Phòng tránh bại liệt trẻ nhỏ
Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan rất cao trong cộng đồng.
Minh họa/INT
Bệnh để lại những di chứng nghiêm trọng và hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, cho gia đình và cho cộng đồng.
Lây lan rất nhanh
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) có danh pháp quốc tế là A80. Bệnh được xếp nhóm A trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, có thể phòng tránh chủ động nhờ sử dụng vaccine.
Bệnh do một loài virus có tên Polio (Poliovirus), thuộc chi virus đường ruột (Enterovirus). Bệnh có mặt trên khắp thế giới, lây truyền qua đường tiêu hóa nên khả năng lây lan rất cao và rất nhanh, có thể bùng nổ thành dịch tại một địa phương nào đó.
Thời gian ủ bệnh của virus bại liệt giao động từ 3-35 ngày, trung bình 7-14 ngày. Độ tuổi mắc bệnh tập trung chủ yếu ở trẻ 3 tuổi. Những trẻ càng nhỏ tuổi hoặc càng lớn tuổi hơn thì tỉ lệ mắc bệnh bại liệt thấp hơn rất nhiều.
Virus Polio có khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài khá tốt, chúng chịu đựng được sự khô hanh. Ở nhiệt độ bình thường, chúng có thể sống trong nước 2 tuần. Với liều lượng chlore xử lý nước thông thường chỉ có thể diệt các loài vi khuẩn khác mà không tiêu diệt được virus Polio. Ở nhiệt độ 56oC, chúng chết sau 30 phút. Nhiệt độ càng cao thì chúng chết càng nhanh.
Virus Polio xâm nhập vào đường tiêu hóa do tay vấy bẩn mầm bệnh rồi cầm nắm thức ăn hoặc do thức ăn có chứa mầm bệnh vì một lý do nào đó. Sau khi vào cơ thể, chúng sẽ tìm đến định cư tại các hạch bạch huyết, từ đó xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương tế bào thần kinh vận động ở vỏ não, cũng như gây tổn thương các tế bào thần kinh tại khu vực sừng trước tủy sống.
Video đang HOT
Virus Polio có nhiều tiếp típ (type) huyết thanh khác nhau. Tại các phòng xét nghiệm, chúng phát triển rất tốt trên dòng tế bào thận khỉ. Sau thời gian nuôi cấy, virus được định type bằng phản ứng trung hòa vi lượng.
Dưới sự phóng đại của kính hiển vi điện tử, virus bại liệt trông hình dạng như khối cầu và không có vỏ. Đường kính khoảng 27 nm. Cấu trúc thân bao gồm 1 protein capsid bền vững bao bọc đoạn ARN của virus.
Tình trạng liệt mềm tứ chi
Do virus Polio gây tổn thương các tế bào thần kinh vận động của vỏ não và khu vực sừng trước của tủy sống, nên biểu hiện điển hình của người bệnh là tình trạng liệt mềm tứ chi. Tình trạng liệt này không hồi phục do các tế bào thần kinh vận động đã bị hỏng cho nên người bệnh mất vận động hoặc hạn chế vận động suốt đời.
Thực ra, tình trạng của người mắc bệnh bại liệt thay đổi tùy theo mức độ tổn thương của các tế bào thần kinh. Sau đây là các biểu hiện của người mắc bệnh bại liệt được xếp nhóm theo “thể” bệnh:
- Thể liệt mềm cấp tính (Acute paralytic poliomyelitis): Chán ăn, sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau nhiều cơ (chi, gáy và lưng), mất dần vận động. Rồi liệt không đối xứng. Các trường hợp gây tổn thương nhiều tế bào thần kinh vùng hành tủy gây suy hô hấp nặng và dẫn đến tử vong.
- Thể viêm màng não: Có các biểu hiện sốt, nhức đầu đau cơ và cứng gáy.
- Thể nhẹ: Có các biểu hiện sốt, khó ngủ, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Một số trường hợp còn có biểu hiện táo bón. Người bệnh có thể hồi phục trong vài ngày. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là bệnh nhân từ thể nhẹ có thể chuyển thành thể nặng với các biểu hiện rầm rộ hơn.
- Thể ẩn: Là thể thường gặp. Các biểu hiện thường không rõ ràng. Các trường hợp nghi ngờ phải nuôi cấy và phân lập virus để xác định.
Một số bệnh lý có biểu hiện liệt tương tự bên có thể gây nhầm lẫn về chẩn đoán trong một số trường hợp như:
- Liệt do viêm dây thần kinh thứ phát sau khi tiêm, nhất là ở trẻ nhỏ.
- Yếu hoặc liệt các chi do bị chấn thương.
- Bệnh thể viêm màng não gây liệt của các loại virus Coxsackia, Echo, virus EV7…
- Hội chứng Guillain Barré.
Hướng điều trị và cách phòng tránh
Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có các loại thuốc điều trị đặc hiệu. Người bệnh cần được bất động hoàn toàn. Tất cả các biện pháp điều trị đều mang tính hỗ trợ. Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân bằng các loại sinh tố và dịch truyền.
Điều quan trọng nhất sau khi lui bệnh là tập phục hồi chức năng nhằm khắc phục các di chứng do bệnh gây ra. Người chăm sóc bệnh nhân cần thận trọng, luôn phải vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ. Tốt nhất là sử dụng vaccine bảo vệ nếu chưa có sự miễn dịch đầy đủ.
Về lâu dài, thường là vài chục năm sau hoặc vào giai đoạn cuối đời, người mắc bại liệt thuở nhỏ sẽ rơi vào hội chứng sau bại liệt. Điều này sẽ làm cho các hoạt động sống ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do vậy, họ cần sự quan tâm giúp đỡ hơn nữa từ người thân và sự tận lực của các nhà chuyên môn trong việc chăm sóc.
Việc phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân tốt. Sử dụng nguồn nước sạch và nguồn thực phẩm sạch. Luôn thực hiện phương châm ăn chín uống sôi.
Vì sao trẻ vẫn cần uống đủ vắc xin dù bệnh bại liệt bị thanh trừ từ 22 năm trước?
Tại Việt Nam, bệnh bại liệt đã bị thanh trừ từ năm 2000, cách đây 22 năm, nhưng đến nay tại sao trẻ hiện vẫn cần uống đủ liều? Vì sao vắc xin bại liệt dạng uống gồm ba type (1, 2, 3) được đổi sang vắc xin uống hai type (1, 3)?
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) khám một trẻ bị yếu liệt cả người, không thể tự đi đứng được - Ảnh: BÌNH NGHI
Trước thắc mắc này của một số phụ huynh, bác sĩ Lê Nguyễn Thanh Nhàn (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) cho hay bệnh bại liệt là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa. Khi bị nhiễm vào cơ thể, vi rút sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ, phần mềm cấp tính và gây ra chứng bại liệt.
Nhờ việc triển khai vắc xin bại liệt trong chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó trên 95% trẻ em được uống vắc xin bại liệt 3 type (OPV), Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận thanh trừ bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000 và kết quả này tiếp tục được duy trì cho đến nay.
Hiện trên thế giới, vi rút bại liệt hoang dại vẫn còn lưu hành ở một số quốc gia, nên nguy cơ lây truyền bệnh bại liệt vào Viêt Nam là hiện hữu khi sự giao lưu quốc tế ngày càng lớn.
WHO khuyến cáo, việc duy trì tiêm chủng đê tạo miễn dịch bảo vệ phòng bệnh bại liệt là rất cần thiết cho đến khi bệnh bại liệt được thanh toán hoàn toàn trên quy mô toàn cầu.
Năm 2016, WHO đã công bố thanh trừ vi rút bại liệt hoang dại type 2 trên toàn cầu, vì vậy thành phần type 2 trong vắc xin không thực sự còn cần thiết nữa và cũng là để giảm thiểu nguy cơ gây liệt dù rất thấp của bại liệt type 2 có trong vắc xin.
WHO đề nghị các quốc gia thành viên thay thế vắc xin bại liệt uống ba type bằng vắc xin bại liệt uống hai type đã loại bỏ thành phần type 2.
Theo chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam, vắc xin bại liệt dạng uống gồm ba type (1, 2, 3) được đổi sang vắc xin uống hai type (1, 3) nhằm giảm thiểu nguy cơ gây liệt của bại liệt type 2, có trong thành phần vắc xin theo đề nghị của WHO.
Lịch uống vắc xin phòng bại liệt hai type tương tự như dạng ba type, với ba lần uống vắc xin bại liệt vào thời điểm trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin bại liệt hai type với ba type tương tự nhau.
Nguy cơ vi rút bại liệt hoang dại xâm nhập là hiện hữu Theo Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) giảm thấp nhất trong các năm gần đây, trong đó 2 nhóm vắc xin OPV uống phòng bại liệt và vắc xin DPT (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván) đang thấp ở mức cảnh báo. Hiện...