Phong tỏa quán bún chả từng đón cựu Tổng thống Obama: Shipper đành nhờ khách đổi đơn
Quán bún chả Hương Liên ở Hà Nội – nơi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đến ăn – bị phong tỏa vì liên quan ca nhiễm Covid-19.
Nhiều hàng quán xung quanh cũng đóng cửa im lìm để chủ động phòng dịch Covid-19.
Quán bún chả Hương Liên – nơi cựu Tổng thống Mỹ Obama ghé đến đang bị phong tỏa vì ca nhiễm Covid-19 đến ăn. ẢNH: DƯƠNG LAN
Hàng quán cạnh bên ế ẩm
Quán bún chả Hương Liên ở số 24 Lê Văn Hưu (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) từng đón cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tới dùng bữa vào tối 23.5.2016 khi ông thăm chính thức Việt Nam. Sáng 13.7, nơi này bị phong tỏa vì liên quan ca nhiễm Covid-19.
Theo ghi nhận của Thanh Niên , lực lượng chức năng đã dựng hàng rào trước cửa quán. Sau khi quán bún chả này bị phong tỏa, các quán ăn tại phố Lê Văn Hưu cũng đóng cửa, dừng bán mang về khiến phố này trở nên vắng vẻ.
Quán bún chả từng đón ông Obama đến ăn vào năm 2016, bị phong tỏa phòng dịch Covid-19
Video đang HOT
Bà Nguyễn Kim Thoa (61 tuổi, chủ quán nước ép bên cạnh quán bún chả Hương Liên) cho biết, khi thấy lực lượng chức năng phong tỏa, bà cũng hơi bất ngờ nhưng không quá hoang mang. Tuy nhiên, việc kinh doanh của bà trở nên ế ẩm vì người dân “ngại” đến gần khu phong tỏa.
“Ở cạnh bên nhưng giờ quán bún chả cũng phong tỏa, không có người ở đó nên tôi không quá lo sợ. Tôi cứ chủ động giữ sức khỏe cho bản thân, đeo khẩu trang, tuân thủ các quy định phòng dịch của nhà nước để yên tâm bán hàng. Chỉ được bán mang về, sát cạnh quán bị phong tỏa nên sáng giờ không có khách mấy nhưng ế giữa mùa dịch là chuyện thường, đành chấp nhận”, bà Thoa cho biết.
Cửa hàng bà Thoa cũng có treo tấm ảnh chụp chung với ông Obama. Khi thấy cựu Tổng thống Mỹ đến ăn ở quán bên cạnh, bà cùng hàng xóm xung quanh đến chụp ảnh làm kỷ niệm
Một người bảo vệ trực tại điểm phong tỏa quán bún chả cho biết, từ ngày 12.7 đều có lực lượng trực 24/24, không cho ai ra vào tại địa điểm này để phòng dịch Covid-19.
“Tôi trực ở đây để không cho ai ra vào, nếu thực khách đến ăn cũng bảo họ đi chỗ khác cho an toàn vì quán đóng cửa, phong tỏa. Quán này nổi tiếng từ khi ông Obama đến nên bình thường nhiều người cũng ghé ăn, giờ phải phong tỏa quán đến khi có thông báo mới”, bảo vệ này cho hay.
Anh Hưng bất ngờ khi thấy quán bún chả bị phong tỏa
Shipper bất ngờ
Bà Thoa chia sẻ, từ khi cựu Tổng thống Mỹ ghé dùng bữa tối, việc kinh doanh của quán bún chả khấm khá vì lượng khách tăng lên nhiều.
“Ông Obama đến ăn đã 5 năm rồi nhưng đến giờ khách vẫn đến đông. Mùa dịch khách du lịch nước ngoài vắng nhưng quán này vẫn bán được, bán qua mạng, shipper đến lấy vẫn nhiều, nói chung kinh doanh không quá ế ẩm. Khách tỉnh, khách đi công tác người ta tò mò, không biết ngon như thế nào mà cựu Tổng thống Mỹ đến ăn nên họ thường xuyên ghé quán. Giờ chẳng may có ca nhiễm Covid-19 từng đến ăn, chẳng ai muốn nhưng vẫn phải phong tỏa cho an toàn. Giờ chỉ mong hết dịch để cuộc sống trở lại bình thường dù biết việc này phải mất nhiều thời gian, 2 năm nay cứ chuẩn bị tinh thần với dịch Covid-19 rồi”, bà Thoa chia sẻ.
Các shipper chụp ảnh báo với khách quán đang bị phong tỏa, nhắn đặt sang quán khác
Ghé quán bún chả để lấy hàng mang đi cho khách, anh Nguyễn Văn Hưng (33 tuổi, shipper của hãng Now) bất ngờ khi thấy quán bị phong tỏa. Anh liền gọi báo cho khách, xác định hủy đơn vì quán dừng hoạt động. Muộn hơn anh Hưng mấy phút, các shipper khác đến lấy bún cũng đành quay đi vì quán bị phong tỏa, không có hàng giao cho khách.
“Tôi thấy trên app vẫn có khách đặt nên chạy đến lấy bún giao cho khách nhưng đến nơi mới biết phong tỏa. Giờ tôi chụp ảnh gửi báo với khách, quán này bình thường cũng nhiều người đặt nhưng giờ đến thấy hàng rào dựng trước cửa nên tôi đành gọi lại cho khách, phiền họ đặt ở chỗ khác. Việc hủy đơn vì quán đóng cửa đúng thao tác nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc đi ship của mình”, anh Hưng nói.
Hàng quán xung quanh quán bún chả cũng đóng cửa phòng dịch
Kiên Giang: Xuất hiện nhiều ca Covid-19 mới, phong tỏa toàn bộ bệnh viện đa khoa tỉnh
Sở Y tế Kiên Giang đã có công văn hỏa tốc tạm ngưng tiếp nhận bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh sau khi xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid-19 tại đây. Hiện bệnh viện đã bị phong tỏa.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang bị phong tỏa vào sáng 13.7. ẢNH: XUÂN LAM
Ngày 13.7, Sở Y tế Kiên Giang cho biết nơi đây đã có công văn hỏa tốc gửi đến Sở Y tế các tỉnh thành và các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh biết kể từ ngày 13.7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang chỉ tiếp nhận người bệnh cấp cứu vượt khả năng điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới, tạm ngưng tiếp nhận người bệnh khám ngoại trú cho đến khi có thông báo mới.
Việc tiếp nhận người bệnh đến khám ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và trên địa bàn TP Rạch Giá tạm thời do Bệnh viện đa khoa tư nhân Bình An, Trung tâm Y tế TP.Rạch Giá và các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn TP.Rạch Giá thực hiện.
Trường hợp người bệnh cấp cứu vượt khả năng điều trị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới cần chuyển viện đến Bệnh viện đa khoa tỉnh, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới phải thông báo trước hoặc hội chẩn qua điện thoại để được hỗ trợ, chuẩn bị tiếp nhận, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang đang khẩn trương bố trí nơi khám bệnh tạm thời tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Kiên Giang (Cơ sở ở Bệnh viện đa khoa cũ) để tiếp nhận người bệnh đến khám ngoại trú vào ngày 14.7.
Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang, sở dĩ có thông báo trên là do tối 12.7, qua kiểm tra, phát hiện có 8 ca dương tính với Covid-19 tại khoa Thận - Tiết niệu của bệnh viện. Bước đầu, cơ quan chức năng TP.Rạch Giá đã truy vết được 38 trường hợp F1 là bác sĩ, nhân viên y tế và người nuôi bệnh.
Trong buổi sáng 13.7, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang đã cho phong tỏa toàn bộ bệnh viện để xét nghiệm sàng lọc tất cả bác sĩ, nhân viên, người bệnh, người nuôi bệnh... Đồng thời, rà soát tất cả người bệnh, người nuôi bệnh và khách thăm bệnh có đến bệnh viện này từ ngày 30.6 để thông báo cho các địa phương.
Hiện tất cả nhân viên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang phải thực hiện cách ly tại bệnh viện từ 3 - 7 ngày, không được về nhà, chờ có kết quả xét nghiệm PCR. Vật dụng sinh hoạt cá nhân và thực phẩm người nhà mang đến cổng, nhân viên ra cổng tiếp nhận nhưng phải đảm bảo thực hiện 5K.
Phong tỏa P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức: Người dân tranh thủ mua nhu yếu phẩm trước giờ G Trước giờ phong tỏa, nhiều người dân tại P.Bình Chiểu, TP.Thủ Đức tranh thủ ra ngoài để mua nhu yếu phẩm dùng cho những ngày tới, số khác thông báo gấp với công ty để làm việc tại nhà. Một chốt kiểm soát người dân theo Chỉ thị 16 tại ngã 3 đường Ngô Chí Quốc và đường DT43 thuộc P.Bình Chiểu, TP.Thủ...