Phong tục đám cưới kỳ lạ: Nhà gái phải khóc như mưa một tháng trước đám cưới
Phong tục cưới xin kỳ lạ này bắt nguồn từ người Tujia, Trung Quốc và vẫn còn cho đến ngày nay, các cô dâu phải khóc lóc thảm thiết suốt một tháng trước khi về nhà chồng.
Theo phong tục người Tujia, Trung Quốc, việc khóc lóc thảm thiết chính là lời chúc phúc thật lòng nhất dành cho cô dâu trước ngưỡng cửa mới của cuộc đời. Hành động này cũng là minh chứng cho nỗi buồn vì sắp phải xa gia đình của tân nương.
Vì thế, trước ngày cưới một tháng, cô dâu phải tỏ ra thật đau buồn và khóc hàng ngày. Thậm chí cả mẹ và người thân của cô dâu cũng tham gia vào tập tục này.
Cụ thể, cứ mỗi đêm, cô dâu sẽ ra hành lang nhà và khóc trong khoảng một giờ. 10 ngày đầu, mẹ cô dâu sẽ khóc cùng con gái.
10 ngày sau, cả bà ngoại và những người phụ nữ khác trong gia đình cô dâu cũng hóc cùng.
Còn 10 ngày cuối, tất cả những người phụ nữ trong họ hàng nhà cô dâu sẽ than khóc ngập trời.
Video đang HOT
Chứng kiến cảnh khóc này, nhiều người bày tỏ sự cảm động. Các chàng thấy vợ, mẹ mình khóc không khỏi xót xa, qua đây, họ cũng bày tỏ mong muốn sẽ được chở che, yêu thương người phụ nữ của mình suốt đời.
Những truyền thống kỳ lạ nhất nước Mỹ
Mặc dù là một quốc gia tương đối trẻ, chỉ mới hơn 200 tuổi, Mỹ cũng có những phong tục truyền thống.
Hầu hết chúng rất quen thuộc như Lễ Tạ ơn, Halloween và Ngày Độc lập. Tuy nhiên cũng có những phong tục kỳ lạ khiến du khách tròn mắt ngạc nhiên.
Phóng sinh gà tây
Vào năm 1940, Tổng thống Hoa Kỳ đã được tặng gà tây trong một buổi Lễ Tạ ơn đặc biệt và đã phóng sinh ngay cho nó. Đến năm 1989, George Bush Senior đã biến con gà tây này thành một phần của buổi lễ và giờ đây phóng sinh gà tây trở thành sự kiện thường niên. Những con gà tây hạnh phúc được đưa trở lại một trang trại để sống hết phần đời còn lại.
Đoán giờ băng tan trên sông Tanana, Alaska
Những khối băng trên sông Tanana ở Alaska tích tụ sâu hơn 1m trong mùa đông. Nơi đây có truyền thống đoán chính xác giờ băng tan sẽ trúng thưởng, truyền thống này bắt nguồn từ năm 1906 khi 6 người ở thành phố Nenana đặt cược thời gian chính xác ngày băng sẽ vỡ vào mùa xuân, và từ đó nó đã trở thành một cuộc thi hằng năm với giải thưởng dành cho người đoán chính xác nhất.
Ngày hội Groundhog Day, Pennsylvania
Vào ngày 2/2 hằng năm, hàng ngàn người đã đến Punxsutawnwey, tiểu bang Pennsylvania vào sáng sớm để theo dõi phản ứng của con chồn groundhog khi nó xuất hiện bên ngoài tổ.
Theo truyền thuyết, nếu con chồn có bóng trên mặt đất thì mùa đông sẽ kéo dài thêm 6 tuần. Ngược lại, nếu chồn không có bóng, mùa xuân sẽ đến sớm. Đây được gọi là ngày Groundhog Day tại Mỹ, và lễ hội thường niên Groundhog Day là lễ hội truyền thống từ năm 1840 tới nay.
Giải nhổ hạt anh đào, Michigan
Năm 2019 là năm thứ 46 của Giải vô địch nhổ hạt anh đào quốc tế, được tổ chức tại trang trại cây ăn quả Tree-Mendus ở Michigan. Cuộc thi rất đơn giản, ăn quả anh đào và nhổ hạt càng xa càng tốt. Người nào nhổ xa nhất sẽ giật giải vô địch.
Đua đà điểu, Arizona
Đà điểu lần đầu tiên được đưa đến Mỹ vào những năm 1880 và các cuộc đua cưỡi đà điểu đã diễn ra ở một số bang trên cả nước. Cuộc đua lớn nhất hiện nay là ở Arizona, tại Lễ hội đà điểu Chandler kỷ niệm năm thứ 31 vào năm 2019. Sự kiện này hơi giống một cuộc đua ngựa, mặc dù các tay đua khó để kiểm soát hơn nhiều.
Cuộc thi hét Hollerin quốc gia, Bắc Carolina
Trước khi phát minh ra điện thoại, hollerin không chỉ là một tiếng hét đơn giản. Nó tương tự tiếng kêu săn mồi và là một hình thức giao tiếp phát triển cao trên một khoảng cách dài, đặc biệt phổ biến ở phía đông nam nước Mỹ. Vào năm 1969, tại Spivey chanh Corner, Bắc Carolina, Cuộc thi hét Hollerin toàn quốc được tổ chức và trở thành một sự kiện thường niên kể từ đó.
Cuộc thi bắn bí ngô, Delwar
Cuộc thi bắn bí ngô nguyên bản và lớn nhất của đất nước Punkin Chunkin, được tổ chức hằng năm ở bang Delwar. Các thí sinh có thể sử dụng đủ loại dụng cụ để làm cho những quả bí ngô bay lên. Quả bí ngô bay xa nhất là 1,4km.
Hàn Ly
Kinh hãi hủ tục nhà trai sàm sỡ cô dâu mới để đuổi ma tà Có không ít cô dâu đã không dám cưới hay bỏ chạy khỏi đám cưới vì sợ tục làm loạn phòng cưới này. Đúng ngày Quốc tế Lao động hồi năm ngoái, một cô dâu gây xôn xao vì quá hoảng sợ đã trốn đi khi còn chưa động phòng cùng chú rể. Người báo cảnh sát, kẻ tự tử LiveLeak từng khiến...