Phóng thành công vệ tinh siêu nhỏ của Việt Nam
Năm vê tinh siêu nhỏ CubeSat, bao gôm F1 của Viêt Nam, đã được phóng thành công vào quỹ đạo vào đêm 4.10 (giờ VN).
Trong sô 5 vê tinh siêu nhỏ trên, hai vê tinh của Nhât là RAIKO và WE-WISH được phóng vào 9 giờ 37 phút (giờ Viêt Nam), còn vê tinh F1 (Viêt Nam), TechEdSat (Mỹ) và FITSAT-1 (Nhât) được phóng vào lúc 10 giờ 44 phút (giờ Viêt Nam).
Mô hình cánh tay robot với thiêt bị phóng J-SSOD ở phân đâu phóng 5 vê tinh CubeSat vào quỹ đạo từ trạm ISS – Ảnh: NASA
Từ Trạm Vũ trụ Quôc tê (ISS), phi hành gia người Nhât Akihiko Hoshide đã điêu khiển cánh tay robot có gắn thiêt bị phóng vê tinh nhỏ J-SSOD đê phóng ông chứa 5 vê tinh siêu nhỏ vào quỹ đạo.
Video đang HOT
Trước đây, đê phóng các vê tinh nhỏ vào quỹ đạo, các phi hành gia phải tự mình bước ra ngoài không gian, theo đài phát thanh tin tức không gian AMSAT (Mỹ). Vì vây, viêc dùng cánh tay robot và thiêt bị phóng J-SSOD giúp tăng sô lượng vê tinh trong môi lân phóng.
Các vê tinh siêu nhỏ CubeSat có thê tôn tại khoảng 5 tháng ngoài không gian trước khi bị đôt cháy trong tâng khí quyên Trái đât.
Được biết, vệ tinh F-1 do Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Đại học FPT chế tạo, được đưa lên ISS vào ngày 27.7 bằng tàu vận tải không người lái của Nhật HTV-3, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc chế tạo vệ tinh của Viêt Nam.
Theo TNO
Tàu ATV-3 giúp ISS tránh mảnh vỡ không gian
Tàu vận tải vũ trụ không người lái của châu Âu ATV-3 vào hôm 26.9 đã bị hoãn việc rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đến ít nhất là ngày 28.9, để ở lại giúp ISS tăng độ cao quỹ đạo nhằm tránh sự nguy hiểm của mảnh vỡ không gian.
"Quỹ đạo của trạm sẽ được điều chỉnh nhờ vào sự giúp sức của động cơ đẩy của tàu vận tải vũ trụ châu Âu ATV-3", RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết hôm 27.9.
Tàu tiếp tế Edoardo Amaldi của châu Âu - Ảnh: NASA
Việc điều chỉnh quỹ đạo lần này là cần thiết để giúp ISS tránh gặp nguy hiểm trước mảnh vỡ của vệ tinh Cosmos-2251 (Nga) và của một tên lửa Ấn Độ, theo dự tính là sẽ cách ISS chỉ khoảng 3,5 km vào hôm 27.9.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 26.9 cho biết, ba phi hành gia hiện có mặt trên trạm, gồm Sunita Williams (Mỹ), Akihiko Hoshide (Nhật Bản) và Yury Malenchenko (Nga), sẽ không gặp nguy hiểm và các công việc nghiên cứu khoa học và bảo dưỡng trạm vẫn được tiến hành như bình thường.
Được biết, ATV-3 là tàu vận tải tự động thứ ba của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) được đặt tên theo nhà vật lý người Ý thế kỷ 20 Edoardo Amaldi, mang theo 6,6 tấn hàng hóa gồm nhiên liệu, nước uống, oxy, thực phẩm... đến cung cấp cho ISS.
Tàu đã đến lắp ghép với cổng nối của mô-đun hậu cần Zvezda vào ngày 29.3.2012, sau khi được phóng vào vũ trụ bằng tên lửa Ariane 5 từ Sân bay vũ trụ Kourou tại Guiana thuộc Pháp hôm 23.3.2012.
Trước tàu Edoardo Amaldi, hai con tàu vận tải khác cũng đã được ESA phóng lên ISS là tàu ATV-1 mang tên Jules Verne, được phóng vào ngày 9.3.2008 và tàu ATV-2 mang tên Johannes Kepler, được phóng vào ngày 16.2.2011.
Hiện trên ISS có ba phi hành gia làm việc - Ảnh: Reuters
Ngoài sứ mệnh tiếp tế hàng hóa cho trạm vũ trụ và lấy đi rác thải, đội tàu ATV của châu Âu còn thực hiện một nhiệm vụ quan trọng khác là giúp đẩy trạm lên quỹ đạo cao hơn bằng các động cơ của tàu.
Việc nâng quỹ đạo cho ISS được thực hiện thường xuyên nhằm giúp trạm vũ trụ trị giá 100 tỉ USD này bù vào sự mất độ cao do lực hấp dẫn của trái đất, cũng như giúp cho ISS thuận lợi trong việc kết nối với các tàu vũ trụ.
Theo TNO
Tàu vũ trụ của Nhật rời ISS Tàu vận tải không người lái của Nhật vào hôm 12.9 đã rời khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), kết thúc thành công sứ mệnh tiếp tế hàng hóa của mình, RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Trung tâm Kiểm soát sứ mệnh Nga cho biết. Tàu Kounotori 3, hay còn gọi là HTV-3, là con tàu vận tải vũ trụ...