Phòng thủ Mỹ thụt lùi 10 năm so với đòn đánh Nga
Các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đã ở lại phía sau so với sự phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga ít nhất hàng chục năm.
Như đã biết hiện nay Nga là quốc gia sở hữu các hệ thống phòng thủ hàng đầu thế giới, trong khi đó các hệ thống phòng thủ của Mỹ đang dần lỗi thời và sức mạnh phòng thủ của Nga được đánh giá hơn Mỹ hàng chục năm.
Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa mới của mình nhưng vẫn không thể đánh chặn ICBM của Nga?
Biết được điểm yếu này hiện nay các chuyên gia và kỹ sư hàng đầu của Mỹ đang tích cực nghiên cứu nâng cấp và tạo ra các hệ thống phòng thủ mới. Tuy nhiên các chuyên gia tin rằng, trong tương lai gần Mỹ khó có thể rút ngắn khoảng cách này với Nga, thậm chí không thể.
Nằm trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa, gần đây quân đội Mỹ đã tiến hành thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng thủ mới dựa trên cơ sở của hệ thống Aegis. Tên lửa RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3) Block IIA đã đánh chặn thành công mục tiêu đạn đạo.
Video đang HOT
Trước đó đầu năm 2017 và 2018 họ cũng đã tiến hành cuộc thử nghiệm tương tự nhưng thất bại, tên lửa không thể đánh chặn mục tiêu. Vì vậy thành công của cuộc thử nghiệm trên rất quan trọng đánh dấu sự phát triển lên tầm cao mới trong lĩnh vực phòng thủ của Mỹ.
Các chuyên gia lưu ý rằng, mặc dù mục tiêu bị tiêu diệt không phải là tên lửa đạn đạo liên lục địa mà chỉ là tên lửa đạn đạo truyền thống nhưng đây thực sự là bước đột phá trong lĩnh vực này mà Mỹ đã chờ đợi từ lâu.
Nên nhớ rằng, loại tên lửa dành cho hệ thống này được phát triển từ năm 2006 nhưng đến hôm nay, tức sau 12 năm người Mỹ mới có thể thực sự làm chủ được chúng.
Kết quả thử nghiệm này thực sự là một tín hiệu đáng mừng đối với lực lượng phòng thủ Mỹ, tuy nhiên khi họ đạt được kết quả này thì Nga cũng đã đạt được rất nhiều thành tựu, đặc biệt họ đã phát triển loại tên lửa thế hệ mới có khả năng xuyên thủng tất cả các hệ thống phòng thủ của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa mới dựa trên cơ sở của Aegis này của Mỹ được trang bị loại đầu đạn với năng lượng nhỏ nên không thể đánh chặn các mục tiêu có quỹ đạo cao và bán kính hoạt động lớn, mặc dù chúng thích hợp cho cả với ống phóng thẳng đứng tiêu chuẩn của Hải quân là Mk.41.
Một phần vấn đề sức mạnh của đầu đạn tên lửa được giải quyết bằng việc phát triển phần chiến đấu Mk.142, khối lượng 23 kg (SM-3 Block IA), chúng được tạo ra cho phiên bản cái tiến (SM-3 Block IB) và tên lửa có đường kính mở rộng đến 530 mm, khi đó chúng có thể lấp đầy ống phóng Mk-41 (SM-3 Block IIA).
Ngày nay khái niệm về một tên lửa có khả năng bay đến độ cao 500 km và tiêu diệt mục tiêu trong bán kính lớn không còn xa vời. Trên thực tế Hoa Kỳ có nhiều thành tựu trong lĩnh vực quân sự nhưng trong lĩnh vực tên lửa phòng thủ này chúng hoàn toàn vô hại với các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Nga.
Qua các cuộc thử nghiệm quân đội Mỹ cũng không cố gắng đánh chặn một mục tiêu như vậy bởi vì họ hiểu rằng nhiệm vụ này vượt quá khả năng của vũ khí mới. Để tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ 6-7 km/s (tốc độ của đầu đạn ICBM) cần phải có nhiều thiết bị dẫn đường chính xác hơn hoặc cần có công nghệ đặc biệt để làm thay đổi nhanh chóng quỹ đạo của đầu đạn chống tên lửa.
Theo Nguyễn Giang (Báo Đất Việt)
Lộ chiến thuật của Mỹ, Israel để hạ gục rồng lửa S-300 Nga
Truyền thông Nga, Syria đưa tin, Mỹ và Israel đã bí mật cử các đội tới Ukraine để nghiên cứu về "rồng lừa" S-300 và đã nhận được sự hướng dẫn chi tiết của đối tác Ukraine liên quan khả năng của hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân mà Moscow vừa chuyển giao cho Syria.
Hệ thống S-300 Nga.
Israel và Mỹ đã cử một phái đoàn quân sự bí mật tới Ukraine để nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 do Nga sản xuất, mà gần đây Moscow chuyển giao cho Syria,kênh truyền hình Hadashot trích dẫn các nguồn tin Syria và Nga cho biết.
Nguồn tin Nga còn cho biết các máy bay F-15 đã được huấn luyện tại Ukraine để chống lại S-300 trong khuôn khổ một cuộc huấn luyện quốc tế bao gồm sự tham dự của các phi công Israel. Không rõ liệu các phi công Israel trực tiếp lái máy bay hay chỉ quan sát từ mặt đất.Theo báo cáo, các sĩ quan Ukraine đã chỉ dẫn cho các đối tác Mỹ và Israel về khả năng của "rồng lửa" S-300, cũng như giới thiệu qua các kịch bản khác nhau.
Hiện phía Mỹ và Israel chưa đưa ra lời bình luận về những thông tin trên.
Bộ trưởng Sergei Shoigu cho biết, việc Nga cung cấp S-300 cho Syria chỉ hoàn toàn phục vụ mục đích phòng vệ và không có ý định đe dọa các nước láng giềng. Kể từ khi Nga đưa S-300 tới Syria, Israel chưa tiến hành bất cứ cuộc không kích hay ném bom vào lãnh thổ Syria.Hồi đầu tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã hoàn thành việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 và hàng trăm tên lửa đi kèm cho quân đội Syria sau vụ lực lượng phòng không nước này bắn nhầm máy bay trinh sát Il-20 của Nga ngày 17.9, làm 15 người thiệt mạng.
Theo Danviet
Hé lộ lá chắn Nga 'chấp' tất cả tên lửa đạn đạo Mỹ Bô Quôc phòng Nga đã công bô video vê các vụ thử hê thông phòng thủ tên lửa mới nhât A-235 Nudol. Chuyên gia quân sự Alexey Leonkov cho biêt vê những ưu thê cơ bản của hê thông này và khả năng công phá của nó. Hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ mới diễn ra các cuộc thử nghiệm và...