Phòng ngừa những sự cố đáng tiếc xảy ra trong trường học
Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ giáo dục chính trị và công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Việc đảm bảo trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích luôn được Bộ GD&ĐT đặc biệt quan tâm.
Cần đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Ảnh minh họa
Đảm bảo trường học an toàn
Sáng 26/5, một cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) bật gốc đổ xuống làm 1 học sinh tử vong và nhiều em khác bị thương. Đây là sự cố xảy ra ngoài ý muốn, nhưng cũng là một bài học lớn cho ban giám hiệu các nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng.
Các quy định về môi trường an toàn trong giáo dục đã được cụ thể hoá tại Điều 89 của Luật Giáo dục năm 2019. Theo đó, nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học.
Nghị định 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã xác định môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Nghị định quy định các cơ sở giáo dục được yêu cầu phải bảo đảm an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích, cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm hoạ thiên tai.
Bộ GD&ĐT cũng đã có quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông. Trong đó nêu rõ yêu cầu khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, thường gặp như tai nạn giao thông, ngã, đuối nước, bỏng, điện giật, cháy nổ, ngộ độc, vật sắc nhọn đâm, cắt, đánh nhau, bạo lực.
Bộ cũng ban hành công văn 1715/BGDĐT-GDTC đề nghị các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn đuối nước dịp hè năm 2020 cho người học; chỉ đạo các Sở GD&ĐT tăng cường triển khai công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong học sinh phổ thông.
Cộng đồng trách nhiệm
Video đang HOT
Ông Bùi Văn Linh cho rằng, trách nhiệm đảm bảo an toàn trường học thuộc về người đứng đầu cơ sở giáo dục, trong đó hiệu trưởng là người điều hành mọi hoạt động của cơ sở giáo dục; chính quyền địa phương nơi cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn, nhà trường, các thầy cô giáo đều có trách nhiệm liên quan.
Để đảm bảo an toàn trường lớp cho học sinh, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới, các cơ sở giáo dục cần khẩn trương phân công rà soát, đánh giá tổng thể các nội dung đã được quy định tại Nghị định số 80/2017/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về phòng tránh thương tích cho học sinh.
Kiểm tra, thống kê các phòng học, đặc biệt phát hiện sớm những phòng học đã xuống cấp; gia cố, sửa chữa cửa lớp, cửa sổ, mái nhà, các thiết bị trong phòng học để đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa bão; không sử dụng phòng học, phòng làm việc không đảm bảo an toàn.
Đối với cây xanh trong khuôn viên trường cần chặt, tỉa bớt các cành cây. Tuy nhiên, không nên chặt bỏ tất cả các cây to lâu năm, cao, tán rộng để thay thế bằng các loại cây khác, cần có phương án vẫn giữ được cây mà đảm bảo an toàn trong trường học.
Để làm được những việc đó, rất cần có sự vào cuộc chỉ đạo của các cấp, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là chính quyền địa phương nơi có các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn. Xử lý gấp những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra, không để học sinh đến trường, lớp, khu vực mất an toàn.
Ban giám hiệu, đặc biệt hiệu trưởng cần nhanh chóng có các biện pháp phòng ngừa những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Cần phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức Đoàn- Hội- Đội để giáo dục, nâng cao ý thức cho học sinh phòng tránh tai nạn thương tích xảy ra trong trường học.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để chủ động phát hiện các yếu tố, nguy cơ nguy hiểm trong sinh hoạt hằng ngày, để chủ động phòng tránh hiệu quả.
Sau vụ cây phượng đổ, một số trường sợ quá đốn cây, sân trường trơ trụi
Sau vụ cây phượng vĩ đổ ở Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TP.HCM), một số trường đã đốn bỏ nhiều cây lớn, nhất là phượng vĩ. Sân trường bỗng trở nên ngột ngạt vì thiếu bóng cây.
Học sinh vui đùa dưới bóng cây trong sân trường. Cây xanh cần được chăm sóc, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho học sinh thay vì chặt bỏ - Ảnh: NAM TRÂN
Nhiều ý kiến cho rằng xử lý cây xanh không an toàn là tốt nhưng chặt vô tội vạ là không nên.
Các chuyên gia cần vào cuộc với từng trường hợp cây cụ thể. Nếu an toàn có thể giữ lại chăm sóc và theo dõi. Nếu không thì buộc lòng phải đốn bỏ, dù cho đó có thể là kỷ niệm đáng nhớ đi chăng nữa.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (phụ huynh học sinh ở Phú Nhuận, TP.HCM)
Sinh viên Nguyễn Ngọc Anh Thư (Trường ĐH Tài chính - marketing): Không gian học tập
Cây xanh là một phần thiết yếu của trường học. Cây tạo bóng mát, lọc không khí, đem lại cảm giác thoải mái cho con người... Đặc biệt ở trường học, cây xanh còn là không gian học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên. Không nên ồ ạt chặt bỏ cây xanh mà cần bình tĩnh hơn. Nên kiểm tra lại toàn bộ các cây trong khuôn viên, cây nào già hoặc có dấu hiệu bị mọt ăn thì xem xét cứu chữa, trường hợp nặng thì chặt bỏ và trồng cây mới thay thế.
Học sinh Lâm Đào Trúc Anh (Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM): Ảnh hưởng đời sống học đường
Cây xanh ngoài việc cung cấp bóng mát cho sân trường còn là kỷ niệm gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, giáo viên. Cây xanh đứng đó chứng kiến bao vui buồn của tuổi học trò. Vì vậy, theo tôi việc chặt cây xanh vô tội vạ không phải là giải pháp tối ưu đảm bảo an toàn trường học mà còn ảnh hưởng đến đời sống học đường của học sinh.
Tôi nghĩ cách tốt hơn là vẫn giữ cây xanh như hiện nay. Nhưng nhà trường cần kiểm tra tình trạng của cây thường xuyên hơn, để tâm và chăm sóc cho cây nhiều hơn nữa. Ngoài ra để đảm bảo an toàn khi mùa mưa bão sắp tới, nên khuyến cáo học sinh không nên ra khỏi lớp học những ngày mưa dông lớn.
Giáo viên Võ Kim Bảo (Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM): Nhiều giải pháp để an toàn
Tai nạn đáng buồn tại Trường THCS Bạch Đằng là sự việc hi hữu. Qua đó chúng ta cần chú ý hơn về vấn đề an toàn của mảng xanh trong trường. Tuy nhiên việc chặt bỏ cây xanh ồ ạt ở một số trường là hơi cực đoan. Cái lo của thầy cô quản lý là có cơ sở. Nhưng còn
rất nhiều giải pháp khác để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, chặt bỏ cây không phải là giải pháp duy nhất. Thầy cô chúng tôi quanh năm trong nhiều tiết học luôn giáo dục học trò phải yêu và bảo vệ thiên nhiên. Nếu chặt vô tội vạ có thể làm thiên nhiên xa các em hơn, bài giảng của thầy cô cũng khó mà có tác động đến nhận thức các em hơn.
Ông Nguyễn Công Đức (phó hiệu trưởng Trường THPT Phú Nhuận, quận Phú Nhuận, TP.HCM): Cần giúp đỡ từ các đơn vị chuyên môn
Trồng cây xanh trong trường ai cũng muốn có bóng mát. Nhưng việc duy trì, đảm bảo an toàn rất cần sự phối hợp với các cơ quan chức năng. Bởi nhà trường khi nhìn bằng mắt thường có thể thấy cây vẫn tươi tốt nhưng không đủ chuyên môn để biết được trong thân, rễ có vấn đề gì bất thường hay không. Nhà trường cần sự giúp đỡ từ các đơn vị chuyên môn kiểm tra định kỳ mỗi năm, có thể ít nhất hai lần vào đầu mùa mưa và đầu năm học.
Hiện nay, lãnh đạo các trường chủ yếu nắm về giáo dục nhiều hơn những gì liên quan đến cây xanh. Tuy nhiên cũng không nên vội vàng chặt cây xanh mà cần tham khảo ý kiến chuyên gia từ các công ty công viên cây xanh địa phương có nên đốn hạ hay không, đặc biệt với những cây lớn. Nếu chuyên gia khuyên nên chặt bỏ thì không nên tiếc mất cây, mất đi bóng mát. Sau sự cố xảy ra, cẩn trọng luôn được đặt lên hàng đầu.
Không để xảy ra chặt cây bừa bãi
Ngày 28-5, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - đã chỉ đạo các sở ban ngành không để xảy ra tình trạng chặt cây xanh bừa bãi trong trường học.
"TP đã chỉ đạo các sở ban ngành phối hợp, rà soát kỹ cây xanh trồng trong trường học để đảm bảo an toàn cũng như bóng mát cho học sinh ở sân trường" - ông Đức nói.
Ông Đức chỉ đạo Sở GD-ĐT TP.HCM quán triệt tinh thần này đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP.
M.K.
Khi cây hoa học trò - phượng vỹ, thành tội đồ với học trò Thật đau xót khi phượng vỹ, biểu tượng của tuổi học trò thơ mộng, lại trở thành tội đồ lấy đi mạng sống của học trò trong đúng mùa hoa nở. Mấy ngày nay tôi bị ám ảnh bởi cái chết oan uổng của em học sinh TP.HCM bị cây phượng vỹ trong trường bật gốc đè lên. Với bất kỳ ai từng...