Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba: 60 năm xây dựng và phát triển
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Giáo dục huyện Thanh Ba đã đạt được những kết quả đáng tự hào, đóng góp không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục tỉnh Phú Thọ và sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Thanh Ba.
Đến nay, huyện Thanh Ba có: 75 trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT, với 797 lớp và 23.838 học sinh; so với thời kỳ đầu vừa thành lập, về quy mô tăng: 46 trường, 659 lớp và 17.440 học sinh, chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng nâng cao.
Cách đây tròn 60 năm, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Quyết định thành lập Phòng GD&ĐT Thanh Ba, những ngày tháng 8 mùa thu lịch sử năm 1959 đã trở thành dấu ấn, mốc son lịch sử đối với các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Phòng Giáo dục Thanh Ba. Khi mới thành lập, Phòng GD&ĐT Thanh Ba có tổng số 5 thành viên, nhà giáo Chu Đình Bùi làm Trưởng phòng và 4 cán bộ nghiệp vụ. Nơi làm việc đầu tiên của Phòng Giáo dục thuộc xã Chí Tiên hiện nay, sau đó lần lượt ở các xã Vũ Yển, Ninh Dân.
Đến năm học 1962 – 1963 toàn huyện có 27 trường cấp 1 và 2 trường cấp 2 (gồm cấp 2 Chí Tiên và trường tư thục cấp 2 Phan Bội Châu tại xã Đông Thành). Đến năm 1964 đã phát triển thêm 9 trường cấp 2 và trường Phổ thông Nông nghiệp cấp 2 Đồng Xuân.
Ông Phùng Quốc Lập – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ (thứ nhất bên phải) tặng lãng hoa tươi thắm cho Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba.
Có thể thấy thời kỳ 1959 đến 1975 giáo dục Thanh Ba nổi lên với điểm sáng, nổi bật là phong trào Bắc Lý. Nhà giáo Đào Thanh Hợi giáo viên trường cấp 1 Lương Lỗ đã gióng lên hồi trống thi đua Bắc Lý đầu tiên của huyện. Phòng Giáo dục đã chọn 2 trường điểm chỉ đạo điển hình gồm trường cấp 1 Thái Ninh và trường cấp 1 Lương Lỗ. Trường cấp 1 Thái Ninh đã được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc, có tổ chuyên môn được công nhận là tổ lao động xã hội chủ nghĩa. Xã Lương Lỗ có 3 ngành học phổ thông, BTVH, mẫu giáo đều phát triển và đạt kết quả giáo dục tốt, xã được công nhận là xã “Cẩm Bình” của huyện.
Lúc bấy giờ hai mục tiêu chính được đặt ra là: Xóa mù chữ cho các em trong độ tuổi từ 12 – 15 và BTVH cho cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên, trước hết là cán bộ huyện, cán bộ chủ chốt xã và HTX. Phòng đã chỉ đạo liên tục các chiến dịch “Mùa xuân diệt dốt”, “Đội xung kích diệt dốt”, mở lớp tư thục, tổ chức liên gia diệt dốt.
Kết quả Thanh Ba dẫn đầu về kết quả xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi. Với thành tích đạt được, thời kỳ này có 3 đơn vị của huỵên Thanh Ba vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba gồm: Phòng Giáo dục; xã Thanh Hà; xã Kiến Thiết (nay là thị trấn Thanh Ba).
Ông Nguyễn Văn Đức – Bí thư Huyện uỷ Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ (thứ nhất bên phải) tặng lãng hoa tươi thắm cho Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba.
Một chặng đường 60 năm với biết bao thử thách, khó khăn, nhưng với nhiệt huyết của những nhà giáo tận tâm với sự nghiệp “trồng người”, giáo dục Thanh Ba đã đạt được những kết quả đáng tự hào, đóng góp không nhỏ đối với sự nghiệp giáo dục tỉnh Phú Thọ và sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Thanh Ba. Hiện nay, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba có 11 cán bộ, chuyên viên; thầy giáo Hà Trường Sơn đảm nhiệm chức vụ Trưởng phòng, các phó Trưởng phòng gồm: cô giáo Lương Thị Hồng Thanh, thầy giáo Hoàng Minh Phương.
Thầy giáo Hà Trường Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba cho biết: Nối tiếp truyền thống của các thế hệ đi trước trong công tác lãnh, chỉ đạo, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba tích cực, kịp thời làm tốt công tác tham mưu phù hợp với thời kỳ đổi mới và hội nhập. Phòng đã tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thanh Ba ban hành 2 Nghị quyết và 1 đề án về: “Nâng cao chất lượng giáo dục; đẩy mạnh xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 – 2020″.
Thầy giáo Hà Trường Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Video đang HOT
Về quy mô giáo dục: mạng lưới trường lớp từng bước được quy hoạch, sắp xếp lại một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, sắp xếp trường THCS Vũ Yển và Tiểu học Vũ Yển thành trường phổ thông có nhiều cấp học.
Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Ba có: 75 trường học trực thuộc Phòng GD&ĐT với 797 lớp và 23.838 học sinh. So với thời kỳ đầu vừa thành lập, về quy mô tăng 46 trường, 659 lớp và 17.440 học sinh. Toàn huyện có 1.567 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; trong đó 12 người được đào tạo Thạc sỹ, trình độ trên chuẩn tỷ lệ 88,1%, trình độ lý luận Trung cấp chính trị trở lên đạt 29,9% , trình độ Tin học tỷ lệ 74,1 %, trình độ Ngoại ngữ từ chứng chỉ trở lên, tỷ lệ 83,4 %. Đặc biệt, 100% cán bộ quản lý các trường có trình độ trên chuẩn; Đảng viên trong các nhà trường đạt 72,7%.
Lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục.
Từ năm 2015 đến nay có 346 lượt giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp huyện Thanh Ba, 51 lượt giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp tỉnh Phú Thọ, có 11 lượt giáo viên được công nhận giáo viên giỏi cấp Quốc gia. Giáo dục Mầm non gồm 2 loại hình công lập và tư thục, có nhiều chuyển biến tích cực trong việc huy động trẻ nhà trẻ ra lớp; đặc biệt 5 năm gần đây tỷ lệ trẻ nhà trẻ huy động ra lớp tăng 13,4% .
Tỷ lệ học sinh Tiểu học, THCS tham gia các kỳ thi, các kỳ giao lưu ngày càng cao. Nhiều năm trở lại đây, cấp Tiểu học được đánh giá xếp thứ Tư trong toàn tỉnh Phú Thọ. Trong ba năm học liền kề, cấp Tiểu học có tổng số 530 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi, giao lưu cấp tỉnh Phú Thọ, có 35 học sinh đạt giải cấp Quốc gia. Cấp THCS có tổng số 296 học sinh đạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh Phú Thọ, có 41 học sinh đạt giải cấp Quốc gia.
Cảnh quan môi trường của các truờng Mầm non Hoa Hồng, huyện Thanh Ba: Xanh – Sạch – Đẹp.
Thầy giáo Hà Trường Sơn nhấn mạnh: Hàng năm, Phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu và chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo các nhà trường thực hiện công tác xây dựng và duy trì trường học đạt chuẩn Quốc gia. Chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay, toàn huyện Thanh Ba đã xây mới được 31 trường học đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, tổng số trường trực thuộc Phòng Giáo dục đạt chuẩn Quốc gia là 63/75, tỷ lệ 84%.
Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, cha mẹ học sinh, con em xa quê thành đạt, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, mạnh thường quân đã ủng hộ bằng tiền mặt, bằng cơ sở vật chất với tổng số tiền trị giá hơn 300 tỷ đồng để xây trường, lớp, sửa chữa phòng học, nhà điều hành, bổ sung thiết bị dạy học… góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.
Thầy và trò đội tuyển Toán trường THCS Thanh Hà, huyện Thanh Ba ôn luyện, chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi.
Với 60 năm xây dựng và phát triển, bao biến đổi thăng trầm của lịch sử dân tộc, các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba có nhiều thay đổi, nhiều người đến, nhiều người chuyển công tác, có người còn, người đã ra đi, có người ngã xuống trên những trận tuyến khốc liệt của chiến tranh, có người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nghỉ chế độ; nhưng những ai đã và đang công tác làm việc tại nơi đây đều có những công hiến hết sức lớn lao vì sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
Ghi nhận và biểu dương những thành tích đã đạt được, Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba đã vinh dự được khen tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Ba, nhiều lần được UBND tỉnh Phú Thọ, Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; tổ chức Công đoàn được Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khen thưởng. Nhiều trường học trong huyện cũng vinh dự nhận được những danh hiệu cao quý được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành khen thưởng…Đây sẽ là tiền đề, tạo thế và lực để Giáo dục huyện Thanh Ba phát triển bền vững chất lượng giáo dục đào tạo trong tương lai.
Tiết mục nghệ thuật đặc sắc chào mừng 60 năm thành lập Phòng GD&ĐT huyện Thanh Ba.
Theo thoidai
Cao Bằng: Nỗ lực xóa mù chữ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa
Từ khi được xóa mù chữ, nhiều bà con dân tộc lớn tuổi rất phấn khởi vì nhờ học tiếng Việt và toán cơ bản, họ đã biết tính toán khi đi chợ, giao tiếp được mở rộng và đời sống tinh thần được nâng cao.
Đến lớp xóa mù chữ, người dân được luyện đọc những bài thơ ngắn. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Cao Bằng là tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng. Các thôn bản vùng sâu, vùng xa vẫn còn những người dân chưa biết chữ.
Tỉnh Cao Bằng đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ ra lớp học.
Những lớp xóa mù chữ được thực hiện đã góp phần nâng tỷ lệ người dân biết chữ, hoàn thành tiêu chí giáo dục trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng cao.
Đã hơn một tháng nay, cứ vào 12 giờ, sau khi đi làm nương về, dọn dẹp nhà cửa xong, bà Vi Thị Hoa (gần 50 tuổi, xóm Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) lại tất bật chuẩn bị sách vở đến học lớp xóa mù chữ.
Đến lớp xóa mù chữ, bà Hoa được cô giáo dạy chữ và cách tính các phép toán đơn giản.
Bà Hoa chia sẻ, trước đây, do không biết chữ, bà thấy rất khổ vì mỗi lần đi chợ bán cái gì đều không biết tính toán, nghe tiếng Việt rất khó khăn. Lần này có lớp xóa mù chữ, bà sẽ cố gắng học. Mỗi ngày đến lớp được học chữ, được trao đổi với những người cùng tuổi, bà thấy rất vui...
Bà Sầm Thị Hoai (54 tuổi, xóm Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) cho biết thêm, ngày trước do gia đình khó khăn, ở độ tuổi như bà rất ít người đi học, do vậy, bà không đi học được.
Hơn một tháng đi học lớp xóa mù chữ, dù tay cầm bút còn cứng nhưng bây giờ bà đã biết tính toán, biết đọc, biết viết tên mình. Bà cảm ơn cấp ủy, chính quyền đã tạo điều kiện cho bà và những người chưa biết chữ được đi học ở lớp xóa mù chữ.
Cô giáo hướng dẫn học viên viết chữ tại lớp xóa mù chữ ở Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Lớp xóa mù chữ xóm Lũng Chuống là lớp xóa mù chữ thứ 5 của xã Nội Thôn. Lớp gồm 25 học viên có độ tuổi từ 35-60 tuổi. Mỗi lớp xóa mù chữ được tổ chức trong 3 tháng, các học viên đến lớp sẽ được hỗ trợ sách vở, và một số thiết bị phục vụ việc học.
Là giáo viên đã có hai năm lên dạy các lớp xóa mù chữ ở xã Nội Thôn, cô giáo Nông Thị Lai (giáo viên Trường Tiểu học xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng) cho biết, dạy lớp xóa mù chữ gặp một số khó khăn.
Giáo viên phải đồng thời dùng tiếng Nùng và tiếng Việt để dạy học viên. Các học viên chủ yếu là lao động chính trong gia đình nên nhiều người không sắp xếp được thời gian để đến lớp học đều đặn.
Quá trình tiếp thu kiến thức nhiều học viên gặp nhiều khó khăn do sự chênh lệch về tuổi tác và trình độ nhận thức. Tuy nhiên sau một tháng đến lớp, các học viên đã biết nhận mặt chữ, viết được tên tuổi, quê quán, một số đoạn thơ ngắn và thực hiện được các phép toán cộng, trừ đơn giản...
Huyện Hà Quảng phấn đấu đến năm 2020, xóa mù chữ cho 299 người trong độ tuổi từ 15-60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 96%.
Khoảng 80% số người biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều kiến thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ. 19/19 xã, thị trấn đạt chuẩn chống mù chữ giai đoạn 2014-2020.
Theo bà, Triệu Thị Diễn, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hà Quảng, để đạt được các chỉ tiêu trên, huyện Hà Quảng tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác xóa mù chữ; đổi mới công tác quản lý, tổ chức lớp học xóa mù chữ phù hợp với các nhóm đối tượng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia công tác xóa mù chữ...
Cô giáo hướng dẫn học viên đọc bài tại lớp xóa mù chữ ở Lũng Chuống, xã Nội Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Chu Hiệu/TTXVN)
Tại huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), hiện nay còn khoảng 7,42% dân số là người dân tộc thiểu số ở độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi chưa biết chữ. Đồng bào sống rải rác trên các triền núi nên cán bộ gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động, tuyên truyền ra lớp học.
Bà Nông Thị Loan, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bảo Lạc cho biết, từ đầu năm 2019 đến nay, huyện đã tổ chức khai giảng được 10 lớp học xóa mù chữ với 155 học viên tham gia.
Tại lớp học xóa mù chữ này, các học viên được học tiếng Việt và toán cơ bản. Giáo án chương trình được giáo viên hoàn chỉnh dựa trên nhu cầu thực tế và trình độ của học viên...
Thực hiện Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020," tính đến năm 2018 tỉnh Cao Bằng đã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1. Trong đó, 6 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; 7 huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Độ tuổi từ 15 đến 60 biết chữ mức độ 1 đạt 95,92%; biết chữ mức độ 2 đạt 86,48%...
Thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng chủ động tham mưu về công tác phổ cập, xóa mù chữ với cấp ủy, chính quyền các cấp; tuyên truyền vận động trong phụ huynh học sinh việc tạo điều kiện cho con em mình được đến trường tham gia học tập.
Ngành quan tâm củng cố, xây dựng cơ sở vật chất trường học, tạo môi trường học tập vui tươi, lành mạnh nhằm thu hút học sinh đi học; đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên trong công việc, tạo được các phong trào tự học, bồi dưỡng nâng cao trình độ.../.
Chu Hiệu
Theo TTXVN/Vietnamplus
Người thầy 'đặc biệt' gieo chữ trên lòng hồ Trị An Gần một năm nay, cứ thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, tiếng đánh vần từng con chữ lại vang lên ở khu vực lòng hồ Trị An. Đây là lớp học đặc biệt khi người thầy là một cán bộ kiểm lâm, còn học sinh là những người lớn tuổi, thậm chí có những cụ già gần 80 tuổi sống lênh đênh trên...