Phòng GD&ĐT Sông Mã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Phòng GD&ĐT huyện Sông Mã chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Qua đó, giúp các em xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống.
Phòng GD&ĐT Sông Mã luôn chỉ đạo các nhà trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Tổ chức tuần lễ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Song song với việc nâng cao chất lượng dạy học, phòng GD&ĐT huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La còn chú trọng đến công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Điều này, giúp các em phát huy được năng lực phẩm chất, thêm tự tin xử lý các tình huống có thể xảy ra với bản thân trong môi trường học tập và trong cuộc sống. Sự trưởng thành của học sinh cũng là một thước đo chất lượng giáo dục, đào tạo của các đơn vị trường học.
Ông Nguyễn Công Viên, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sông Mã cho hay: “Ngoài những chương trình giáo dục kỹ năng sống theo quy định của Bộ GD&ĐT, chúng tôi đã tổ chức “tuần lễ giáo dục kỹ năng sống” giúp cho học sinh có kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức giảng dạy và hướng dẫn các em kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý cảm xúc. Việc làm này, sẽ giúp học sinh tự tin và nâng cao năng lực xử lý các tình huống trong cuộc sống”.
Video đang HOT
Một buổi giảng dạy kỹ năng giao tiếp tại Trường Tiểu học và THCS xã Mường Lầm.
Trong “tuần lễ giáo dục kỹ năng sống” năm học 2022 – 2023, trên địa bàn huyện Sông Mã có 53 đơn vị trường học, với trên 1.600 giáo viên và 38.000 học sinh từ bậc mầm non đến bậc THCS tham gia hưởng ứng. Tuần lễ đã thu hút sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân, phụ huynh tham gia cùng với các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện; các cá nhân có kinh nghiệm về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và các chuyên gia giáo dục kỹ năng sống tại các trung tâm trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Viên, các chủ đề được lựa chọn triển khai trong tuần lễ giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được phòng có nội dung đa dạng, phong phú phù hợp với lứa tuổi và tình hình thực tế. Phòng đã chỉ đạo các trường học hướng dẫn các em vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống đuối nước, an toàn giao thông. Dạy kỹ năng nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng phòng tránh xâm hại, chăm sóc các khu di tích lịch sử, phòng chống HIV/AIDS và sức khỏe sinh sản, sơ cứu, phòng chống cháy nổ, tìm hiểu pháp luật.
Các cô giáo Trường PTDTBT và Tiểu học Huổi Một giáo dục kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân của học sinh.
Thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đa số học sinh có kỹ năng làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với môi trường xung quanh và có kỹ năng ứng phó tích cực trước tình huống. Các em biết được những điều nên làm và những điều không nên làm, từ đó tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống ở thực tế. Nhìn chung, học sinh đã biết tự lực, thực hiện tốt những quy tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác kiên trì, vượt khó, hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng…
Các em học sinh Trường Tiểu học và THCS xã Mường Lầm được thầy cô giáo tổ chức học ngoại khóa.
Giáo dục kỹ năng sống giúp các em xử lý tốt các tình huống
Trường THCS thị trấn Sông Mã đã xây dựng kế hoạch tổ chức cho 22 lớp, với 100% học sinh toàn trường tham gia thực hành các kỹ năng sống. Cô giáo Trần Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Chúng tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thông báo đến từng lớp lựa chọn giáo dục 3 kỹ năng như: Tự phục vụ và chăm sóc bản thân, giao tiếp và hoạt động nhóm. Việc triển khai các nội dung này, sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống. Qua đó, giúp các em hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống”.
Em Nguyễn Phương Hoa, Trường THCS thị trấn Sông Mã bộc bạch: “Qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, em đã hiểu và tích lũy thêm nhiều kiến thức xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với mình. Em sẽ tập trung học tập, rèn luyện để có ý thức về giá trị bản thân, biết tôn trọng và quan tâm giúp đỡ gia đình, bạn bè”.
Học sinh Trường THCS thị trấn Sông Mã thực hành kỹ năng nội trợ.
Ông Viên thông tin thêm: “Để chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà trường tổ chức lồng ghép, tích hợp trong các môn học. Đồng thời tổ chức các hội thi, hoạt động ngoại khóa với các chủ đề trang bị cho các em những kiến thức đơn giản tự chăm sóc bản thân, nhận biết được những việc làm nguy hiểm, biết tiết kiệm thời gian và sử dụng thời gian hợp lý. Dạy các em không phân biệt đối xử với bạn bè, có khả năng phối hợp cao trong hoạt động nhóm, biết tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Qua đó, giúp các em tự tin, mạnh dạn trước đông người, biết nhận diện những cảm xúc cơ bản và kiềm chế cảm xúc trong bất kỳ tình huống nào xảy ra”.
Năm học 2021 – 2022 vừa qua, trên địa bàn huyện Sông Mã có tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chất lượng giáo dục đạt trên 98%, về phẩm chất đạt trên 99%. Học sinh các bậc học có hạnh kiểm tốt, khá gần 100%. Chất lượng trong công tác dạy và học được nâng cao, việc duy trì sỹ số ngày càng đảm bảo, các em đã giành nhiều thành tích cao trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh…
Giáo dục kỹ năng sống cho 1.050 học sinh
Sáng 26/10, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức chương trình giáo dục kỹ năng sống cho 1.050 em học sinh Trường TH Lưu Chí Hiếu (TP.Vũng Tàu).
Với chủ đề "Kỹ năng phòng, tránh bắt cóc", diễn giả Bùi Tiến Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ (TP.Hồ Chí Minh) đã hướng dẫn các em một số kỹ năng, như: Xử lý tình huống khi có người lạ tiếp cận; cách nhờ người lớn hỗ trợ, số điện thoại cần gọi nếu rơi vào tình huống bị bắt cóc; cách xử lý khi bị người lạ bắt, trói...
Học sinh trả lời các câu hỏi về chủ đề phòng, tránh bị bắt cóc.
Từ ngày 10/6 đến nay, Nhà Thiếu nhi tỉnh phối hợp với Hội đồng Đội các huyện, thị, thành phố và Công ty TNHH Thiên Niên Kỷ tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại 23 trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh, với tổng số gần 14.000 em học sinh và 120 phụ huynh, với nhiều nội dung, như: Kỹ năng ứng phó với các tình huống bạo lực trong học sinh; Kỹ năng phòng tránh hỏa hoạn; Kỹ năng phòng tránh đuối nước và tai nạn thương tích; Kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; Kỹ năng giao tiếp và ứng xử hiệu quả... Ở mỗi chương trình, các em học sinh được thực hành qua những tình huống giả định thực tế, sinh động, giúp các em tiếp thu nhanh các kiến thức, tự trang bị kỹ năng cho bản thân để vận dụng vào cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Cùng với dạy học, những năm gần đây, ngành Giáo dục các địa phương trong tỉnh chú trọng hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các cơ sở giáo dục với nhiều hoạt động sáng tạo, bổ ích, hợp với từng lứa tuổi. Trường Tiểu học Yên Thanh (TP Uông Bí) phối hợp tổ chức hoạt động ngoại khóa...