Phòng tránh rét cho học sinh trên Cao nguyên đá Đồng Văn
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường mạnh nên trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra đợt rét đậm, rét hại diện rộng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của nhân dân, nhất là các cháu học sinh tiểu học, mầm non.
ảnh minh họa
Để đảm bảo sức khỏe, duy trì tỷ lệ chuyên cần, các trường học ở Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, tạo điều kiện tốt nhất cho các em được mặc ấm, ăn uống đủ chất dinh dưỡng mỗi khi đến trường trong mùa đông giá lạnh.
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc) là nơi tập trung học tập của 717 em học sinh, trong đó có 241 em học sinh ở và sinh hoạt bán trú tại trường. Những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp còn từ 3 – 5 độ C, nhà trường chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để các em học sinh được ngủ ấm, lớp học đủ ánh sáng và kín gió, mọi hoạt động học tập được đảm bảo. Cán bộ y tế của nhà trường cũng thường xuyên kiểm tra sức khỏe, bổ sung đủ các loại vitamin cho các em, giúp phòng tránh các bệnh trong mùa đông giá rét.
Thượng Phùng là xã biên giới nằm cách trung tâm huyện Mèo Vạc trên 40 km, nơi đây trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống của các gia đình còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao nên việc chăm lo cho con em mình đủ ấm trong mùa đông giá rét còn hạn chế. Để góp phần xua cái lạnh trên Cao nguyên đá, thầy Nguyễn Minh Tài – Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Thượng Phùng đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường vận động các thầy cô giáo trong trường, các tổ chức xã hội từ thiện quyên góp, giúp đỡ quần áo ấm, chăn màn cho các em học sinh. Đặc biệt, vào những ngày giá rét, nhà trường yêu cầu tất cả các thầy, cô giáo đóng cửa lại cho đỡ gió, giữ ấm cho các cháu.
Video đang HOT
Những ngày giữa tháng 12/2017, các trường học khác trên địa bàn các huyện vùng cao, vùng sâu, biên giới của Hà Giang cũng đang dồn sức chống rét cho học sinh. Theo bà Mua Thị Hồng Minh – Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đồng Văn, toàn huyện hiện có 53 trường, với trên 23.000 học sinh, trong đó có 25 trường tiểu học và trung học cơ sở bán trú. Ngành Giáo dục huyện Đồng Văn đã và đang chủ động triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống rét cho học sinh trên địa bàn, đảm bảo sức khỏe cho các em sinh hoạt, học tập ổn định trong mùa đông.
Trong những ngày tới, không khí lạnh tăng cường tiếp tục làm nhiệt độ giảm mạnh, theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang, nhiều nơi trên địa bàn có thể xuất hiện băng giá. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đã yêu cầu các trường học triển khai đồng loạt nhiều biện pháp phòng chống rét cho học sinh; thường xuyên nhắc nhở các em mặc đủ ấm, không bắt buộc mặc đồng phục, không tổ chức các hoạt động ngoài trời.
Đặc biệt, đối với những huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới thường có sương mù dầy đặc, do vậy vào những ngày rét đậm rét hại, các trường cần chủ động thay đổi khung giờ học cho phù hợp, trong quá trình học giáo viên cần đốt lửa sưởi ấm cho học sinh. Đối với những trường có học sinh ở bán trú, nội trú, các trường cần quan tâm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đủ suất ăn, chế độ dinh dưỡng như cơm, canh, nước uống phải đủ ấm. Đồng thời theo dõi sát tình hình thời tiết và chủ động giải quyết việc nghỉ học của học sinh phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Nhờ có sự chủ động, trách nhiệm, chăm lo phòng, chống rét cho học sinh nên đến thời điểm này, các em học sinh ở tỉnh Hà Giang nói chung và Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng vẫn đảm bảo sức khỏe. Dù rét đậm rét hại xảy ra nhưng tỷ lệ chuyên cần tại các trường học trên địa bàn vẫn đạt tỷ lệ cao, học sinh được giữ ấm và đảm bảo sức khỏe mỗi khi tới trường.
Theo Baotintuc.vn
Hàng loạt nữ sinh ngất xỉu, nhà trường nói gì?
Trao đổi với PV vào chiều nay 16/12, bà Lưu Thị Uyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) xác nhận sự việc nhiều học sinh có biểu hiện lạ như bị ngất, không kiểm soát được hành vi và lời nói đều thuộc điểm trường Nà Bản và đều có triệu chứng giống nhau.
ảnh minh họa
Cụ thể, trong 2 ngày (12 và 13/12), 9 học sinh tiểu học tại điểm trường Nà Bản thuộc Tiểu học Xuân Lạc có biểu hiện bất thường về nhận thức và sức khỏe, trong đó 5 em là học sinh lớp 3, một học sinh lớp 4 và ba học sinh lớp 5. Trong số này, 8 em ở thôn Cốc Slông, 1 em ở thôn Nà Bản.
Theo nữ hiệu trưởng, 9 em học sinh bỗng dưng có "biểu hiện lạ" trên đều là nữ và nằm trong top những em học giỏi của điểm trường.
Ban đầu các em đều có biểu hiện mệt mỏi, sau đó chuyển sang trạng thái hung dữ, mất kiểm soát bản thân, không nhận biết được ai kể cả người thân và thầy cô giáo. Hiện tượng này diễn ra khoảng 3-5 phút hoặc kéo dài hơn 10 phút, sau khi có những biểu hiện lạ xong, hầu hết các em rơi vào trạng thái ngất xỉu, khi tỉnh dậy nhiều em yếu không đi lại được, sau đó các em cũng không còn nhớ gì.
"Các em học sinh này có các biểu hiện bất thường như: tự dưng ngất một lúc sau đó tỉnh. Có em bỗng dưng rùng mình nhảy nhót, nói nhảm: "Tôi là người này, người kia", "Tôi từ dưới đất chui lên"... Khi thấy các em có biểu hiện lạ, các thầy cô giáo đến hỗ trợ thì các em sẵn sàng có phản ứng quá khích, tỏ ra hung hăng. Khi tỉnh lại, các em không còn nhớ những gì đã xảy ra và lại sinh hoạt, học tập bình thường. Từ khi xảy ra sự việc đến nay, các thầy cô giáo rất hoang mang, đa số các thầy cô không được nghỉ trưa vì còn phải thức trông các em học sinh", bà Uyên thông tin.
Cũng theo vị lãnh đạo nhà trường, cách đây 2 năm tình trạng trên cũng có xuất hiện, nhưng khi đó chỉ có 2 em học sinh có triệu chứng lạ trên, năm 2016 không có học sinh nào bị lại nữa.
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo xã và trạm y tế xã đã đến trường nắm tình hình, báo cáo Huyện ủy, UBND, Sở GD&ĐT xin chỉ đạo và xin hỗ trợ của Trung tâm y tế huyện, Phòng GD&ĐT để tìm phương án xử lý. Phòng GD&ĐT đã phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế và các bác sĩ trực tiếp thăm khám, tiến hành cách ly các em để theo dõi, đồng thời cho học sinh toàn trường tạm nghỉ học 1 ngày (14/12) để theo dõi tình hình"
Hôm qua (15/12) khi đi học trở lại sau 1 ngày nghỉ để theo dõi tình hình tại nhà, 9 học sinh trên vẫn lặp lại tình trạng ngất và nói nhảm.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Xuân Lạc cho hay, vào 14h chiều nay 16/12, các sở ban ngành, trung tâm huyện đã đến điểm trường đưa các em đi kiểm tra tại bệnh viện ở Trung tâm huyện chợ Đồn.
Ngành Giáo dục, chính quyền xã, các bậc phụ huynh học sinh và dư luận tại tỉnh Bắc Kạn đang rất lo lắng về tình hình của 9 em học sinh nói trên, đồng thời khẩn thiết mong các cơ quan chức năng mau chóng tìm ra nguyên nhân sự việc.
Theo Tinmoi24.vn
Đề xuất miễn học phí cho trẻ học mầm non và học sinh THCS: Lo ngại tính khả thi Đề xuất miễn học phí với trẻ mầm non và học sinh THCS tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, được coi là tín hiệu tốt nhằm tăng hiệu quả chính sách phổ cập, tạo thuận lợi hơn cho gia đình người học. Tuy nhiên,...