Phóng sự ảnh: Niềm vui cơm có thịt của học sinh bán trú trường Nậm Khắt
Đi hoc đê đươc ăn cơm vơi thit va co trơ câp cua Nha nươc. Cai ly tương chưng vô ly nhưng lai rât co ly trong suy nghi cua đồng bào.
Chung tôi thăm trương phô thông dân tôc ban tru Nâm Khăt (xa Nâm Khăt, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) để thấy tận mắt sự hiệu quả của chính sách dồn điểm lẻ về điểm chính; trường học bán trú; bữa cơm có thịt và lăng nghe nhưng ươc mơ chay bong cua cac em học sinh.
Nhưng câu be dân tôc Mông chay chân sao, hat ê a vai câu hat ban đia.Con dôc thoai thoai dân vao trương Phổ thông Dân tộc Bán trú Nâm Khăt thâp thoang bong dang chiêc khăn quang đo xinh xinh.
Quang đương tư nha cac em đên trương dai ươc chưng 5km. Ây vây ma muôn đi cung hêt nưa ngay trơi.
Theo chân cac em chung tôi co măt kip giơ ăn trưa cua nha trương. Tư cac lơp hoc tre ua ra như đan chim non vơ tô đê “tân hương” môt bưa cơm co thit.
Trương Phổ thông Dân tộc Bán trú Nâm Khăt la môt trong nhưng ngôi trương khang trang nhât cua huyên Mu Cang Chai, đươc nha nươc đâu tư theo mô hinh dôn điêm le đang thi điêm rât thanh công tai tinh Yên Bai (Ảnh:V.N)
Trương Nâm Khăt co tât ca 572 hoc sinh chia lam 5 khôi tư lơp 1 đên lơp 5. Cac em phân lơn la con em ngươi Mông, ngươi Thai, điêu kiên gia đinh hêt sưc kho khăn (Ảnh:V.N)
Ươc mơ cua nhiêu be gai nơi đây la co thê đươc hoc đai hoc va chon nghê giao viên (Ảnh:V.N)
Vang Thi Kha chia se: “Em rât muôn đươc trơ thanh giao viên như cô chu nhiêm lơp em, cô Thuy đê co thê đem con chư đên nhưng đưa tre ơ thôn ban em. Em luôn đươc cac cô đông viên phai hoc chăm chi nêu muôn trơ thanh giao viên”.
Câu be Va A Chư lê phep khoanh tay chao ngươi lơn. Cac em ơ đây đêu co y thưc hoc tâp rât tôt va rât ngoan ngoan, lê phep (Ảnh:V.N)
Nha trương giao duc cac em vê tri thưc va ky năng sông nên hâu hêt hoc sinh nơi đây đêu co y thưc bao vê môi trương va khuôn viên lơp hoc (Ảnh:V.N)
Video đang HOT
Goc hoc va thư viên ngoai trơi cua nha trương luôn rôn ra tiêng cươi cua thây tro (Ảnh:V.N)
Mô hinh thư viên ngoai trơi cua trương Nâm Khăt đang la môt điêm sang trong phong trao đây manh văn hoa đoc do Sơ Giao duc va Đao tao cua tinh Yên Bai phat đông
Bên canh viêc giang day, nha trương cung rât chu trong hoat đông văn thê my cho hoc sinh (Ảnh:V.N)
Môi tuân nha trương đêu tô chưc hai buôi văn nghê cho hoc sinh. Câu lac bô văn nghê cua nha trương thương xuyên đat giai cao trong cac hoat đông do Đoan, Đôi tô chưc.
Bưa cơm trưa đươc chuân bi vơi hơn 500 suât ăn la môt nô lưc không nho cua nha trương trong điêu kiên con kho khăn (Ảnh:V.N)
Suât cơm trưa cua cac be đươc chuân bi chu đao, vê sinh vơi đây đu cơm, thit, gio va canh (Ảnh:V.N)
So vơi vung đông băng thi suât ăn nay rât đôi binh thương nhưng đôi vơi tre em ơ nơi đây thi suât ăn nay chinh la môt “mon qua”.
Đi hoc đê đươc ăn cơm vơi thit va co trơ câp cua nha nươc. Cai ly tương chưng vô ly nhưng lai rât co ly trong suy nghi cua nhưng đông bao dân tôc Thai, dân tôc Mông tai huyên ngheo Mu Cang Chai tinh Yên Bai.
Năm trong vung 135 kinh tê đăc biêt kho khăn nên hâu hêt cac em đêu thuôc hô ngheo (Ảnh:V.N)
Vư Sung Chinh cho biêt: “Ơ nha em chi ăn cơm vơi măng cay. Đên lơp mơi co thit đăc biêt la chu nhât cac cô nâu thêm mon chao va co ca phơ nưa. Bon em ai cung mong đên chu nhât đê đươc ăn phơ”.
Cac em thương thưc bưa ăn môt cach ngon lanh. Ở nhà, nhiều em chỉ được ăn cơm trắng, măng cay, muối ớt (Ảnh:V.N)
Tư khi đi hoc tai trương ban tru Nâm Khăt, Vang Seo đa tăng lên 3 kg. Em hao hưng cho biêt trươc đây minh rât gây đi hoc chi co măng cay va chut vưng. Tư ngay sap nhâp điêm le hoc ơ đây em thương xuyên đươc ăn cơm vơi thit (Ảnh:V.N)
Đê cai thiên bưa ăn cho cac em cac thây cô giao tich cưc tăng gia san xuât đê co thêm mơ rau, con ca cai thiên bưa ăn cho cac be (Ảnh:V.N)
Hoc sinh cung đươc day trông rau, chăm con lơn, con ga đê co thêm nguôn thưc phâm (Ảnh:V.N)
Cô Nguyên Thi Liên, hiêu trương trương Phổ thông Dân tộc Bán trú Nâm Khăt vui mưng chia se nhưng thanh tich nha trương đa đat đươc. Đăc biêt la thanh công cua mô hinh dôn điêm le vê điêm chinh, mô hinh vươn rau cho em va bưa ăn “cơm co thit” do nha trương tô chưc (Ảnh:V.N)
Những câu chuyện về sự khởi sắc của giáo dục vùng cao vẫn là những điểm sáng đáng để ngưỡng mộ.
Nhiều học sinh cho biết các em yêu quý ngôi trường của mình như ngôi nhà thứ hai.
Vũ Ninh
Thepo giaoduc.net
Nhiều trẻ em người Mông ở Krông Bông không được đến trường: Vì sao?
Gần 25 ngàn học sinh ở bậc Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT của huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đang chuẩn bị bước vào năm học mới.
Tuy nhiên, nhiều trẻ em là người dân tộc Mông ở các xã vùng sâu vì điều kiện gia đình khó khăn, xa trường, có nguy cơ không được đến trường.
Ban giám hiệu Trường Tiểu học Cư Pui 2 và trưởng thôn Ea Lang (Cư Pui) đến vận động chị Pà (thôn Ea Lang, xã Cư Pui) cho con đi học.
Không được đến lớp do đâu?
Đa số người dân thôn Cư Tê (xã Cư Pui) là dân tộc Mông. Tỷ lệ hộ nghèo trong thôn rất cao. Nhiều gia đình ở đây có hoàn cảnh khó khăn, đông con, nhà xa trường nên một số trẻ em trong độ tuổi lên lớp nhưng chưa được đi học. Đặc biệt, trong thôn hiện vẫn còn 4 hộ dân chưa có sổ hộ khẩu. Những đứa trẻ của các gia đình này chưa được đi học.
Anh Vàng Seo Vư lấy vợ khi chị Giàng Thị Dợ (vợ anh Vư) chưa qua tuổi 15 nên không có giấy kết hôn. 5 đứa con lần lượt ra đời nhưng mới chỉ 2 đứa có giấy khai sinh, mặc dù đứa con đầu đã bước sang tuổi 11, đứa thứ 5 tròn 4 tuổi. Do gia đình anh không có sổ hộ khẩu, không có chứng minh nhân dân nên cũng không được vay vốn để làm nhà ở, mặc dù được cấp trên hỗ trợ một phần kinh phí. Anh Vư kể: "Gia đình phải chạy ăn từng bữa. Vì khó khăn quá nên cả 5 đứa con mình chưa được đi học".
Còn gia đình chị Hoàng Thị Pà (thôn Ea Lang, xã Cư Pui) ở sát Trường Mầm non, Tiểu học và THCS nhưng cả 6 đứa con của chị đều chưa một lần được cắp sách đến trường. Chồng mất sớm, đất sản xuất không có nên gia đình luôn trong cảnh thiếu đói. 3 đứa lớn lần lượt đi làm thuê ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Con trai thứ tư là Thào Văn Dậu mới 11 tuổi nhưng năm ngoái đã theo anh đi làm thuê tại TP. Hồ Chí Minh. Hai đứa còn lại đang trong độ tuổi đi học nhưng có nguy cơ thất học vì hiện tại chưa có giấy khai sinh, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, mặc dù đã được nhà trường và địa phương nhiều lần đến động viên.
Ea Uôl là một trong những thôn có tỉ lệ hộ nghèo cao của xã Cư Pui. Thôn có 315 hộ nhưng có đến 1/3 số hộ gia đình thiếu đất sản xuất. Tỉ lệ học sinh thất học, bỏ học trong thôn lên đến 5% số trẻ trong độ tuổi. Do thiếu đất sản xuất nên nhiều phụ huynh phải đi làm thuê, làm ăn xa nhà, con cái ít được quan tâm, nhiều em không được đi học. Một số em do khó khăn đã bỏ học giữa chừng.
Ông Sính Chúa Vàng có 7 con nhưng chỉ có 4 đứa được đi học. Đứa học cao nhất hết lớp 9. Con trai út là Sính Mý Sình vừa học xong lớp 5 nhưng năm nay cũng không nộp hồ sơ đi học vì quá tuổi so với quy định. Ông Vàng chia sẻ: "Gia đình có ít đất ruộng cấy lúa nhưng luôn mất mùa vì hạn hán nên không đủ ăn. Nhà đông con, hoàn cảnh lại khó khăn, không đủ điều kiện để cho mấy đứa con theo học".
Hàng chục gia đình trong 5 thôn đồng bào Mông của xã Cư Đrăm vì điều kiện khó khăn nên nhiều đứa trẻ cũng không được đi học. Đa số các gia đình này đều thuộc diện hộ nghèo, nhà cửa tạm bợ, đông con, thiếu đất sản xuất, trình độ nhận thức hạn chế.
Bốn đứa con của vợ chồng ông Giàng Seo Lềnh (thôn Ea Luêh, xã Cư Đrăm) hiện chưa có giấy khai sinh.
Ông Giàng Xeo Lềnh (thôn Ea Luêh) có 3 đứa con lớn chưa một lần được cắp sách đến trường. Ông lấy vợ hai đẻ thêm được 4 đứa con nhưng cả 4 đứa hiện nay vẫn chưa có giấy khai sinh, mặc dù chúng đã đến tuổi đi học. Ông Lềnh phân bua: "Gia đình đông con nên khó khăn quá. Mấy miệng ăn nhưng chỉ có vài sào đất đồi trồng sắn. Vợ thì phải ở nhà trông con và thường xuyên ốm đau. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc nên cũng không tính đến chuyện cho con đi học".
Bài toán khó
Đa số học sinh ở các thôn đồng bào Mông ở Krông Bông phải đi học xa nhà 13 - 24km. Do chỗ ở bán trú không đáp ứng được nhu cầu nên một số em phải ở tạm trong những căn lều gần trường, nhiều em đi về trong ngày. Những em đi về trong ngày được phụ huynh ở xã Cư Đrăm hợp đồng xe buýt đưa đón. Đường đi lại hư hỏng, xuống cấp, xe buýt chật chội, mỗi em đóng 300 ngàn đồng/tháng... Nhiều gia đình đông con, không đủ điều kiện nên đành cho con nghỉ học giữa chừng.
Chỉ tính riêng năm học 2018-2019, Trường THCS Cư Pui, THCS Cư Đrăm và THPT Trần Hưng Đạo đã có hơn 40 học sinh là người dân tộc Mông bỏ học do việc đi lại và điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Năm học này tình trạng này rất có thể vẫn tái diễn.
Ông Võ Chương, Bí thư Đảng ủy xã Cư Đrăm, trăn trở: "Đường đi từ các thôn đồng bào Mông đến trường đã xuống cấp trầm trọng nên việc đi lại rất khó khăn. Địa phương và người dân ở đây đã có ý kiến với cấp trên đầu tư xây dựng điểm trường THCS ở các thôn đồng bào Mông, giúp các em đi học thuận lợi, giảm tình trạng học sinh bỏ học. Tuy nhiên, do chưa có kinh phí, không có biên chế giáo viên nên vẫn chưa được cấp trên đồng ý".
Tùng Lâm
Theo kinhtenongthon
Yên Bái: Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng người Mông Với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong cộng đồng, năm 2018, UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng năm 2030. Ở một địa phương có đồng bào dân tộc thiểu...