Phóng viên Chuyển động 24h có tư duy lịch sử lạc hậu

Theo dõi VGT trên

Trong bài viết có tiêu đề “Đơn thuốc nào cho căn bệnh nặng “giáo dục lịch sử”, tác giả Nguyễn Quốc Vương (nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử tại Nhật Bản) nhìn nhận: Phóng viên đã dùng chính tư duy “lạc hậu” (học lịch sử là học thuộc) để tiếp cận vấn đề. Dưới đây là nội dung bài viết.

Các phương tiện truyền thông đang “sục sôi” trước nội dung clip “Quang Trung và Nguyễn Huệ có mối quan hệ gì với nhau?”.. Đúng “định hướng” của phóng viên, các học sinh (HS) đã hồn nhiên đưa ra câu trả lời như: “Nguyễn Du là Nguyễn Huệ”, Nguyễn Huệ và Quang Trung là “anh em cùng một nhà”, “là bạn bè chiến đấu?”.

Phóng viên Chuyển động 24h có tư duy lịch sử lạc hậu - Hình 1

Nụ cười của nữ sĩ tử khi vừa bước ra khỏi phòng thi môn Lịch sử trưa ngày 04/07/2015.Ảnh: Lê Anh Dũng

Đương nhiên, không phải cho đến lúc này và bằng clip nói trên, chuyện HS nhầm lẫn địa danh, nhân vật và sự kiện mới lộ ra trước công chúng. Trước đó khá lâu, hiện tượng “hàng ngàn điểm 0 môn Lịch sử” và gần đây là hiện tượng HS lớp 12 không chọn Lịch sử làm môn thi tốt nghiệp cũng đã nói lên sự bất ổn của môn học này trong trường phổ thông.

Trên thực tế, khi chấm các bài thi đầu vào đại học, tôi còn gặp cả những đoạn thí sinh viết …kinh khủng hơn nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng trên chưa nói hết được sự trầm trọng của căn bệnh giáo dục lịch sử ở Việt Nam hiện nay. Đề thi tuyển sinh đa phần là kiểm tra trí nhớ, cách thức đưa ra câu hỏi và tiếp cận vấn đề của phóng viên trong clip nói trên cũng tương tự. Chúng chủ yếu thử thách năng lực ghi nhớ. Chuyện HS nhầm lẫn “Nguyễn Huệ là Nguyễn Du” hay cho rằng “Quang Trung và Nguyễn Huệ là bạn chiến đấu” là bất thường. Nhưng vấn đề thực sự nghiêm trọng của giáo dục lịch sử ở Việt Nam không nằm ở chuyện đó.

Vấn đề nghiêm trọng nhất của giáo dục lịch sử hiện nay là gì?

Vấn đề đó nằm ở chỗ nó không làm cho HS và xã hội hiểu rõ được mục đích “học lịch sử để làm gì?”.Trở lại clip nói trên, các phóng viên khi hỏi HS đã giả định “HS có lẽ không nhớ (không biết)” để “gài bẫy” các em. Nói một cách thẳng thắn, phóng viên đã dùng chính tư duy “lạc hậu” (học lịch sử là học thuộc) đang là một trong những nguyên nhân làm cho giáo dục lịch sử trì trệ để tiếp cận vấn đề.

Giáo dục lịch sử trong trường học Việt Nam suốt từ 1950 đến nay luôn chú trọng lịch sử chống ngoại xâm với một danh sách dài các anh hùng dân tộc. HS được học lịch sử từ tiểu học cho đến tận lớp 12. Đài báo hàng ngày không lúc nào ngưng nhắc đến các anh hùng này thế mà không “thuộc” thì đương nhiên là chuyện…kì quái, bất thường. Nhưng nếu các em HS bình tĩnh và khôn ngoan một chút hỏi lại rằng: “Tại sao em phải biết Quang Trung là ai?” “Em nhầm Nguyễn Huệ với Nguyễn Du thì đã sao ạ?”. Hoặc “ghê gớm” hơn có thể hỏi “Học lịch sử để làm gì? Những người học giỏi môn Lịch sử có gì ưu tú hơn so với những người học dốt hay không học?”, (tôi đoán) phóng viên hoặc là lúng túng né tránh câu trả lời, hoặc là sẽ đáp lại rất “đúng bài”: “Học lịch sử là để yêu nước, học lịch sử để tự hào dân tộc, học lịch sử để rút ra bài học quá khứ, học lịch sử để trân trọng truyền thống dân tộc…”.

Video đang HOT

Cách trả lời đó vừa chung chung vừa mơ hồ. Nếu như HS phản biện lại rằng: “Nếu thế thì các thầy cô dạy lịch sử hay các nhà sử học là những người yêu nước nhất phải không ạ?” thì phóng viên và các thầy cô dạy Lịch sử sẽ trả lời thế nào?

Trên thực tế, lối tư duy tiếp cận mục đích của giáo dục lịch sử nói trên có mối quan hệ gắn bó với quan điểm sử học lấy “chủ nghĩa dân tộc” làm cơ cấu duy nhất và quan trọng nhất để nhận thức và giải thích lịch sử.

Lịch sử khi đó cho dù là lịch sử dân tộc hay lịch sử thế giới sẽ được nhìn chủ yếu từ phía quốc gia (nhà nước).

Khi tư duy như thế, mục đích của giáo dục lịch sử hiển nhiên có tính trừu tượng và các nội dung lịch sử được lựa chọn thường vượt ra ngoài mối quan tâm, hứng thú, trải nghiệm đời sống của HS khiến cho môn Lịch sử khó tạo ra sức hấp dẫn và thuyết phục ở trường học.

Tư duy này vốn đã từng rất thịnh hành trong thế kỷ XX nhưng từ thập niên 70 trở đi, giới sử học và giáo dục lịch sử trên thế giới đã không còn coi “chủ nghĩa dân tộc” là cơ cấu duy nhất và chủ yếu nhất để nhận thức và giải thích lịch sử.

Lịch sử giờ đây được nhìn nhận đa dạng, đa chiều bởi nhiều “cơ cấu” khác nhau. Thay vì được nhìn từ phía quốc gia, lịch sử được nhìn từ phía “quốc dân” (đại chúng). Ở đó, các chủ đề học tập không chỉ là lịch sử chính trị mà sẽ là “lịch sử xã hội” như “Lịch sử phụ nữ”, “Lịch sử tiền tệ”, “Lịch sử phương tiện giao thông”, “Lịch sử nhà ở”… Thông sử cũng không phải là hình thái thống soái duy nhất mà nó được kết hợp khéo léo với “lịch sử theo chuyên đề”, “lịch sử lội ngược dòng” trong nhà trường.

Nói một cách khái quát, khi sự đa dạng của thế giới và các giá trị phổ quát của loài người được thừa nhận rộng rãi, mục đích của giáo dục lịch sử phải hướng đến giáo dục “nhận thức lịch sử khoa học” và “phẩm chất công dân”.

Hiểu một cách giản dị nhất thì giáo dục lịch sử phải giúp cho HS có cái nhìn và phương pháp khoa học để tìm hiểu, khám phá quá khứ, dùng các sự thật đã được khám phá đó để tham chiếu và giải thích hiện tại (nhận thức lịch sử khoa học), từ đó biết được cộng đồng mà mình là thành viên đang đứng ở đâu trong thế giới này, bản thân mình có vị trí như thế nào trong cộng đồng đó để rồi tự biết mình phải làm gì (phẩm chất công dân).

Xem xét ở ý nghĩa đó, vấn đề đáng nói nhất, nguy hiểm nhất của giáo dục lịch sử Việt Nam không phải là chuyện HS lẫn lộn Nguyễn Du với Nguyễn Huệ hay không nhớ được Quang Trung là ai…v.v.

Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ giáo dục lịch sử đã và đang không tạo ra được những người công dân đúng nghĩa.

Bởi thế cho dẫu buồn cũng phải cay đắng thừa nhận một thực tế đầy mâu thuẫn rằng trong khi hiện thực xã hội ngổn ngang trăm mối và đất nước đang gặp hiểm nguy thì chủ nghĩa “makeno” (mặc kệ nó) và sự “vô cảm” lại có vị trí đầy ngạo nghễ.

Đơn thuốc nào?

Có một sự thật khá cay đắng và có phần “hài hước” là trong khi than khóc cho giáo dục lịch sử hiện tại và tìm cách cứu chữa, rất nhiều người lại muốn dùng chính những thứ đã tạo ra căn bệnh đó để…chữa.

Các ý kiến đề đạt như “cần tăng cường các câu chuyện kể trong các giờ học lịch sử”, “cần sử dụng nhiều hơn các tranh ảnh minh họa cho sinh động”, “cần đưa thêm các thần thoại, truyền thuyết, câu chuyện về các danh nhân, anh hùng cách mạng… để tăng tính hấp dẫn của môn Lịch sử” không phải là chuyện hiếm và không phải không giành được nhiều sự ủng hộ từ công chúng.

Phương thuốc khả dĩ nhất có thể chữa được căn bệnh này là đơn thuốc hướng thẳng vào gốc rễ của vấn đề.

Hiển nhiên, giáo dục lịch sử không phải là một thực thể hoàn toàn độc lập. Khi cứu chữa cho nó phải đồng thời hoặc tiến hành trước việc cứu chữa cho cả nền giáo dục nằm trong cải cách tổng thể phương diện chính trị-xã hội.

Xem xét trong lịch sử cải cách giáo dục thì thấy không có cuộc cải cách giáo dục lớn nào đứng ngoài nhu cầu cải cách xã hội.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà các tác phẩm liên quan đến lịch sử như “Thế giới quốc tận”, “Tây dương sự tình”, “Khuyến học”của Fukuzawa Yukichi lại trở thành các sách bán chạy (best-seller) trong thời Minh Trị hay môn Nghiên cứu xã hội (thống hợp Lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) lại đóng vai trò trung tâm trong cải cách giáo dục nước Nhật sau 1945.

Ở phương diện “vi mô”, muốn cứu được giáo dục lịch sử, cần phải coi và có cơ chế pháp lý đảm bảo cho môn “Lịch sử” trong nhà trường là một môn Khoa học.

Đã là một môn khoa học thì đương nhiên mục đích của nó phải minh xác, rõ ràng. Khi đó, đương nhiên môn Lịch sử sẽ cần thiết cho tất cả mọi người thay vì chỉ là môn học để thi hoặc là phương tiện cho những người thi khối C vào đại học.

Để học “Lịch sử” như một khoa học, đương nhiên cả giáo viên và HS sẽ phải làm việc theo phương pháp khoa học.

Lối dạy truyền đạt các tri thức lịch sử và quan điểm đi kèm được quyết định sẵn vốn đang thịnh hành sẽ phải được thay thế bằng cách thức tổ chức hướng dẫn học tập mới.

Ở đó, người giáo viên sẽ hướng dẫn HS học tập trong vai trò là “nhà sử học nhỏ tuổi” để tiến hành các phương pháp học tập giống như phương pháp nghiên cứu của nhà sử học: tìm kiếm, xử lý tư liệu, phê phán tư liệu, thiết lập giả thuyết, phê phán-kiểm chứng giả thuyết, văn bản hóa kết quả nghiên cứu dưới nhiều hình thức đa dạng( bài biết, tập san, áp phích, bài báo…).

Một khi tiếp cận với tư duy đó, giáo dục lịch sử kiểu “nghiên cứu xã hội” với 3 hình thái (thông sử, lịch sử theo chuyên đề, lịch sử lội ngược dòng) sẽ được phối hợp nhịp nhàng.

Tính chủ thể thể hiện sự sáng tạo của HS trong học tập lịch sử nằm trong nhận thức lịch sử sẽ được công nhận và làm nên sức hấp dẫn của môn học. Thông qua học tập, thảo luận các nhận thức thực chứng, lô-gic, hợp lý và giàu sức thuyết phục sẽ tồn tại và có sức ảnh hưởng. HS sẽ thay đổi nhận thức liên tục trải qua quá trình học tập đó. Thông qua quá trình cọ xát và tư duy liên tục như thế suốt từ tiểu học đến hết phổ thông, HS sẽ trở thành những công dân ưu tú và thông thái. Xã hội được xây dựng và bảo vệ bởi những người công dân thông thái sẽ là xã hội có những nền tảng cơ bản, vững chắc để từng thành viên kiếm tìm hạnh phúc.

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Nóng: Nữ diễn viên gây ngỡ ngàng khi tuyên bố ly hôn đại gia sau 10 năm chung sốngNóng: Nữ diễn viên gây ngỡ ngàng khi tuyên bố ly hôn đại gia sau 10 năm chung sống
12:43:14 29/12/2024
Nguyên nhân vụ tai nạn máy bay ở Hàn Quốc khiến hàng chục người chếtNguyên nhân vụ tai nạn máy bay ở Hàn Quốc khiến hàng chục người chết
12:11:27 29/12/2024
Những hình ảnh về thảm kịch hàng không tại Hàn Quốc khiến ít nhất 47 người thiệt mạngNhững hình ảnh về thảm kịch hàng không tại Hàn Quốc khiến ít nhất 47 người thiệt mạng
11:57:18 29/12/2024
Triệu Vy và cái giá sau 2 lần làm tiểu tam cướp bồ bạn thân để tiến tới "thương vụ" hôn nhân với tỷ phúTriệu Vy và cái giá sau 2 lần làm tiểu tam cướp bồ bạn thân để tiến tới "thương vụ" hôn nhân với tỷ phú
12:52:16 29/12/2024
Bí mật đằng sau vụ ly hôn của Triệu Vy: Tồn tại 1 thỏa thuận giải thoát?Bí mật đằng sau vụ ly hôn của Triệu Vy: Tồn tại 1 thỏa thuận giải thoát?
11:45:43 29/12/2024
Hoa hậu Vbiz vướng tin mang thai con thứ 4 sau 4 tháng đính hôn sao nam đình đámHoa hậu Vbiz vướng tin mang thai con thứ 4 sau 4 tháng đính hôn sao nam đình đám
14:19:17 29/12/2024
120 triệu người theo dõi lời tâm sự gây sốc của Triệu Lộ Tư trước khi gặp nguy hiểm tính mạng120 triệu người theo dõi lời tâm sự gây sốc của Triệu Lộ Tư trước khi gặp nguy hiểm tính mạng
11:42:10 29/12/2024
Số cuối trong ngày sinh âm lịch tiết lộ điều gì về vận mệnh của bạn?Số cuối trong ngày sinh âm lịch tiết lộ điều gì về vận mệnh của bạn?
11:51:22 29/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

'Biển người' trải nghiệm metro số 1 TPHCM trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm

'Biển người' trải nghiệm metro số 1 TPHCM trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm

Tin nổi bật

16:14:21 29/12/2024
Hàng nghìn người dân TPHCM và du khách chen chân trải nghiệm tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên trong hôm nay (29/12) - ngày chủ nhật cuối cùng của năm.
Đi thuê nhà, người phụ nữ 50 tuổi giật mình phát hiện túi vàng to trong tường

Đi thuê nhà, người phụ nữ 50 tuổi giật mình phát hiện túi vàng to trong tường

Netizen

16:12:21 29/12/2024
Đang dọn dẹp nhà mới thuê, người phụ nữ đi thuê nhà may mắn tìm thấy nhiều tài sản như nhẫn vàng, dây chuyền và đồ trang sức, 5 sổ tiết kiệm trong căn tường bí ẩn .
Khởi tố đối tượng đâm xe vào CSGT ở Thái Nguyên

Khởi tố đối tượng đâm xe vào CSGT ở Thái Nguyên

Pháp luật

16:05:40 29/12/2024
Đi xe không lắp gương chiếu hậu, khi thấy lực lượng Công an Thái Nguyên ra hiệu lệnh kiểm tra, Nguyễn Thành Long không chấp hành mà quay đầu bỏ chạy và tăng tốc đâm vào cảnh sát giao thông.
Nhóm nhạc gồm 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai bất ngờ gặp biến

Nhóm nhạc gồm 5 Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai bất ngờ gặp biến

Nhạc việt

16:03:57 29/12/2024
B.O.F lần đầu biểu tiễn trước khán giả tại concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai D-2 tại Hà Nội, hiện đang chuẩn bị cho màn ra mắt chính thức
Hàn Quốc tìm thấy một hộp đen của máy bay gặp nạn, hé lộ những phút cuối cùng

Hàn Quốc tìm thấy một hộp đen của máy bay gặp nạn, hé lộ những phút cuối cùng

Thế giới

15:58:51 29/12/2024
Bộ Giao thông Hàn Quốc xác nhận, các điều tra viên đã tìm thấy một hộp đen của máy bay chở khách Jeju Air gặp nạn ở sân bay quốc tế Muan, tây nam đất nước.
Những món ăn khoái khẩu của các cầu thủ đội tuyển Việt Nam

Những món ăn khoái khẩu của các cầu thủ đội tuyển Việt Nam

Ẩm thực

15:53:19 29/12/2024
Trong khi Quang Hải thích ăn phở Hà Nội, Bùi Tiến Dũng mê bún đậu mắm tôm thì Nguyễn Xuân Son món nào cũng thích.
Gửi mẹ đẻ 1,8 tỷ để giữ, ngày đòi lại, câu trả lời khiến tôi ngất xỉu còn chồng thì đòi ly hôn

Gửi mẹ đẻ 1,8 tỷ để giữ, ngày đòi lại, câu trả lời khiến tôi ngất xỉu còn chồng thì đòi ly hôn

Góc tâm tình

15:43:15 29/12/2024
Những tưởng mẹ ruột là nơi tin cậy nhất, tôi không ngờ ngày đòi lại số tiền dành dụm suốt 5 năm, câu trả lời của bà khiến cả gia đình tôi rơi vào bi kịch không lối thoát.
Hỗn loạn nhất Chị đẹp đạp gió: Nữ ca sĩ xin rút lui chính thức nói về việc loại 4 người, lộ chi tiết gây sốc nặng

Hỗn loạn nhất Chị đẹp đạp gió: Nữ ca sĩ xin rút lui chính thức nói về việc loại 4 người, lộ chi tiết gây sốc nặng

Tv show

15:43:10 29/12/2024
Trên sóng truyền hình, Bùi Lan Hương liên tục khóc, tự trách bản thân. Dẫu vậy, vì luật chơi không cho phép nhường cơ hội nên Bùi Lan Hương phải tiếp tục thi đấu
1 chi tiết khó chối cãi đủ thấy vị trí đặc biệt của Hải Tú khi cùng Sơn Tùng dự tiệc công ty

1 chi tiết khó chối cãi đủ thấy vị trí đặc biệt của Hải Tú khi cùng Sơn Tùng dự tiệc công ty

Sao việt

15:40:09 29/12/2024
Dù là một buổi tiệc mang tính nội bộ, nhưng sự gần gũi giữa cả hai trong những khoảnh khắc này tiếp tục làm dấy lên suy đoán về vai trò đặc biệt của Hải Tú tại M-TP Entertainment.
100 gương mặt đẹp nhất thế giới 2024: Jisoo thua đau 1 mỹ nhân Gen Z, Lisa bị hàng loạt đàn em đồng hương vượt mặt

100 gương mặt đẹp nhất thế giới 2024: Jisoo thua đau 1 mỹ nhân Gen Z, Lisa bị hàng loạt đàn em đồng hương vượt mặt

Sao châu á

15:37:07 29/12/2024
Cứ vào cuối năm, danh sách 100 gương mặt đẹp nhất thế giới nhận được sự quan tâm lớn của công chúng trên khắp thế giới.
Bình minh trên 'biển mây' núi Muối

Bình minh trên 'biển mây' núi Muối

Du lịch

15:13:08 29/12/2024
Núi Muối nằm tại khu vực giáp ranh giữa huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nằm ở độ cao khoảng 2.200 m so với mực nước biển.