Phong tặng Giáo sư, Phó giáo sư: Không dành cho người háo danh

Theo dõi VGT trên

Giáo sư, Phó giáo sư là những người có uy tín về đào tạo, cống hiến thực sự cho nghiên cứu khoa học nên không thể dành cho những người háo danh.

Phong tặng Giáo sư, Phó giáo sư: Không dành cho người háo danh - Hình 1

Anh Trần Xuân Bách (32 t.uổi) là người trẻ nhất trong 638 nhà giáo được công nhận phó giáo sư năm 2016

Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS) năm 2017 (tăng khoảng 60% so với năm trước).

Lý giải từ phía Hội đồng về số lượng người đạt chức danh cao quý trên tăng đột biến là do ngày hết hạn nộp hồ sơ lùi lại nửa năm (là ngày 5/11/2017) và năm 2018 sẽ có sự thay đổi về quy định phong GS, PGS, nên tâm lý chung của các ứng viên là mong muốn mình đi về “chuyến tàu cuối”.

Tuy nhiên, dư luận đang xôn xao về chất lượng đội ngũ GS, PGS thực sự có đồng đều và tất cả những người được vinh danh thực sự xứng đáng hay chưa?

Vì có thông tin đưa ra là khoảng 34% GS được xét duyệt năm 2017 không có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nổi tiếng quốc tế và có trên 53% PGS được xét duyệt năm nay không có bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế.

Đặc biệt, trong số các GS, PGS được phong tặng năm nay có nhiều người làm quan chức, không tham gia vào công tác giảng dạy. Chính những điều này đã khiến cho những người trước đây được công nhận chức danh GS, PGS cảm thấy chưa phục và khiến dư luận hoài nghi về “vàng thau” lẫn lộn.

Người không giảng dạy, nghiên cứu thì đừng ứng cử PGS, GS

Bàn luận về vấn đề trên, Tiến sỹ (TS) Hoàng Ngọc Vinh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp Việt Nam cho rằng, thực chất, chức danh GS, PGS là những người có học hàm cao làm việc ở trong các trường ĐH, Viện nghiên cứu với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, đưa ra những sáng chế, phát minh; đồng thời là chủ nhiệm các dự án mang tầm cỡ quốc gia, thậm chí có vai trò rất lớn đối với thế giới.

Video đang HOT

Phong tặng Giáo sư, Phó giáo sư: Không dành cho người háo danh - Hình 2

GS, PGS là chức danh cao quý dành cho những người thực sự vì nghiên cứu khoa học và sự nghiệp giáo dục đào tạo ( Ảnh minh họa)

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, những người không giảng dạy, nghiên cứu ở các trường ĐH thì không nên đăng ký làm hồ sơ xét duyệt phong tặng chức danh GS, PGS làm gì. Bởi vì chức danh này chỉ dành cho những người làm nghiên cứu, đào tạo tài năng trẻ trong tương lai.

Chức danh GS, PGS là chức danh cao quý dành cho những người thực sự vì nghiên cứu khoa học, học thuật và sự nghiệp giáo dục đào tạo. Chứ không phải là chức danh “ảo” dành cho những người ham danh hiệu, háo danh.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến cho dự thảo quy định tiêu chí xét duyệt GS, PGS mới với nhiều tiêu chí khắt khe hơn.

TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, để việc phong tặng được thực chất, khách quan thì Hội đồng ngành phải làm việc hết sức nghiêm túc vì đây là đơn vị có vai trò quan trọng và tư vấn cho Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước. Nếu Hội đồng ngành có những người thầy “thương” học trò, dễ dàng trong việc chấm điểm thì có thể dẫn tới việc bỏ phiếu cho ứng cử viên thiếu công bằng.

Mặt khác, việc xét tặng GS, PGS nên tính đến việc người đó hướng dẫn thành công cho bao nhiêu nghiên cứu sinh về mặt học thuật và những công trình khoa học có đóng góp gì cho sự phát triển đất nước. Ngoài ra, vai trò của GS, PGS còn có tác dụng lớn như thế nào trong việc hợp tác quốc về khoa học công nghệ, đóng góp cho sự phát triển về học thuật và tài chính cho trường ĐH mà họ đang công tác.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, Việt Nam đang hội nhập với thế giới thì chắc chắn chúng ta phải nâng chuẩn chức danh GS, PGS như có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí quy tín quốc tế; tự tin trao đổi, nghiên cứu khoa học bằng ngoại ngữ một cách thành thạo. Đã đến lúc chúng ta cần bàn lại các thang, bậc đo lường về chức danh GS, PGS theo tiêu chuẩn như trên.

Trường ĐH nên thưởng cao cho ứng cử viên có công trình quốc tế

Đứng ở góc độ là người có công bố quốc tế nhiều nhất năm 2017 (16 bài), tân PGS Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật cho rằng, không phải lĩnh vực nào cũng có thuận lợi trong việc công bố quốc tế. Ví dụ như các ngành về khoa học tự nhiên, môi trường thì một tiến sĩ có thể thuận lợi hơn trong việc công bố quốc tế. Tuy nhiên, những ngành khoa học xã hội sẽ khó khăn hơn, không phải lĩnh vực nào cũng có thể tìm hiểu, công bố dễ dàng vì còn liên quan đến chính trị, tôn giáo, văn hóa…

Tuy nhiên việc xét duyệt người đạt tiêu chuẩn PGS, GS cần cân nhắc tới hướng đạt chuẩn quốc tế như trường ĐH khuyến khích các ứng cử viên có được các công bố quốc tế bằng khoản t.iền thưởng cao. Ngoài ra, tiêu chí về công bố quốc tế cũng cần đặt ra khắt khe hơn như có bao nhiêu sách, tạp chí quốc tế trích dẫn lại những công trình của ứng cử viên bao nhiêu lần, tầm ảnh hưởng quốc tế của các công trình mà ứng cử viên công bố như thế nào.

Còn những ngành, lĩnh vực nào khó có công bố quốc tế thì cũng cần có tiêu chí riêng, cụ thể nên cần được Bộ GD-ĐT, Hội đồng chức danh GS Nhà nước và các trường ĐH nghiên cứu kỹ lưỡng

Theo VOV

34% GS, 53% PGS không có bài báo khoa học

Cả nước có thêm 1.226 giáo sư, phó giáo sư được xét duyệt năm 2017. Đây là con số kỷ lục khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu chất lượng giáo sư/phó giáo sư năm nay có tỉ lệ thuận với số lượng này?

34% GS, 53% PGS không có bài báo khoa học - Hình 1

GS Phạm Hoàng Hiệp được đ.ánh giá cao khi có tới 37 bài được đăng trên tạp chí ISI/Scopus Ảnh: Phạm Phương

Thống kê cho thấy trong số 85 giáo sư (GS) được xét duyệt lần này, có 56 GS có bài báo đăng trên tạp chí ISI và Scopus với số lượng 924 bài, chiếm gần 66%. Tính trung bình 16,5 bài/GS. Như vậy, khoảng 34% GS được xét duyệt năm 2017 không có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nổi tiếng quốc tế.

Khoa học xã hội rất ít bài báo khoa học

Xét theo ngành thì các GS ngành khoa học tự nhiên có nhiều bài báo ISI/Scopus nhất. GS ngành toán, cũng là GS trẻ nhất năm 2017 là Phạm Hoàng Hiệp có tới 37 bài được đăng trên tạp chí ISI/Scopus. Ngành vật lý có 4 GS được xét duyệt thì có tới 192 bài trên tạp chí ISI/Scopus, trung bình mỗi GS ngành vật lý có 48 bài. Có 11/28 ngành có GS được phong lần này nhưng không có bài báo ISI/Scopus nào như các ngành tâm lý, ngôn ngữ, giáo dục học, công nghệ thông tin, luật học.

Đối với phó giáo sư (PGS), trong số 1.141 người được xét duyệt, có 532 người có bài báo đăng trên các tạp chí nổi tiếng thế giới, chiếm 46,6%. Điều này đồng nghĩa với trên 53% PGS được xét duyệt năm nay không có bài báo khoa học trên các tạp chí ISI/Scopus. Cũng giống như việc xét duyệt GS, những ngành có ít bài báo khoa học chủ yếu thuộc các ngành khoa học xã hội. Ngành luật có 13 người được xét tặng PGS nhưng cũng không có bài báo nào đăng trên tạp chí ISI/Scopus; ngành ngôn ngữ học cả 22 người được xét duyệt PGS cũng không có bài báo trên ISI/Scopus nào. Ngành khoa học an ninh, khoa học quân sự có 93 người được xét đạt chuẩn PGS nhưng chỉ có 1 người có 1 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Tương tự, ngành giáo dục học có 32 PGS nhưng chỉ 3 người có bài báo khoa học; ngành triết học - xã hội - chính trị học có 26 PGS được xét duyệt nhưng chỉ có 2 người có bài báo trên ISI/Scopus; ngành tâm lý học có 17 PGS, chỉ 2 người có 6 bài báo trên ISI/Scopus...

Trong khi đó, các PGS ở các ngành khoa học tự nhiên có số lượng bài báo ISI/Scopus rất cao như: ngành sinh học, PGS Nguyễn Quảng Trường có 160 bài; ngành vật lý, PGS Nguyễn Thị Hồng Vân có 153 bài, PGS Trần Đăng Thành cũng có tới 110 bài...

PGS-TS Ngô Tứ Thành, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng điệp khúc tăng đột biến vẫn tiếp tục diễn ra nếu giữ cách làm hiện nay. "Sẽ đến một lúc nào đó, tất cả giảng viên tiến sĩ (TS) đều trở thành PGS" - PGS Thành nêu quan điểm.

Cần một cuộc "thay máu"

Trong danh sách các GS/PGS được xét duyệt năm 2017, có nhiều người làm quan chức, không tham gia hoạt động giảng dạy. TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng thật khó gọi là GS khi anh không còn là thầy cô giảng dạy ĐH. Giá trị chân chính của GS là ở đào tạo, nghiên cứu và phát minh chứ không phải là quan chức của một cơ quan hành chính nào đó.

Theo PGS Ngô Tứ Thành, muốn "thay máu" GS/PGS thì phải có cuộc "thay máu" chính các thành viên trong hội đồng chức danh (HĐCD) GS từ cơ sở, ngành đến nhà nước. Thực tế, hiện nay không ít GS và thành viên các HĐCD GS ngành hiện nay không đạt tiêu chuẩn tác giả chính các bài báo quốc tế.

"Ở một số HĐCDGS ngành, có thành viên hội đồng không có công bố quốc tế ISI, không đủ tiêu chuẩn GS/PGS theo dự thảo mới, trong khi một số giảng viên TS là ứng viên PGS có thừa tiêu chuẩn công bố quốc tế" - PGS Thành cho hay. Ông Thành nhấn mạnh để "thay máu" GS/PGS theo xu hướng hội nhập, việc trước tiên là yêu cầu chọn các GS có công bố quốc tế là thành viên HĐCDGS. Muốn các GS/PGS có công bố quốc tế để đủ tiêu chuẩn trở thành thành viên HĐCDGS, ngoài nỗ lực tự phấn đấu của từng GS/PGS, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH cần tạo điều kiện về tinh thần và có những chính sách khuyến khích bằng tài chính cho các GS/PGS có công bố quốc tế. Những ngành nào chưa đủ GS có công bố quốc tế để thành lập HĐCDGS thì không nên tổ chức xét chức danh GS/PGS ngành đó. Chỉ khi nào có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ như trên mới hy vọng GS/PGS Việt Nam được "thay máu" và đáp ứng được kỳ vọng của người dân.

Tiêu chuẩn PGS thấp hơn tiến sĩ (!?)

Theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng và Thông tư 16/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để trở thành PGS, ứng viên không yêu cầu có công bố quốc tế mà chỉ cần có các bài báo khoa học tiếng Việt được quy đổi thành 6 điểm công trình khoa học. Trong khi đó, theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, đối với những nghiên cứu sinh được tuyển sau năm 2017, điều kiện để được bảo vệ luận án TS là: "đã công bố tối thiểu 2 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án trong đó có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus hoặc đã công bố tối thiểu 2 báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện". Với quy định này, tiêu chuẩn TS hiện cao hơn tiêu chuẩn PGS!

Theo NLĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hai nam nghệ sĩ đưa t.iền cho vợ giữ: Người mất trắng, người giàu có, dinh thự trải từ Việt Nam sang Mỹ
22:55:25 28/06/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt thực hiện ước mơ bằng cách mua nhà triệu đô tại Mỹ nhưng không ở
22:58:01 28/06/2024
2 quý tử nhà Jeon Ji Hyun lần đầu lộ diện, visual ra sao mà gây bão mạng?
20:51:26 28/06/2024
Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời
21:34:01 28/06/2024
'Dương Quá' Lý Minh Thuận đáp trả khi bị chê già nua, tàn tạ
21:16:20 28/06/2024
Loạt ảnh "tình bể hình" của NSƯT Vũ Luân ở t.uổi 52 với bạn gái là hoa hậu
23:04:18 28/06/2024
Nữ ca sĩ 12 giờ đêm vẫn được chồng cho đi chơi với Quang Lê: Sở hữu 4 căn nhà, chục triệu USD
22:52:49 28/06/2024
Anh Jae Hyun sau 5 năm ly hôn Goo Hye Sun
21:12:45 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

S.T Sơn Thạch: "Tôi đã từng công khai tình yêu, nhưng nhiều điều tiêu cực đến với bạn ấy"

Sao việt

06:33:42 29/06/2024
S.T Sơn Thạch đã có nhiều chia sẻ thú vị về quyết định tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng như chặng đường 25 năm làm nghề.

Tổng thống Azerbaijan giải tán quốc hội - Ấn định thời điểm tiến hành bầu cử sớm

Thế giới

06:27:31 29/06/2024
Quyết định giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm được ông Aliyev đưa ra sau khi Quốc hội chính thức đệ trình yêu cầu này lên tổng thống trong phiên họp toàn thể ngày 21/6 vừa qua. Quyết định được thông qua với 105 phiếu thuận và chỉ...

Cặp đôi bùng nổ visual gây bão MXH: Nhà trai là tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp như "búp bê sống"

Hậu trường phim

06:14:59 29/06/2024
Theo Sohu, bộ phim Hãy Để Tôi Tỏa Sáng do Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình đóng chính gây chú ý từ khi mới khai máy. Mỗi ngày, tạo hình của hai diễn viên chính lại gây sốt với khán giả.

Nếu nhà có t.rẻ e.m, đặc biệt là b.é g.ái, phụ nữ và người thiếu m.áu thì nên nấu món canh này 3 đến 5 lần một tháng, ăn rất tốt!

Ẩm thực

06:14:01 29/06/2024
Món canh này không chỉ có màu sắc hấp dẫn mà còn có hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng rất đáng để xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của gia đình.

T.iền truyện 'Vùng đất câm lặng' ồn ào, choáng ngợp nhưng mất chất riêng

Phim âu mỹ

06:05:47 29/06/2024
Bối cảnh rộng lớn, hiệu ứng cháy nổ là điểm nhấn, song không khí ngột ngạt đặc trưng của loạt phim bị gia giảm trong tác phẩm lần này.

Lợi dụng khoảnh khắc "mát mẻ" của Quỳnh Alee, một người nhận cái kết phũ phàng

Netizen

05:49:41 29/06/2024
Đến thời điểm hiện tại, cô quyết định đổi luôn ảnh của Quỳnh Alee thay thế bằng một hình ả.nh n.óng bỏng không kém để tránh phiền phức nhất có thể.

Nhiều hoạt động du lịch ở Tuần Du lịch Quảng Bình năm 2024

Du lịch

00:55:09 29/06/2024
Tuần du lịch Quảng Bình sẽ được tổ chức từ ngày 6 - 13/7 với nhiều hoạt động về du lịch, văn hóa, nghệ thuật độc đáo, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới.

11 ngôi sao gây thất vọng sau vòng bảng EURO 2024

Sao thể thao

23:44:34 28/06/2024
Câu chuyện của các bảng đấu của EURO 2024 đã khép lại với những bất ngờ thú vị từ những ngựa ô, cũng như sự sa sút khó hiểu của những ông lớn.

Khai quật ngôi mộ cổ bí ẩn tìm thấy 'kho báu' chứa đầy vàng

Lạ vui

23:18:26 28/06/2024
Một nhóm khảo cổ học người Ba Lan và Armenia đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ chứa đầy vàng trong quá trình khai quật ở Metsamor, Armenia.

Review The Secret Of Us tập 2: Earn xin lỗi bác sĩ, tình địch xuất hiện

Phim châu á

23:14:13 28/06/2024
Đoạn đối thoại giữa bà Russamee Thananusak và Earn là nút thắt kịch tính bởi tạo thêm tình huống để diễn viên thể hiện tâm lý nhân vật. Khi hay tin Fahlada đang hẹn hò, Earn rơi vào trạng thái băn khoăn, ngờ vực.

Chông gai đầu tiên của các "Anh tài": Dài cổ chờ 2 tiếng chưa thấy MV đâu!

Tv show

23:12:59 28/06/2024
Vào tầm lúc 19h30, fanpage chương trình đã đưa ra thông báo MV hoãn giờ công chiếu nhưng không nói cụ thể cột mốc thời gian mới, chỉ khẳng định vẫn sẽ lên sóng trong tối 28/6.