Phòng thi đặc biệt của kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2022-2023 tại Hà Nội
Ngày 18/6, gần 107.000 thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 năm học 2022- 2023 tại Hà Nội chính thức bước vào môn thi Ngữ văn trong thời gian 120 phút.
Những thí sinh mắc Covid-19 đăng ký dự thi sẽ được bố trí phòng thi đặc biệt.
Theo ghi nhận của PV báo Kinh tế&Đô thị, điểm thi THPT Bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có 23 Phòng thi và 552 thí sinh tham dự, điểm thi có một thí sinh mắc Covid-19 tham dự và được bố trí phòng thi dự phòng cách ly y tế.
Ngay từ sáng sớm thí sinh F0 này đã được nhân viên y tế, cán bộ điểm thi hướng dẫn đi vào phòng thi theo lối đi riêng. Phòng thi được bố trí tại khu vực phía sau các dãy phòng thi còn lại, nằm cách biệt để đảm bảo cách ly phòng dịch.
Tại phòng thi các có 3 giám thị và 1 nhân viên y tế giám sát. Tất cả đều được mặc đồ bảo hộ y tế để đảm bảo không lây nhiễm chéo từ thí sinh đối với giám thị.
Riêng thí sinh đang mắc Covid-19Nguyễn Quốc Huy được mặc trang phục bình thường để đảm bảo sức khỏe cũng như tâm lý thỏa mái khi làm bài thi.
Video đang HOT
Em Nguyễn Quốc Huy chia sẻ, bản thân bị nhiễm Covid-19 cách đây 4 ngày, hiện đang điều trị tại nhà, sức khỏe bình thường nên em có nguyện vọng vẫn tham gia thi để vào trường mình mong muốn.
Ghi nhận tại trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ), sáng 18/6, 845 thí sinh dự thi tại 39 phòng thi, trong đó có 2 thí sinh thuộc diện F0 được điểm thi bố trí phòng thi riêng.
Nhà trường cũng bố trí đầy đủ phòng y tế cùng các trang thiết bị vật tư y tế cần thiết phục vụ cho kỳ thi.
Trưởng điểm thi trường THPT Chu Văn An, cô Lương Quỳnh Lan cho biết: “Điểm thi này có 2 thí sinh F0. Chúng tôi đã bố trí phòng dự phòng, các phương án phòng chống dịch cho cán bộ coi thi thực hiện; thí sinh thuộc diện F0 được đi lối riêng để vào phòng thi dự phòng. Có 2 thầy cô bóc đề thi ở phòng thi đó, đồng thời động viên các thí sinh làm bài thi tốt”.
Đúng giờ 7 giờ 15, các cán bộ coi thi gọi thí sinh vào phòng thi. Vào 7 giờ 30 phút, Trưởng điểm thi mở gói bì đề thi môn Ngữ Văn.
Những sai lầm cần tránh khi làm bài môn Toán kỳ tuyển sinh vào lớp 10
Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2022 - 2023 trên địa bàn Thành phố Hà Nội sẽ diễn ra từ 18-20/6.
"Đối với học sinh thi vào lớp 10 các trường công lập năm nay tại Hà Nội, khi tự ôn tập thêm ở nhà, các em nên bám vào cấu trúc dạng đề thi của Hà Nội trong những năm gần đây để phân dạng bài tập, chọn hướng ôn tập.
Với mỗi dạng bài đó thì cách làm và cách tiếp cận, cách khai thác kết quả các bài toán như thế nào để khi gặp đề thi sẽ không bị bỡ ngỡ và xử lý được ngay. Với môn Toán: Bài toán rút gọn và câu hỏi phụ; công thức tính thể tích, diện tích nón- trụ- cầu; giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình; hàm số bậc nhất; hàm số bậc hai; Hệ thức Vi-et; Giải hệ phương trình; Hình học,...
Đọc chậm và ghi nhớ lại những lưu ý về cách trình bày mà thầy cô đã dạy kết hợp với đọc lại sách ôn tập, sách giáo khoa. Lưu ý việc ôn tập lại các công thức về diện tích, chu vi đường tròn; thể tích, diện tích các khối nón, trụ, cầu; hệ thức giữa cạnh và góc trong tam giác vuông" nhà giáo Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) đã cho biết khi chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: NVCC.
Theo thầy Cường: "Đề thi môn Toán thì ở tỉnh nào cũng vậy, trong mỗi đề thi bao giờ cũng có tính phân hóa khoảng 60- 70% cho học sinh trung bình, có những câu khó cho học sinh khá, giỏi. Học sinh cần hệ thống và ghi nhớ thật kĩ các kiến thức Toán đã được học ở các lớp 6, 7, 8 và đặc biệt là kiến thức trọng tâm ở lớp 9. Tất cả các phần kiến thức trong môn Toán có tính liên tục, logic chặt chẽ với nhau.
Theo dõi qua nhiều năm cấu trúc đề thi Toán đại trà của các trường công lập tại Hà Nội thường có mấy phần là Đại số, phần Hình học và phần bài toán thực tế.
Phần Đại số, tất cả các mảng Đại số học sinh đã được học đều có thể ra đề thi, ví dụ biến đổi đồng nhất, giải phương trình hệ phương trình, giải bài Toán bằng cách lập phương trình, hay như bài toán về bất đẳng thức cực trị...
Về phần Hình học chủ yếu tập trung vào kiến thức lớp 9 bởi khi đó các em mới được học đầy đủ hình học sơ cấp, hình học phẳng. Ở lớp 7, lớp 8 học ít hơn nhưng kiến thức để sử dụng giải quyết bài toán lớp 9 đó lại nằm rải rác ở lớp 6-7-8 như tam giác cân, tam giác đều, tam giác đồng dạng, tam giác bằng nhau...đều từ những lớp dưới.
Ở lớp 9 có phần Hình tròn, tứ giác nội tiếp...tất cả những thứ đó đều phải liên quan đến nhau. Phần Hình học không gian liên quan đến việc đo lường thể tích các vật thể, các khối đa diện đều, khối lập phương. Phần Hình học không gian ở lớp 9 học rất ít và chỉ mang tính chất ghi nhận công thức vận dụng.
Khi vẽ hình, học sinh chú ý đề bài cho hình gì thì hãy vẽ hình đó và làm đến đâu vẽ hình đến đó, có thực tế nhiều học sinh khi làm bài lại vẽ chung tất cả hình vào một hình. Một bài Toán có nhiều phần mà lại vẽ chung tất cả vào một hình sẽ rất rối khó quan sát, quan trọng là hình vẽ phải làm sao nhìn được ra và rõ hình, phải khai thác tính chất trên hình đó thì mới giải được.
Các em đừng ngại vẽ nhiều hình, nếu một bài có 4 hình thì thậm chí có thể vẽ cả 4. Việc kỹ năng vẽ hình học sinh cũng cần phải luyện tập nhiều ở nhà hoặc trong lúc ôn tập để làm sao vẽ rõ ràng, dễ nhìn và chính xác.
Ở phần bài Toán thực tế vận dụng các kiến thức Toán vào các bài Toán trong thực tế như chuyển động, đo đạc. Ví dụ: Người ta muốn làm một bình đựng nước, họ sẽ cho dữ kiện bài toán về giá thành, cách làm rồi yêu cầu học sinh tính toán. Nó sẽ có dạng như vậy".
Những sai lầm cần tránh khi giải bài toán thực tế
Thầy Cường cho biết: "Trong quá trình giải, học sinh thường mắc những sai lầm căn bản dưới đây dẫn đến mất điểm đáng tiếc như không nắm vững công thức, phương pháp giải các bài toán quen thuộc.
Không đọc kỹ đề, hiểu nhầm đề. Không biết cách suy luận, phân tích đề bài, biểu thị sai mối quan hệ giữa các đại lượng trong đề bài. Quên không đặt điều kiện bài toán, tính toán bị sai trong quá trình biến đổi, hoặc diễn đạt, trình bày lời giải chưa logic.
Để không bị mất điểm trong quá trình làm bài thi, học sinh cần đọc kỹ đề, tự phân dạng, phân tích các dữ liệu để giải quyết triệt để các yêu cầu mà bài toán đặt ra. Không bao giờ được phép xem qua đề thi rồi làm bài, điều này có thể dẫn đến việc suốt cả thời gian thi học sinh chỉ làm được 1 câu.
Sau đó, học sinh cần đọc lại đề, đánh giá mức độ khó, dễ, quen hay lạ...theo chủ quan của mình bởi mỗi học sinh có sở trường và mức độ khác nhau. Câu nào dễ, câu nào quen thì tiến hành làm trước. Câu khó và lạ để lại làm sau.
Lưu ý việc trình bày trên giấy nháp nên các em cần hết sức cẩn thận, mỗi bài toán đều có một mấu chốt, một "chìa khóa" để giải quyết nên khi nháp ra kết quả cần phải đóng khung khoanh vùng lại ngay để tiện kiểm tra lại, hoặc sau khi làm xong bài khác thì quay lại kiểm tra, khi đã gọn trong khung dễ nhìn không bị lẫn sang bài khác.
Trong khi làm bài nếu câu nào khó quá, suy nghĩ trong khoảng 15 phút mà chưa ra thì lập tức phải chuyển ngay sang làm câu khác vì thời gian làm bài có 120 phút mà cứ theo mãi 1 câu sẽ không ổn. Việc trình bày lời giải cần phải chặt chẽ, lập luận logic từng bước từng bước một chứ tuyệt đối không viết theo kiểu viết ở giấy nháp, giấy nháp khác với giấy thi".
Thầy Đỗ Văn Bảo - Giáo viên dạy môn Toán Trường trung học Vinschool. Ảnh: NVCC.
Làm bài thi môn tự luận, Toán...
Cũng về vấn đề này, chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đỗ Văn Bảo - Giáo viên dạy môn Toán Trường trung học Vinschool, cho biết: "Sau khi nhận đề thi, học sinh nhất định phải đọc kỹ, kiểm tra trang in đề thi có rõ không, mờ chỗ nào, thiếu trang thiếu nét...để kịp thời báo với giám thị phòng thi.
Đọc thật kỹ đề bài và ghi nhanh ra nháp những ý tưởng và chú ý của từng câu. Cần trình bày bài thật cẩn thận, không làm tắt, không viết tắt, cần có kết luận về kết quả của từng câu. Đối với bài hình học, cần kiểm tra kỹ xem hình vẽ đã chính xác với đề bài chưa (vì nếu vẽ sai hình, bài hình sẽ bị điểm 0), các câu hỏi cần lập luận chặt chẽ, có ghi lí do khi chứng minh, vẽ hình rõ ràng, đặc biệt là việc ghi tên các điểm trên hình (học sinh hay viết làm cho người chấm không phân biệt được M với N; E với F; O với D...)
Nên mang đồng hồ khi đi thi để phân chia thời gian cho các câu thật hợp lí, không nên tập trung thời gian quá 15 phút cho một câu. Khi còn 20 phút nữa là hết giờ làm bài, học sinh không nên làm những câu khó, câu cuối cùng của bài thi mà nên dùng thời gian còn lại kiểm tra kết quả những bài đã làm trên nháp một cách độc lập. Khi nghi ngờ một câu nào đó sai, tạm kẻ bằng bút chì và kiểm tra đối chiếu thật kỹ lại, khi chắc chắn phương án nào đúng mới gạch bỏ phần sai đi, tránh trường hợp vội vàng gạch bỏ mà đó lại là phần làm đúng".
Làm bài thi môn trắc nghiệm
Theo thầy Bảo: "Sau khi nhận đề cần đọc qua một lượt để xác định những câu dễ, câu mình có thể xử lí được trước. Sau đó tô đáp án những câu mình đã xử lí được. Khi tô cần tô kín hình tròn của đáp án mình chọn để khi chấm máy dễ nhận được, không bị lỗi.
Sau đó tiến hành xử lý các câu hỏi khó hơn, cố gắng liên kết kiến thức từ những vùng lân cận của câu hỏi đó để có sự lựa chọn tốt. Thời gian thi trắc nghiệm là 60 phút nên cần tận dụng tối đa. Những câu hỏi nào còn phân vân, tạm chọn một đáp án nào đó và đánh dấu kí hiệu phân vân ở đề để sau đó kiểm tra lại.
Mặc dù có câu hỏi mình chưa biết, cũng nên thử vận may bằng cách tô một đáp án nào đó mà mình cảm thấy tự tin nhất, không nên bỏ trống một câu nào cả. Trường hợp sửa đáp án, học sinh cần phải tẩy sạch đáp án cũ và tô lại đáp án mới, không được để 2 đáp án trong một câu".
Các mốc thời gian cần ghi nhớ trong kỳ tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội Tại văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2022-2023 do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa ban hành có lưu ý thí sinh về các mốc thời gian nộp hồ sơ dự tuyển cũng như quyền được đổi khu vực tuyển sinh. Thí sinh cần lưu ý các mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi...