Phong trào nghiên cứu khoa học ở một trường biên giới
Trường THCS và THPT Cô Tô (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) luôn đạt giải thưởng cao từ Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh An Giang.
Qua đó, góp phần phát triển phong trào nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong học sinh, tạo sân chơi trí tuệ, phát huy tính sáng tạo khi giải quyết vấn đề thực tiễn.
Nhiều sáng kiến đạt giải cao tại các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật
Ấn tượng Võ Hoàng Nam
Những năm qua, bên cạnh việc quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, vững về chuyên môn, Trường THCS và THPT Cô Tô còn rất quan tâm đến hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong học sinh, đặc biệt đối với Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh. Thông qua cuộc thi này, học sinh được thỏa mãn đam mê nghiên cứu khoa học, từ đó phát triển những sản phẩm có tính ứng dụng cao trong cộng đồng.
Trong 3 năm học gần đây, nhà trường luôn có học sinh đạt giải cao tại cuộc thi cấp tỉnh, đó là Võ Hoàng Nam (lớp 12A1). Cụ thể, năm học 2021-2022, sản phẩm “Hệ thống theo dõi chất dinh dưỡng trong đất” của Nam đoạt giải 3. Sản phẩm dựa trên ý tưởng kiểm tra lượng nước, chất dinh dưỡng có trong đất, bước đầu giúp nông dân biết thành phần dinh dưỡng trong đất, cung cấp lượng phân bón, chất dinh dưỡng, nước phù hợp; giúp nông sản hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời tránh được tình trạng lãng phí khi sử dụng phân bón.
Trước đó 1 năm, sản phẩm “Cánh tay robot điểu khiển bằng giọng nói” của Võ Hoàng Nam xuất sắc đoạt giải nhất. Cánh tay robot được điều khiển bằng giọng nói thông qua điện thoại thông minh (sử dụng hệ điều hành android). Hệ thống có thể chuyển động, mang vác vật nặng theo lệnh người điều khiển. Cánh tay robot có thể ứng dụng để làm đồ chơi điều khiển từ xa cho trẻ em, thay thế con người làm công việc dọn cỏ, vệ sinh… Ngoài ra, năm học 2019-2020, Võ Hoàng Nam để lại ấn tượng tại Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên nhi đồng tỉnh với sản phẩm “Robot điều khiển bằng giọng nói” và đoạt được giải 3.
Hoàng Nam cho biết, các ý tưởng được hình thành dựa trên nhu cầu thực tế trong cuộc sống. Một trong những khó khăn khi thực hiện ý tưởng là kiến thức mới, không có trong chương trình phổ thông. Do đó, bản thân Hoàng Nam phải nỗ lực tìm hiểu, trao dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm từ sách, báo, mạng xã hội, đặc biệt là nhờ chỉ dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn.
Phát triển tư duy
Video đang HOT
Để có được thành tích trên, hàng năm, Trường THCS và THPT Cô Tô thẩm định ý tưởng khoa học của học sinh, chọn lọc ý tưởng khả thi, phân công giáo viên có kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phát triển, hoàn thiện đề tài dự thi cấp tỉnh. Các giải pháp sáng tạo khoa học – kỹ thuật đều xuất phát từ sự quan sát hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống, được các em nghiên cứu để tìm lời giải cho hiện tượng, vấn đề đó.
Cô Nguyễn Bảo Hạnh (giáo viên bộ môn Tin học) hướng dẫn trực tiếp học sinh tham gia các kỳ thi sáng tạo kỹ thuật. “Tùy vào chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường triển khai đến các em có niềm đam mê sáng tạo khoa học – kỹ thuật. Từ đó, giúp các em định hướng, hình thành ý tưởng sản phẩm. Những ý tưởng khả thi sẽ được chọn lọc, phát triển để dự thi. Trường hợp các em không đưa ra được ý tưởng, giáo viên hướng dẫn gợi ý chủ đề, ý tưởng để các em chọn lựa, có cách tiếp cận, nghiên cứu, triển khai thực hiện một cách hợp lý” – cô Hạnh chia sẻ.
Cũng theo cô Hạnh, việc nghiên cứu được thực hiện trong thời gian nghỉ hè, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Trong thời gian này, giáo viên hướng dẫn sẽ luôn theo sát, định hướng, gợi mở cách làm hay, giải pháp hiệu quả để các em kịp thời cập nhật, tiếp thu, vận dụng vào từng đề tài, sản phẩm. Sau mỗi cuộc thi, đề tài, sản phẩm đoạt giải được trưng bày, giới thiệu tại trường nhằm khuyến khích, động viên các em tham gia phong trào nghiên cứu khoa học – kỹ thuật trong trường học.
Có thể thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học – kỹ thuật tại Trường THCS và THPT Cô Tô đã tạo động lực, khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo ý tưởng hữu ích, phục vụ học tập và cuộc sống. Từ đó, góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học; phát triển khả năng tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo cho học sinh ngay từ thời điểm ngồi trên ghế nhà trường.
Khơi gợi đam mê nghiên cứu khoa học: Thầy 3, trò 7
Nghiên cứu và tham gia các cuộc thi khoa học đối với học sinh phổ thông đã trở thành hoạt động quen thuộc.
Đứng sau thành công của học trò luôn có bóng dáng người thầy với vai trò hướng dẫn.
Thầy Nguyễn Mạnh Tú (trái), Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) cùng học trò NCKH. Ảnh: NVCC
Để học trò được "thực học, thực hành", tích lũy kiến thức từ khoa học... giáo viên phải biết nhìn ra "nhân tài", gợi mở, định hướng phù hợp nhưng chỉ chiếm 30%, còn lại là của trò.
Nuôi dưỡng nhân tài
Chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy, nuôi dưỡng đam mê nghiên cứu khoa học (NCKH), thầy Nguyễn Mạnh Tú, giáo viên Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình) - với 7 năm liền tham gia hướng dẫn học sinh NCKH trong đó 4 năm liên tiếp đoạt giải cấp quốc gia - cho rằng, mấu chốt là tạo cho học sinh học tập, trao đổi ý tưởng, tiếp cận khoa học thông qua nhóm, câu lạc bộ giáo dục STEM nhà trường.
Từ môi trường này, ý tưởng khoa học trong học sinh sẽ có cơ hội chắp cánh, nảy nở và tìm đến thầy cô hướng dẫn. Khi ấy, người thầy cần hết sức trân trọng ý tưởng của học trò cho dù non nớt, thiếu trọn vẹn. Cùng đồng hành, thầy, trò sẽ tìm ra hướng đưa kiến thức vào thực tiễn phù hợp.
Với kinh nghiệm 7 năm liền hướng dẫn học sinh NCKH đều "ẵm" giải quốc gia, thầy Ngô Văn Tiến, Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh), bày tỏ quan điểm: Muốn có "nhân tài" cần biết nuôi dưỡng, khơi dậy đam mê. Trước hết phải tạo ra "sân chơi" là những câu lạc bộ để học sinh được trải nghiệm, "nhúng" mình vào môi trường thực hành.
Nhà trường, thầy cô cũng cần thúc đẩy các em tham gia cuộc thi NCKH nhỏ để tiếp cận kiến thức, các vấn đề khoa học kỹ thuật cơ bản. Khi thành thạo với sân chơi phù hợp, học sinh có tiền đề vững chắc, tự tin bước vào những sân chơi lớn.
Cũng theo thầy Tiến, quá trình nuôi dưỡng "nhân tài" nên mời các chuyên gia hỗ trợ, giao lưu bởi giáo viên không thể một mình làm tốt mọi việc. Không cần tìm kiếm đâu xa khi lựa chọn chuyên gia bởi các nhà trường có thể "lấy" ngay những học sinh xuất sắc khóa trước để trao đổi, giao đề tài, lập trình... cùng học trò khóa sau. Như vậy, học sinh lớn có thể giúp nhà trường, giáo viên hướng dẫn truyền lại kỹ năng, khả năng, gợi ý cách làm, tự học và nghiên cứu hiệu quả.
Từ góc độ quản lý, thầy Hoàng Hải Nam, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), bày tỏ: Cơ sở vật chất dành cho việc dạy và học nói chung, công tác NCKH nói riêng thiếu thốn là thách thức không nhỏ đối với thầy và trò. Nhưng khó khăn lớn hơn cả là khơi dậy niềm đam mê NCKH, sự tự tin thể hiện mình của học sinh cũng như hạn chế về kinh nghiệm hướng dẫn nghiên cứu của thầy, cô giáo...
Các nhà trường cũng cần bắt đầu "dưỡng" nhân tài từ giao nhiệm vụ hướng dẫn cho giáo viên và NCKH cho học sinh từ những dự án nhỏ, ý tưởng đơn giản. Mức độ phức tạp, quy mô dự án nên tăng dần trong các năm học khi kinh nghiệm, tự tin, say mê nghiên cứu của cả thầy và trò lớn hơn...
Nguyễn Hoàng Sơn, học sinh lớp 12 chuyên Tin, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình) vừa đoạt giải Nhất với đề tài "Thiết kế phần mềm điều khiển các hệ thống thông minh lưới điện EMS" tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Ninh Bình năm 2021, cho rằng: NCKH trong trường học bổ ích, giúp học sinh biết phát huy sáng tạo, đưa kiến thức mới áp dụng vào thực tiễn. Mặt khác, kiến thức thực hành cũng bổ sung cho học sinh hiểu sâu hơn lý thuyết trên lớp; rèn luyện khả năng tìm tòi nghiên cứu sáng tạo, phát huy hết năng lực sở trường. Sau này khi ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ với NCKH thực tiễn...
Thầy Ngô Văn Tiến (ngoài cùng bên trái), Trường THPT Hàn Thuyên (Bắc Ninh) hướng dẫn học sinh NCKH. Ảnh: NVCC
Giáo viên chỉ định hướng, gợi mở
Chia sẻ quan điểm sau 5 lần hướng dẫn học sinh NCKH thì 3 lần các dự án đoạt giải cao tại cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, quốc gia tham gia, thầy Phạm Văn Điệp, Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai), cho rằng: Để hướng dẫn hiệu quả, trước hết học trò phải tìm được đề tài hay, thiết thực (xuất phát từ cuộc sống, vấn đề thời sự...).
Quá trình hướng dẫn, giáo viên với kinh nghiệm của mình đưa ra những câu hỏi phản biện để học trò trả lời. Những câu hỏi có thể xuất phát từ vấn đề học sinh đang vướng mắc để buộc các em suy nghĩ tìm câu trả lời. Giải quyết được câu hỏi phản biện của thầy giáo đồng nghĩa học sinh được học hỏi, nghiên cứu sâu hơn kiến thức và từ đó tiếp tục tìm hiểu vấn đề sâu hơn.
Trong hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên luôn đóng vai trò phản biện để học sinh đi tìm lời giải cho bài toán thỏa đáng nhất. Quá trình phản biện giúp học sinh thấy được bản thân đang thất bại ở đâu, thiếu kiến thức gì... để tự bồi đắp, tìm hiểu, nghiên cứu, suy nghĩ... cho ra hướng tối ưu.
Khi dự án, vấn đề đi vào bế tắc, giáo viên có thể bằng kinh nghiệm để gợi mở, dẫn dắt học trò tìm lời giải đáp, song tuyệt đối không làm hộ. Thậm chí, biết chấp nhận thất bại của học sinh để cả thầy và trò học thêm nhiều bài học từ thất bại.
Thầy Nguyễn Mạnh Tú, Trường THPT Hoa Lư A (Ninh Bình), chia sẻ kinh nghiệm: Khi "bắt tay" vào hướng dẫn học trò NCKH cần tìm hiểu kỹ ý tưởng đề tài của học trò ra sao, xuất phát từ đâu? Sau đó hướng tìm kiếm thông tin liên quan và kết hợp với điều kiện có sẵn trong phòng thí nghiệm mới bắt tay vào triển khai.
Giáo viên kề cận với học sinh nhưng chỉ làm nhiệm vụ định hướng, gợi mở để triển khai đề tài. Chỗ nào vướng thì hướng dẫn học trò tìm thêm thông tin từ các nguồn khác nhau để hoàn thiện.
Trong quá trình hướng dẫn, nhiều khi quan điểm khoa học của thầy và trò không gặp nhau, thậm chí mâu thuẫn đối lập. Nhưng vẫn phải tôn trọng ý kiến của học trò, bởi kết quả cuối cùng mới là câu trả lời các em đúng hay sai. Nhiều khi đi theo hướng của thầy thì thất bại nhưng của học trò lại thành công...
Trong hướng dẫn nghiên cứu khoa học một đề tài nào đó, vai trò của thầy cô chỉ nên đóng 30%, 70% phải của học trò. Những vấn đề học sinh chưa thành thạo, không có kinh nghiệm, mang tính hàn lâm..., giáo viên có thể hỗ trợ, hướng dẫn, gợi ý. Còn lại về cơ bản học sinh phải chủ động tự học, tự hành. - Thầy Nguyễn Mạnh Tú
9X giành 8 học bổng tiến sĩ Mỹ 'bất an' về việc làm "Mục tiêu của tôi khi làm nghiên cứu là phải tận tâm, tận lực bằng niềm đam mê và có thể trao đi giá trị cho người khác. Do đó, tôi không muốn vì tiền bạc mà không thể toàn ý với khoa học", Trần Quốc Đạt nói. Trần Quốc Đạt hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Vật lý năng lượng...