo, ông Nguyễn Thanh Nam được phân công phụ trách công tác nhân lực, đào tạo, khối khách hàng doanh nghiệp, an ninh mạng, không gian mạng của Viettel.
Như vậy, hiện ban lãnh đạo Viettel có 5 người, gồm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và 4 Phó tổng giám đốc.
Thiếu tá Cao Anh Sơn - Giám đốc Công ty Star Telecom
Trung tá Đào Xuân Vũ - Phó Tổng Giám đốc TCT
Đại úy Hoàng Văn Ngọc - Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Natcom
Cũng trong thời gian này, Tập đoàn Viettel đã có sự thay đổi nhân sự cao cấp ở 3 đơn vị trực thuộc. Cụ thể, Thiếu tá Cao Anh Sơn - Giám đốc Công ty Star Telecom (Liên doanh Viettel đầu tư tại Lào) được giao nhiệm vụ Quyền Tổng Giám đốc TCT Viễn thông Viettel; Trung tá Đào Xuân Vũ - Phó Tổng Giám đốc TCT Mạng lưới Viettel được giao nhiệm vụ Quyền Tổng Giám đốc đơn vị này. Và Đại úy Hoàng Văn Ngọc - Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Natcom (thương hiệu Viettel đầu tư tại Haiti) giữ chức Giám đốc Công ty Viettel - CHT (Viettel IDC).
Theo Báo Mới
Viettel từng bày tỏ mong muốn đầu tư vào Triều Tiên Trả lời truyền thông quốc tế mới đây, Quyền Chủ tịch Viettel Lê Đăng Dũng từng bày tỏ mong muốn đầu tư vào Triều Tiên, quốc gia chỉ có một nhà mạng duy nhất cung cấp dịch vụ 3G. Mới đây, phái đoàn của Chủ tịch Kim Jong-Un sẽ đến thăm cơ sở nghiên cứu, sản xuất thiết bị dân sự của Viettel....