Phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu: Chủng ngừa là phương án tốt nhất!
Tuy là căn bệnh khá lành tính ở hầu hết các trường hợp mắc bệnh, nhưng thủy đậu cũng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu là điều hầu hết mọi người quan tâm.
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella-zoster gây ra. Căn bệnh này gây phát ban ngứa với các mụn nước nhỏ trên da. Một số ít trường hợp mắc bệnh thủy đậu có thể gặp các biến chứng nặng nề, do đó việc phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu nên được chú trọng ngay từ đầu.
1. Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Tuy khá ít trường hợp mắc biến chứng nhưng đa số biến chứng của bệnh thủy đậu diễn ra khá nhanh chóng và gây nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe người bệnh, bao gồm:
- Nhiễm trùng da và mô mềm do vi khuẩn ở trẻ em, bao gồm cả nhiễm trùng liên cầu nhóm A
- Nhiễm trùng phổi ( viêm phổi)
- Nhiễm trùng hoặc viêm não (viêm não, mất điều hòa tiểu não)
Việc phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu là điều hầu hết mọi người quan tâm – Ảnh: themombeat
- Các biến chứng xuất huyết
- Nhiễm trùng máu (nhiễm trùng huyết)
- Mất nước
Một số người bị các biến chứng nghiêm trọng do bệnh thủy đậu có thể cần phải nhập viện để được điều trị tích cực. Bệnh thủy đậu cũng có thể gây tử vong.
2. Chăm sóc và điều trị phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, bệnh thủy đậu thường “vào mùa” bắt đầu từ tháng 11, 12 hàng năm và kéo dài tới tháng 5, 6 năm sau. Bệnh cũng có một số biến chứng, thường là biến chứng nhiễm trùng da.
Theo đó, bác sĩ Khanh lưu ý về việc chăm sóc trẻ em và cả người lớn như sau để đề phòng biến chứng bệnh thủy đậu:
- Không kiêng tắm, không kiêng gió theo truyền miệng trong dân gian
- Không nên trùm kín người bệnh mà nên ở trong phòng thông thoáng, có gió.
- Không tắm gốc rạ, uống nước gốc rạ
- Trẻ em nên cắt móng tay để tránh cào vào vết mụn nước gây nhiễm trùng hoặc để lại sẹo
Chăm sóc và điều trị phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu – Ảnh: news-medical
Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ mắc bệnh thủy đậu, hãy cho trẻ đi khám bác sĩ nhi gần nhà. Việc chẩn đoán sớm được bệnh và được điều trị sớm sẽ giúp phòng ngừa biến chứng của bệnh thủy đậu tốt hơn. Ngoài ra, hãy trao đổi trước với bác sĩ về tình trạng của con bạn để được sắp xếp khám, tránh lây nhiễm cho người khác tại nơi chờ khám.
Ngoài ra, nên quan sát tình trạng bệnh và nhanh chóng đến bệnh viện nếu phát hiện người bệnh có những đặc điểm sau:
- Phát ban lan ra một hoặc cả hai mắt.
- Phát ban rất đỏ và nóng. Đây rất có thể là biểu hiện của biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn.
- Phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, tim đập nhanh, khó thở, run, mất phối hợp cơ, ho nặng hơn, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 38,9 C.
3. Tiêm vaccine – cách phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu tốt nhất
Video đang HOT
Tiêm thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu (varicella) là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Các chuyên gia từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng vaccine có thể bảo vệ bạn trước vi rút thủy đậu lên đến 98% nếu tiêm đủ 2 liều theo khuyến cáo. Những trường hợp vẫn mắc bệnh thủy đậu dù đã tiêm vaccine thì mức độ bệnh nhẹ hơn rất nhiều và hiếm có biến chứng.
Tiêm vaccine – cách phòng ngừa biến chứng bệnh thủy đậu tốt nhất – Ảnh: cscpharma360
Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu (Varivax) được khuyên dùng cho:
- Trẻ nhỏ: Tại Hoa Kỳ, trẻ em được chủng ngừa hai liều vaccine thủy đậu; mũi đầu tiên từ 12 đến 15 tháng tuổi và mũi thứ 2 từ 4 đến 6 tuổi.
- Trẻ từ 13 đến 23 tháng tuổi: Vaccine này có thể được kết hợp với vaccine sởi, quai bị và rubella. Hãy trao đổi về độ tuổi của con bạn với bác sĩ để được chỉ định vaccine phù hợp.
- Trẻ lớn chưa được tiêm phòng: T rẻ em từ 7 đến 12 tuổi chưa được chủng ngừa bệnh thủy đậu nên được tiêm 2 liều vaccine; 2 liều tiêm cách nhau ít nhất ba tháng. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên chưa được chủng ngừa cũng sẽ được chỉ định tiêm 2 liều thuốc chủng ngừa, mỗi liều cách nhau ít nhất 4 tuần.
- Người lớn chưa được tiêm chủng, chưa từng bị thủy đậu và có nguy cơ bị phơi nhiễm cao: Nhóm đối tượng này bao gồm nhân viên y tế, giáo viên, khách du lịch quốc tế, người lớn sống cùng với trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Nguồn dịch: https://www.cdc.gov/chickenpox/about/complications.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/symptoms-causes/syc-20351282
(Bài viết có tham khảo ý kiến bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM)
Tất tần tật những điều cần biết về tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu
Thủy đậu thường khá lành tính, nhưng trong một số trường hợp nó cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.
Bệnh thủy đậu là một bệnh do vi rút gây nên và rất dễ lây lan. Bệnh có thể khiến trẻ em ốm nặng nhưng thường có thể tự giới hạn, các triệu chứng nặng hơn thường ở người lớn và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, thủy đậu là căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Do đó, mọi người nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt.
1. Vaccine phòng bệnh thủy đậu là gì?
Vaccine phòng bệnh thủy đậu bảo vệ chống lại sự lây nhiễm từ vi rút varicella zoster - vi rút gây bệnh thủy đậu. Vi rút này dễ dàng lây lan khi hắt hơi và ho, hoặc khi tiếp xúc với các mụn nước ở người bị thủy đậu. Bạn thậm chí có thể nhiễm vi rút thủy đậu khi chạm vào quần áo hoặc các vật dụng khác có dịch từ vết mụn nước trên da người bệnh.
Vaccine thủy đậu là vaccine sống được sản xuất bằng cách sử dụng vi rút thủy đậu đã bị làm yếu hoặc giảm độc lực trước khi được đưa vào vaccine. Sau khi tiêm chủng, các vi rút vaccine suy yếu sẽ phát triển bên trong cơ thể bạn. Điều này có nghĩa là lượng vi rút rất nhỏ trong vaccine được cung cấp để kích thích phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn.
Mọi người nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu càng sớm càng tốt - Ảnh: everydayhealth
Vaccine sống giảm độc lực thường không gây bệnh cho những người được tiêm chủng có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi một loại vaccibe sống giảm độc lực gây ra bất kỳ bệnh nào, nó thường nhẹ hơn so với khi bạn đã mắc bệnh.
2. Tại sao tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu lại quan trọng?
Ở hầu hết các đối tượng, bệnh thủy đậu được xem là một bệnh nhẹ và không gây ra bất kỳ vấn đề nào về lâu dài. Khoảng 1/20 trẻ khỏe mạnh mắc nhiễm trùng da do thủy đậu cần điều trị thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng da không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể bạn, bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng máu.
Tại sao tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu lại quan trọng - Ảnh: yle
Các biến chứng khác của bệnh thủy đậu rất khác như: viêm não, viêm khớp, thận và gan nhưng rất hiếm gặp. Bệnh thủy đậu có xu hướng trầm trọng hơn ở thanh thiếu niên và người lớn, phụ nữ mang thai và thai nhi và những người có hệ thống miễn dịch kém.
Phụ nữ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể lây sang thai nhi, nguy cơ cao nhất là trong 20 tuần đầu của thai kỳ. Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy, cứ 100 trẻ sơ sinh thì có đến 2 trẻ tiếp xúc với bệnh thủy đậu trước khi sinh ra; bị hội chứng varicella bẩm sinh và có thể bị sẹo da, bất thường về mắt, tay chân và não, chậm phát triển.
Phụ nữ có thai không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Tính an toàn của vaccine đối với thai nhi vẫn chưa được chứng minh, mặc dù không có tác dụng có hại nào được mô tả sau khi vô tình sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, bạn nên tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau đó. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy kiểm tra sớm với bác sĩ để xem liệu bản thân có cần tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu hay không.
3. Các loại vaccine phòng bệnh thủy đậu
Có hai loại vaccine thủy đậu được cấp phép ở Hoa Kỳ bao gồm: Varivax và ProQuad .
3.1. Varivax
Chỉ chứa vaccine thủy đậu.
Được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn.
Có thể tiêm cho trẻ hai liều vaccine thủy đậu định kỳ ở độ tuổi: từ 12 đến 15 tháng tuổi; và từ 4 đến 6 tuổi.
Có hai loại vaccine thủy đậu được cấp phép ở Hoa Kỳ - Ảnh: cincinnati
3.2. ProQuad
Chứa sự kết hợp của vaccine sởi, quai bị, rubella và varicella (thủy đậu), còn được gọi là MMRV.
Chỉ được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi.
ProQuad có thể được tiêm cho trẻ em khi chúng đã được chủng ngừa hai liều vaccine thủy đậu thông thường ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và từ 4 đến 6 tuổi. Trẻ em được tiêm liều MMRV đầu tiên ở độ tuổi từ 12 đến 23 tháng có thể có nguy cơ cao bị co giật do sốt, tuy nhiên phản ứng này thường không phổ biến.
4. Đối tượng nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu
New Zealand khuyến khích và tài trợ việc tiêm phòng thủy đậu cho các nhóm sau:
- Trẻ 15 tháng tuổi
- Trẻ em từ 11 tuổi trở lên chưa từng bị nhiễm hoặc trước đó đã được tiêm phòng bệnh thủy đậu.
Thuốc chủng ngừa được tài trợ cho một số người có nguy cơ cao hoặc những người tiếp xúc gần với họ, bất kể tuổi tác.
Tiêm phòng thủy đậu cũng được khuyến khích, nhưng không được tài trợ cho:
- Thanh thiếu niên và người lớn chưa từng bị nhiễm hoặc tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
- Phụ nữ đang có kế hoạch mang thai và chưa có kháng thể đối với bệnh thủy đậu.
- Những người chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu và những người đang làm việc trong các ngành nghề tiếp xúc với trẻ nhỏ
- Cha mẹ có con nhỏ chưa mắc bệnh thủy đậu.
5. Những ai không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu?
Vaccine thủy đậu là vaccine sống, nó có thể gây ra bệnh thủy đậu dù nó thường nhẹ hơn. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu được khuyến cáo không nên dùng cho một số nhóm người bị giảm khả năng chống nhiễm trùng, chẳng hạn như:
- Người đang mang thai
- Người đang dùng steroid đường uống liều cao như prednisone hoặc dexamethasone
- Người đang được hóa trị hoặc xạ trị
- Người mắc ung thư hoặc HIV
- Những người mắc bệnh lao không được điều trị tích cực
- Những đã tiêm một loại vaccine sống khác (ví dụ, MMR, BCG) trong vòng 4 tuần qua.
Một số trường hợp không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu - Ảnh: siempremujer
6. Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả như thế nào?
Một liều vaccine thủy đậu duy nhất cung cấp khả năng bảo vệ khoảng 99% đối với bệnh nặng và 80% chống lại nhiễm trùng thủy đậu ở bất kỳ mức độ nghiêm trọng nào. Bạn vẫn có thể mắc bệnh thủy đậu sau khi chủng ngừa, nhưng tình trạng nhiễm trùng thường nhẹ hơn rất nhiều.
7. Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu được tiêm như thế nào?
Thuốc chủng ngừa thủy đậu được tiêm dưới dạng tiêm bắp (tiêm vào bắp thịt ở đùi hoặc bắp tay). Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu thường được dùng dưới dạng 1 liều, nhưng có thể là 2 liều cho một số trường hợp.
8. Phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu
Sưng đau, sốt là phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu - Ảnh: passporthealthusa
Giống như tất cả các loại thuốc, vaccine cũng có thể gây ra tác dụng phụ, mặc dù không phải ai cũng mắc phải. Dưới đây là một số phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu:
8.1. Sưng đau sau khi chủng ngừa
Đau, sưng hoặc đỏ quanh vết tiêm (sờ vào thấy cứng và đau), điều này khá phổ biến sau khi tiêm phòng. Nó thường bắt đầu vài giờ sau khi tiêm và biến mất trong vòng vài ngày.
Điều bạn cần làm là đặt một miếng vải lạnh hoặc túi đá vào vị trí tiêm. Để túi đá trong trên da một thời gian ngắn, không chà xát vết tiêm.
8.2. Sốt
Tình trạng sốt khá phổ biến trong 1 hoặc 2 ngày đầu tiên sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu và thường giảm nhẹ trong vòng vài ngày tiếp theo.
Khi bị sốt, bạn nên mặc quần áo mỏng và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Nếu trẻ bị sốt, không nên quấn ủ và nên cho trẻ uống nhiều nước. Việc sử dụng paracetamol thường xuyên không được khuyến khích sau khi tiêm chủng nhưng bác sĩ vẫn có thể sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng nếu trẻ sốt cao và đau nhiều.
8.3. Đau đầu
Cảm thấy không khỏe, mệt mỏi và đau đầu là những biểu hiện khá phổ biến trong 1 hoặc 2 ngày đầu sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Cơ thể bạn sẽ trở lại bình thường sau vài ngày, nhưng nếu tình trạng đau đầu kéo dài, hãy trao đổi sớm với bác sĩ.
8.4. Phát ban nhẹ
Phát ban này thường tương tự như bệnh thủy đậu và có thể xảy ra từ 5-26 ngày sau khi tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
Khi gặp phát ban, bệnh có thể lây nhiễm mặc dù rất hiếm, vì vậy hãy tránh xa những người có nguy cơ mắc bệnh nặng; chẳng hạn như những người có hệ miễn dịch suy yếu, trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ mang thai.
9. Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu ở đâu?
Bạn có thể tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu ở bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng. Hoặc cơ sở y tế có hồ sơ của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn đã từng chủng ngừa bệnh thủy đâu hay chưa.
Tại Việt Nam, thủy đậu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Cha mẹ có con nhỏ, phụ nữ chuẩn bị mang thai và thanh thiếu niên có thể tiêm vaccine phòng bệnh tại bệnh viện, phòng khám có dịch vụ tiêm vaccine, các trung tâm y tế dự phòng có thông báo về việc tiêm ngừa căn bệnh này.
Thủy đậu sẽ được chỉ định tiêm chủng cho người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Phác đồ tiêm ngừa thủy đậu gồm 2 liều. Mũi tiêm thứ nhất khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi; mũi tiêm thứ hai sẽ mũi đầu từ 4-8 tuần tùy từng loại.
Thủy đậu ở phụ nữ mang thai: Biểu hiện lâm sàng, nguy cơ, cách điều trị và phòng ngừa Thủy đậu ở trẻ em thường khá đơn giản và không quá lo lắng, thế nhưng thủy đậu ở phụ nữ mang thai được xem là vấn đề lớn trong thai kỳ. Trong trường hợp xấu nhất, biến chứng của bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến một số tình trạng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan,...