Phong trào Chữ thập đỏ cảnh báo về ‘ba mối đe dọa lớn’ ở Đông Phi
Theo Independent, người dân Đông Phi đang phải đối mặt với nạn đói và bệnh tật do hậu quả của ba cuộc khủng hoảng cùng một lúc là sự lây lan của Covid-19, lũ lụt và sự xâm chiếm của châu chấu.
Theo đó, mặc dù thực tế là Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã phân bổ 5,9 triệu bảng Anh cho khu vực này, nhưng dự kiến tình hình của người dân nơi đây vẫn có thể vẫn trở nên phức tạp trong thời gian tới.
Người dân Đông Phi đối mặt ba mối đe dọa cùng một lúc. (Ảnh: Reuters)
Hàng trăm ngàn người dân Đông Phi có nguy cơ chết đói và bệnh tật do hậu quả của “mối đe dọa tay ba” đối với các khu vực, The Independent trích dẫn các báo cáo của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, cho biết.
Theo công bố, các nước Đông Phi đã buộc phải thực hiện các biện pháp phòng chống để hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào khu vực cùng với lũ lụt và sự xâm chiếm của châu chấu đã khiến cho các quốc gia Đông Phi gặp vô vàn khó khăn.
Ngoài ra, ở Kenya, Somalia và Rwanda, lũ lụt đã khiến khoảng nửa triệu người phải rời bỏ nhà cửa, hàng trăm người thiệt mạng. Cùng với đó là “đại dịch” châu chấu được coi là lớn nhất trong những thập kỷ gần đây, hàng trăm tỉ con châu chấu xâm chiếm phá hủy mùa màng và đất nông nghiệp, “tước đoạt” nguồn lương thực, thu nhập của người dân.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) chỉ ra rằng, làn sóng châu chấu đầu tiên bắt nguồn từ Bán đảo Ả Rập và lan sang Đông Phi đã phá hủy 30% đồng cỏ của Kenya. Nếu dịch châu chấu không thể kiểm soát một cách hiệu quả, đến tháng 6, toàn bộ dân số Đông Phi phải đối mặt với các vấn đề an ninh lương thực.
Video đang HOT
Để chung tay với các nước ngăn chặn nạn châu chấu, FAO đã gây quỹ, kêu gọi được số tiền lên tới 153 triệu USD. Cho đến hiện tại, tổ chức này đã nhận được 111 triệu USD tiền mặt hoặc cam kết.
“Tình hình ngày càng trầm trọng thêm bởi các mối đe dọa từ lũ lụt, cộng thêm dịch Covid-19 và cuộc xâm chiếm của châu chấu”, ông Simon Missiri, giám đốc Liên đoàn Chữ thập đỏ quốc tế và Hội Trăng lưỡi liềm đỏ tại khu vực châu Phi nói.
Theo ông Missiri, các biện pháp hạn chế du lịch và di chuyển nhằm làm chậm sự lây lan dịch bệnh đang cản trở nỗ lực chống các đàn châu chấu tàn phá mùa màng. Lũ lụt cũng làm gia tăng sự lây lan virus vì khó có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong tình hình như vậy.
Ông Missiri cho biết thêm, người dân ở Đông Phi đang phải đối mặt với các tình huống khó khăn. Theo thông báo trước đó, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã gửi 5,9 triệu bảng Anh đến Ethiopia, Kenya, Somalia, Nam Sudan, Tanzania, Rwanda và Uganda để hỗ trợ các nước.
“Chúng tôi lo ngại rằng số người thiếu ăn và đau ốm sẽ gia tăng trong những tuần tới khi lũ lụt và Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng đối phó của nhiều nước trong khu vực”, ông Missiri lưu ý.
Giải pháp giúp Đông Phi chống đỡ dịch châu chấu giữa thời Covid-19
Trong lúc ứng phó với đại dịch Covid-19, các quốc gia Đông Phi còn phải chiến đấu với đợt dịch châu chấu tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua cùng dự báo chúng đang gia tăng bầy đàn mạnh vào tháng 6 tới.
May mắn, họ đang nhận được sự trợ giúp của giới khoa học nhờ một ứng dụng dự báo phân bố và hướng tấn công tiếp theo của loài châu chấu sa mạc này.
Dự báo hơn 25 triệu người ở các quốc gia Đông Phi có thể thiếu lương thực nghiêm trọng do nạn châu chấu trong năm 2020
Theo dõi châu chấu bằng mô hình thời tiết
Do tình hình thời tiết cực đoan 18 tháng qua, những đàn châu chấu sa mạc có điều kiện sinh sản thuận lợi. Bắt đầu từ bán đảo Ảrập, chúng hoành hành khắp Đông Phi vào đầu năm 2020, tàn phá mùa màng và thảm thực vật ở bất cứ nơi nào chúng quét qua. Lượng mưa lớn vào tháng 3 và tháng 4-2020 tiếp tục mang lại điều kiện lý tưởng cho làn sóng sinh sản mới của châu chấu trong khi chính phủ các nước tuyệt vọng trong thu thập thông tin để họ có thể chuẩn bị cho sự tấn công sắp tới.
Tuy nhiên, giờ đây, các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã hợp tác với Keith Cressman, chuyên viên của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) phát triển một ứng dụng web có thể dự báo hướng gió khi đàn châu chấu di chuyển, mấu chốt của nó là mô hình khí quyển có tên HYSPLIT.
Ông Keith Cressman đã sử dụng ứng dụng này để thông báo cho các quốc gia có nguy cơ về các mối đe dọa của châu chấu, ngoài cập nhật tình hình với tổ chức FAO.
HYSPLIT vốn là công cụ phân tích các hạt ô nhiễm, dù là khí phát thải từ nhà máy điện hay tro bụi núi lửa, lan rộng và phân tán trong khí quyển. Mô hình này tích hợp dữ liệu từ Hệ thống Dự báo Toàn cầu của NOAA và các mô hình dự báo thời tiết khác. Về nguyên tắc, HYSPLIT có thể được sử dụng để theo dõi bất cứ thứ gì dịch chuyển trong không khí, gồm cả châu chấu. Những con côn trùng cất cánh trong gió và được gió thổi bay khi dịch chuyển lên đến 150km một ngày.
Vài năm trước, chuyên gia Cressman đã bắt đầu sử dụng HYSPLIT để dự đoán nơi những đàn châu chấu đang di chuyển dựa trên các quan sát thực địa. Nhưng khi cuộc khủng hoảng châu chấu Đông Phi gia tăng vào mùa đông năm ngoái, ông nhận ra rằng mô hình hiệu quả hơn nhiều nếu nó được điều chỉnh dựa trên đặc tính của loài sinh vật này. "Châu chấu không bay 24 tiếng một ngày giống như bụi, nó cất cánh vào giờ nhất định vào buổi sáng và hạ cánh đúng giờ ngay trước khi mặt trời lặn để nghỉ ngơi lấy sức".
Tháng 2-2020, chuyên viên Keith Cressman đã tìm tới NOAA đề nghị hợp tác. Đến tháng 3, họ đã đưa ra mô hình có thể theo dõi hàng chục đàn châu chấu cùng lúc và có thể dự đoán vị trí của chúng 5 phút một lần, và chính xác trước 7 ngày. Các nhà khoa học này đang tiếp tục cải thiện ứng dụng, bổ sung tính năng dự báo cho các trường hợp đặc biệt, ví như bầy châu chấu thực hiện các chuyến đi không ngừng nghỉ, bay liên tục nhiều ngày xuyên đại dương, từ Somalia qua Ấn Độ Dương đến Pakistan.
Ryan Neely III, một nhà khoa học khí quyển tại Đại học Leeds, không tham gia vào chương trình dự báo châu chấu của FAO gợi ý thêm, sẽ rất tuyệt khi đưa những bức ảnh chụp đàn châu chấu bằng radar vào mô hình như vậy. Các thành viên gây dựng ứng dụng HYSPLIT đồng ý rằng, radar hoặc thậm chí dữ liệu vệ tinh sẽ cung cấp thêm thông tin có thể cải thiện hiệu quả dự đoán của mô hình.
Chiến đấu với châu chấu giữa đại dịch
Đến tháng 2-2020, thiệt hại đã đạt mức lịch sử tại 10 quốc gia ở vùng Sừng châu Phi và Yemen bị châu chấu tàn phá. Theo FAO, dự báo hơn 25 triệu người ở các quốc gia Đông Phi có thể phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong năm 2020.
Diệt trừ dịch hại châu chấu tốt nhất là trước khi chúng hình thành. Điều cần thiết là giám sát thường xuyên vì một số lượng nhỏ côn trùng có thể được kiểm soát tương đối dễ dàng. Thông thường, khi đàn châu chấu mới phát hiện, các nước châu Phi có thể điều đội phun thuốc trừ sâu lưu động trên mặt đất hoặc sử dụng máy bay trực thăng.
"Nó giống như một đám cháy rừng. Nếu đám châu chấu mới xuất hiện như đốm lửa trại, chỉ cần dập tắt nó. Nhưng nếu bỏ lỡ, nó sẽ trở thành một trận hỏa hoạn lớn. Khi đó, muốn kiểm soát sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều", ông Keith Cressman cho biết. Chính quyền ở các nước bị ảnh hưởng đã phun thuốc trừ sâu trên hàng nghìn hécta đất. Nhưng sau những đợt mưa dài ngày từ tháng 3, mặt đất không khô thì những nỗ lực đó không khả quan.
Kenya, nơi đang chứng kiến đợt châu chấu phá hoại tồi tệ nhất trong 70 năm qua, đã ra lệnh cảnh sát sử dụng bắn đạn hơi cay và súng máy để tiêu diệt loài côn trùng này. Người nông dân truyền thống và những người chăn gia súc cũng nỗ lực mang đồ làm bếp ra đập, tạo ra âm thanh lớn để đuổi đàn châu chấu.
Tại khu Nam Wollo của Ethiopia, trong năm 2019, các cộng đồng đã phối hợp cùng nhau để trồng trọt và thu hoạch không cho châu chấu phá hoại. Các tình nguyện viên cắt cử nhau để khoảng 100 người cùng làm việc trên một cánh đồng lớn. Họ cũng chia sẻ lương thực để đảm bảo mọi người không bị đói.
Tuy vậy, đại dịch Covid-19 làm cho các hoạt động cộng đồng như vậy khó khăn hơn nhiều. Mặc dù Ethiopia không bị phong tỏa chặt nhưng hoạt động của người dân bị hạn chế do sắc lệnh khẩn cấp quốc gia. Người nông dân thường không tập trung ngoài đồng mà gửi báo cáo trực tuyến hoặc qua điện thoại, làm cho việc đánh giá tình hình trở nên khó khăn hơn.
Trước nguy cơ gia tăng các bầy đàn châu chấu sắp trưởng thành, Ethiopia rất cần mở rộng quy mô hoạt động, bà Fatouma Seid từ FAO Ethiopia cho biết. "Ngoài công tác dự báo, cần có thêm nhiều đội trên mặt đất, nhiều phương tiện hơn cho chính phủ và lượng thuốc trừ sâu dự trữ", bà Fatouma Seid nói. Ước tính, trữ lượng thuốc trừ sâu hiện tại ở Ethiopia chỉ đủ cho đến tháng 6. Đối với nước láng giềng Somalia, quốc gia này hiện có đủ thuốc trừ sâu để phun cho khoảng 2.000km2, đủ cho giai đoạn kiểm soát châu chấu chưa trưởng thành cho đến tháng 7 tới.
HYSPLIT vốn là công cụ phân tích các hạt ô nhiễm, dù là khí phát thải từ nhà máy điện hay tro bụi núi lửa, lan rộng và phân tán trong khí quyển. Mô hình này tích hợp dữ liệu từ Hệ thống Dự báo Toàn cầu của NOAA và các mô hình dự báo thời tiết khác. Về nguyên tắc, HYSPLIT có thể được sử dụng để theo dõi bất cứ thứ gì dịch chuyển trong không khí, gồm cả châu chấu. Những con côn trùng cất cánh trong gió và được gió thổi bay khi dịch chuyển lên đến 150km một ngày.
Châu chấu phá hoại hàng ngàn hecta lúa và hoa màu ở bắc Lào Dịch châu chấu và sâu keo mùa thu đang phá hoại hơn 1.600 ha lúa và hoa màu tại tỉnh Luangphabang và đang lan sang các tỉnh lân cận ở khu vực bắc Lào. Ông Sivon Vongkhanchan, Phó giám đốc sở Nông lâm tỉnh Luangphabang cho biết, dịch châu chấu và sâu keo xuất hiện cách nay một tháng tại 6 huyện, sau...