Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nó gây nên những triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của trẻ.
Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thường gây ra những phản ứng của đường hô hấp đặc biệt là của trẻ em. Trong đó viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nó gây nên những triệu chứng khó chịu cho trẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh thông tin về Nguyên nhân, Triệu trứng, Phòng ngừa và Điều trị bệnh Viêm mũi dị ứng ở trẻ em.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính của viêm mũi dị ứng là do phản ứng dị ứng của niêm mạc mũi trước sự xâm nhập hoặc tái xâm nhập của dị nguyên đặc hiệu như như bụi, phấn hoa, lông chó mèo, bào tử nấm, thời tiết thay đổi… Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày của của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc.
Triệu chứng
Triệu chứng Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện thành từng cơn sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc khi thay đổi thời tiết, với các biểu hiện như:
- Ngứa mũi là hiện tượng đầu tiên, biểu hiện là trẻ thường lấy tay day vào mũi và hắt hơi từng hồi.
Video đang HOT
- Ngạt mũi, khó thở nhiều lúc phải thở bằng miệng.
- Chảy nhiều nước mũi trong, loãng khiến trẻ thường lấy tay quệt ngang mũi gây kích ứng tấy đỏ vùng dưới mũi.
- Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện chảy nước mắt, kêu đau đầu, đau họng.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa tốt nhất là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không cho có mèo vào nhà, không trồng hoặc để hoa có nhiều phấn trong nhà, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bặm ô nhiễm, vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Ngoài ra các phụ huynh nên tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Chăm sóc và điều trị
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết hoặc dị nguyên, các triệu chứng của bệnh làm cho trẻ rất khó chịu quấy khóc, biếng ăn, không ngủ được. Các bậc phụ huynh nên tìm và loại bỏ tác nhân gây dị ứng (dị nguyên): Lau sạch nhà cửa, hút bụi để loại bỏ lông thú nuôi, nếu trong phòng có hoa tươi nên chuyển ra ngoài, tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài. Ngoài ra cần Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối biển ngày 2-3 lần. Để điều trị các triệu chứng của bệnh cần cho trẻ uống thuốc kháng dị ứng.
Theo VNE
Hiểu thêm về dị ứng và hen suyễn
Dị ứng là thuật ngữ mô tả một loạt các rối loạn quá mẫn cảm với một hoặc nhiều chất mà hầu hết mọi người thường không phản ứng; trong khi hen suyễn là căn bệnh liên quan cụ thể đến phổi.
Phấn hoa là tác nhân gây dị ứng và hen suyễn - Ảnh: Shutterstock
Tuy là hai căn bệnh riêng biệt với các định nghĩa khác nhau nhưng chúng lại có sự liên kết mạnh mẽ, cùng tồn tại như "đối tác" của nhau bởi cách chẩn đoán, điều trị, và phòng ngừa khá giống nhau.
Dị ứng không phải bệnh sốt mùa hè
Ngoài việc ảnh hưởng đến mũi, mắt, họng (trường hợp điển hình của viêm mũi dị ứng), tiếp xúc với chất mẫn cảm cũng có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm phổi, da và đường tiêu hóa.
Theo trang Dummies, dị ứng và hen suyễn đều bị gây nên bởi các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi, bào tử nấm mốc, một số thức ăn, thuốc, nọc độc do côn trùng chích.
Thêm vào đó, phản ứng hen cũng có thể gây nên do nonallergic - chất kích thích có trong khói thuốc lá, chất tẩy rửa gia dụng, sản phẩm xịt, dung môi, hóa chất, khói, sơn, ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời.
Dị ứng và hen suyễn không loại trừ nhau
Bệnh hen suyễn xảy ra do hai yếu tố: sự co thắt của phế quản làm cản trở luồng không khí đi vào phổi, và do lớp màng bên trong phế quản sưng lên, tiết ra chất nhờn làm nghẹt phế quản. Phản ứng dị ứng là một trong những nguyên nhân gây ra hai yếu tố trên.
Các nhà nghiên cứu cho biết các rối loạn dị ứng có thể xuất hiện theo nhiều cách, tùy theo tính chất và mức độ nhạy cảm của mỗi người. Những triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, khò khè, ho, ngứa ngáy không phải lúc nào cũng do dị ứng gây nên; mặc dù, phần lớn những người bị bệnh hen suyễn đều bị dị ứng.
Tuy dị ứng không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra hen suyễn, nhưng rõ ràng giữa chúng có một sợi dây liên kết khá chặt chẽ.
Với người bị dị ứng, ngoài những khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ địa, về lâu dài có thể dẫn đến các bệnh viêm xoang mũi, viêm tai giữa kinh niên.
Trong khi đó những bệnh nhân bị hen suyễn, phế quản của họ rất nhạy cảm dễ bị kích thích bởi những tác nhân gây dị ứng và khiến họ dễ lên cơn suyễn. Nếu cơn suyễn kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Theo TNO
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa thường gây ra những phản ứng của đường hô hấp đặc biệt là của trẻ em. Trong đó viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nó gây nên những triệu chứng khó chịu cho trẻ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn gửi đến các bậc phụ huynh thông...