Phòng trọ của sinh viên khắp thế giới: Nơi xịn sò như khách sạn 5 sao, nơi tối tăm chật chội hơn cả nhà ổ chuột tại Việt Nam
Tuy nhà trọ là nơi gắn liền với cuộc sống sinh viên 4 năm học đại học, thế nhưng do điều kiện kinh tế eo hẹp nên không phải ai cũng được ở những nơi sạch sẽ, khang trang, bắt mắt.
Đối với sinh viên, không chỉ tại Việt Nam mà trên cả thế giới, việc thuê phòng trọ khi lên đại học đã không còn là điều gì quá xa lạ. Bên cạnh thời gian học tập trên trường thì có lẽ cuộc sống của sinh viên xoay quanh chiếc phòng đi thuê là nhiều nhất, thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng sẽ luôn sạch sẽ và đẹp đẽ.
Có không ít nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên trên thế giới đã bỏ thời gian đi đên các quôc gia khác nhau để ghi lại những căn phòng của sinh viên. Họ nhân thây răng cuôc sông ơ tro cua sinh viên vê cơ ban la giông nhau, thương kha bưa bôn, chât chôi, vi ho danh tai chinh đê con trang trai viêc hoc. Ơ môt sô nươc tiên tiên hơn, phong tro sinh viên kha khang trang, rông rai va sach se.
Maja (22 tuổi) – Sinh viên kiến trúc tại Đức
(Ảnh: John Thackwray)
Mohamed (18 tuổi) – Sinh viên ngành y học cổ truyền tại Ai Cập
(Ảnh: John Thackwray)
Zhalay (18 tuổi) – Học sinh trung học tại Kazakhstan
(Ảnh: John Thackwray)
Marcello (18 tuổi) – Học sinh trung học tại Bolivia
Video đang HOT
(Ảnh: John Thackwray)
Frances Sheryn Cabuyoo (17 tuổi) – Sinh viên ngành kỹ thuật điện tử và truyền thông tại Viện kỹ thuật Philippines
(Ảnh: Henny Boogert)
Ronald Ayala Huarachi (21 tuổi) – Sinh viên ngành kỹ thuật xây dựng tại Universidad Mayor de San Simón tại Bolivia
(Ảnh: Henny Boogert)
Nyeyadhamma (30 tuổi) và Bandhara (31 tuổi) – Sinh viên Đại học Phật giáo tại Thái Lan
(Ảnh: Henny Boogert)
Matthias De Bruyne (25 tuổi) – Sinh viên tại Đại học Tilburg, Hà Lan.
(Ảnh: Henny Boogert)
Lawrence Owino – Sinh viên chuyên nganh ky sư tại Đại học Kenyatta ở Nairobi, Kenya
(Ảnh: Henny Boogert)
Amit Arora (29 tuổi) và Kripanidhi Sahu (26 tuổi) – Nghiên cứu sinh tai Viện Khoa học Xã hội Tata ở Mumbai, Ấn Độ
(Ảnh: Henny Boogert)
Kudakwashe Ndlova (25 tuổi) – Sinh viên khoa Hóa học Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow ở Nga
(Ảnh: Pascal Dumont – The Guardian)
Karina và Liza – Sinh viên trường Đại học Văn hóa và Nghệ thuật Moscow ở Nga
(Ảnh: Pascal Dumont – The Guardian)
Theo Helino
Kí túc xá mùa thi: Đời sống về đêm nhộn nhịp sáng rực không khác gì phố thị Sài Gòn
Vào mỗi dịp thi, hình ảnh kí túc xá lại nhộn nhịp và sôi động trong tiếng râm ran ôn luyện của sĩ tử, vất vả mà đầy ắp kỉ niệm.
Tháng 5 lại về với những tiếng ve kêu rộn ràng một góc trường. Mùa hè đến, mùa thi về, chỉ có học trò mới cảm nhận được không khí tấp nập trong các lớp luyện thivà tâm trạng hồi hộp chờ ngày thi trong thời gian đếm ngược. Và có những 'đặc sản' mùa thi mà chỉ có ai là học sinh - sinh viên mới cảm nhận đầy đủ. Ngày thi sát vách, không ai bảo ai ôn ôn luyện luyện, ai cũng chủ động học hành chỉ mong vượt qua kì 'cá chép hóa rồng' suôn sẻ.
Mùa thi lại đến mang theo áp lực trên vai sĩ tử
Mùa thi, ai được ở kí túc xá thì sôi động hơn, hiếm hoi lắm mới bắt gặp tình trạng 'ngủ sớm'; 'chơi khuya' bởi ở một không gian mà ai cũng kháo nhau học thì chỉ cần sao nhãng một chút là bạn đã trở thành kẻ lạc hậu.
Hình ảnh một góc kí túc xá với ánh đèn bàn soi sáng trước cửa phòng, xen kẽ là 'đôi bạn cùng tiến' khiến người xem bỗng muốn trở lại thời học đường để lại một lần 'nếm vị' mùa thi áp lực nhưng cũng đầy kí ức.
Bức ảnh không khí KTX mùa ôn thi khiến người xem muốn được trở về một thời học đường dữ dội
Hình ảnh một dãy hành lang kí túc được lấp đầy bởi các góc học tập tự phát đang trở thành tâm điểm chú ý của dân mạng. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng đây thực sự là 'kí túc trong mơ' bởi hiếm lắm mới bắt gặp cảnh ôn luyện sôi nổi như thế này.
Còn đây là hình ảnh trong một lớp luyện thi
Được biết, hình ảnh 'đại chiến mùa thi' này được chụp tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), lắm cô cậu học sinh 'giật mình thon thót' trước áp lực vô hình mà nhóm bạn trong bức ảnh này đang đối mặt.
'Chỉ nhìn thôi nước mắt muốn chảy giùm mọi người' - một bạn bình luận.
'Đây mới đích thị là trường người ta nè'; 'Ôn thi vậy mới vui'; 'Nhìn ấm áp quá, sau này sẽ thành kỉ niệm đẹp lắm!'... những bình luận nối nhau bên dưới bức ảnh.
Theo baodatviet
Cú sốc ngày đầu đặt chân đến Mỹ thay đổi cuộc đời chàng bác sĩ Việt Trong cuộc phỏng vấn vào trường Y ở Mỹ, Huỳnh Trần nói: "Tôi muốn làm bác sĩ vì tôi muốn mình tạo ra ảnh hưởng đến cuộc sống của một ai đó theo hướng tốt đẹp hơn". Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần, hiện làm nghề y ở một phòng khám tư, bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, đồng thời giảng...