Phòng chống xâm hại trong học đường: Khoảng trống… mênh mông
Sau nhiều vụ việc rúng động dư luận, trường học đã không còn là môi trường an toàn với học sinh. Khoảng trống pháp lý và những vấn đề đặt ra thêm một lần nữa được nên ra tại Tọa đàm “Xâm hại trong học đường” do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Nhà nước nên có điều tra xã hội học xem môi trường học đường đang tồn tại vấn đề gì (ảnh minh họa)
Nhà trường không còn là… “thánh đường”
Ở góc độ “người trong cuộc”, Thạc sĩ Tâm lý Đinh Đoàn vốn là một giáo viên cho rằng, trường học được gắn cho quá nhiều danh hiệu cao quý. Đồng thời, ngành giáo dục nên bớt từ ngữ khẩu hiệu hô hào “đao to, búa lớn” chỉ để nghe cho vui tai, mà không phải là những hành động thiết thực… Bởi có một thực tế, khi ông tham gia rất nhiều lớp tập huấn cho giáo viên về phòng chống xâm hại thì chính thầy cô cũng không nắm được luật.
Do đó, ông đề nghị, việc cần làm ngay là giao trách nhiệm cho người đứng đầu để nếu xảy ra xâm hại trẻ em thì việc đầu tiên thuộc về hiệu trưởng. Và để các thầy cô nắm được luật thì ngành giáo dục nên phổ biến bằng cách trích ra những gì liên quan, thiết thực nhất để giáo viên nắm được điều họ làm là phạm luật.
Nếu quy định rõ thế nào là an toàn trong trường học thì khi nhận xét, đánh giá một cán bộ, giáo viên sẽ rất dễ dàng vì mọi chuyện đều áp theo quy định. “Nhà trường cũng là nơi làm việc, thầy cô cũng là con người phải tiếp xúc với trẻ hàng ngày nên nguy cơ xâm hại trẻ em cũng có thể xảy ra như ở bất cứ môi trường nào.
Đã đến lúc cần thay đổi quan niệm dạy học sinh ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô vì thực tế cho thấy làm vậy không khác gì hại học sinh. Chỉ ngoan ngoãn vâng lời khi con cho những điều đó là đúng. Có như vậy thì không phải giáo viên nói gì cũng đúng và con đều phải nghe theo” – ThS Tâm lý Đinh Đoàn chỉ ra.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Vân Anh – Giám đốc CSAGA cho rằng, trẻ em cả về tinh thần, thể xác, ý thức, hiểu biết, khả năng chống đỡ – mọi mặt đều yếu, thế nên trường học là nơi càng phải lưu ý hơn đến an toàn cho trẻ khi mối quan hệ quyền lực tồn tại. Hệ thống giáo dục nên có cái nhìn xuyên suốt về vấn đề này để đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh của mình.
Muốn thay đổi thì phải có chiến lược đảm bảo an toàn cho trẻ em và cả giáo viên. Khi có chiến lược sẽ lập được các kế hoạch cụ thể. Tập huấn cho giáo viên hàng năm có bao giờ dành thời gian cho việc nói về bình đẳng giới, xâm hại tình dục chưa?
Những vấn đề này không phải chỉ là quy định trên giấy, mà cần phải là sự thấu hiểu, nếu không giáo viên sẽ vẫn giữ suy nghĩ ôm hôn học trò một cái thì có làm sao? Không phải chỉ sờ vào vị trí nhạy cảm, mà cần phải ý thức được nếu sờ vào bất cứ vị trí nào trên cơ thể mà khiến người ta khó chịu đều là không được phép.
Bà Vân Anh cũng tỏ ra lo ngại khi đề cập đến vấn đề cho trẻ học các lớp kỹ năng sống. “Một số chương trình giảng dạy cho trẻ em cách chạy thoát, đánh lại, vặn tay đối phương… Tôi rất lo vì các các vụ xâm hại tình dục được gây ra bởi người thân quen của trẻ. Trẻ dù giỏi mấy thì khi ở trước người to lớn, nặng hơn mình mấy chục cân.
Video đang HOT
Những kẻ tìm cách xâm hại tình dục trẻ em ngoài sức mạnh, còn có kế hoạch, âm mưu rất bền bỉ như cho kẹo, tiền, tăng điểm… Đó là những vũ khí ngọt ngào, chứ không phải lập tức xông vào trẻ, nên việc chống cự lại có thể sẽ khiến trẻ bị tổn hại về thể chất. Dạy trẻ như thế nào cần phải có sự thảo luận, chương trình cụ thể, quy định rõ, không phải ai tự nhận mình là chuyên gia lên truyền hình dạy cho hàng nghìn người là cái gì cũng đúng” – bà Vân Anh nói.
Ở góc độ là nhà báo và cũng là một phụ huynh, nhà báo Quý Hiên cho rằng, ý thức của phụ huynh rất quan trọng trong việc phòng chống xâm hại cho con. “Hồi con học mẫu giáo, mỗi lần phải cho con di chuyển bằng xe ôm, tôi luôn tìm một bác gái, loại trừ luôn đàn ông vì thấy “gửi con” cho nữ giới sẽ ít nguy cơ hơn so với nam giới.
Cùng với đó là nhiều gia đình, bố vẫn vồ vập hôn hít con gái đã lớn. Nhà chật, mẹ sẵn sàng ngủ cùng con trai đã 18 tuổi. Nếu bản thân các phụ huynh không chú ý tới chuyện này, không nhận thức được hành động của mình thì làm sao có thể giáo dục giới tính tốt cho con?”, nhà báo Quý Hiên bày tỏ.
Cần bàn đến luật, trước khi đổ lỗi cho văn hóa
Trước những bất cập trong xử phạt các vụ dâm ô trẻ em, mới đây, Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra một dự thảo về việc hướng dẫn áp dụng một số điều trong nhóm tội xâm hại tình dục của Bộ luật Hình sự năm 2015. Tại dự thảo này, các hành vi sờ, hôn… vào bộ phận sinh dục, ngực, mặt, đầu, đùi, mông… của trẻ em có thể bị kết tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Luật sư Nguyễn Văn Tú cho rằng, hiện đang có một “khoảng trống… mênh mông” về luật trong vấn đề này. Bộ luật Hình sự năm 2015 có một số hành vi được coi là nghiêm trọng nhất là hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu…
Thế nhưng, thực tế đời sống tình dục có trăm ngàn hành vi khác nhau. Tấn công tình dục nghiêm trọng mới đưa vào luật nhưng ngay cả đưa vào luật rồi cũng không có định nghĩa, khái niệm như thế nào là dâm ô, hiếp dâm? Không có khái niệm dẫn đến vướng cho tất cả các cơ quan và những người thực thi không thể kết tội.
Đơn cử như vụ Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, do không có định nghĩa về các hành vi dâm ô nên cơ quan xét xử không quan tâm đến mặt tâm lý của tội phạm, ý thức hành động của ông ấy nhằm thỏa mãn điều gì? Trong khi đó, cơ quan điều tra chỉ quan tâm xem cái tay ông ta đang làm gì, mà lưng ông ta đã che hết rồi.
Cơ quan xét xử đã làm khó cơ quan điều tra khi không thể xác định được cái tay của ông này đang làm gì? Trong khi đó, nếu từ hành vi đó mà ông ta thỏa mãn là đủ kết tội có quấy rối tình dục, đây cũng là một dạng xâm hại. Bản dự thảo đang lấy ý kiến cũng đi theo hướng mô tả hành vi, không đề cập đến mong muốn, nhu cầu của kẻ xâm hại. Do đó, theo Luật sư Tú, đó vẫn là sự quan tâm không đúng hướng.
Dù Điều 75 Luật Giáo dục (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vừa qua có quy định một số hành vi nghiêm cấm với thầy cô, nghiêm cấm xâm hại thân thể học sinh. Trước đó, trong Nghị định 80 năm 2017 Chính phủ ban hành quy định về bạo lực học đường nhưng trong văn bản này không nhắc gì đến bạo lực tình dục.
Luật sư Tú cho rằng, Nghị định 80 chỉ là nghị định trên giấy khi chỉ đề cập đến phải đảm bảo môi trường lành mạnh trong nhà trường về phòng chống bạo lực học đường với phần lớn các quy định mang tính phòng ngừa, xác định môi trường thế nào là an toàn…
“Do đó, Nhà nước nên có điều tra xã hội học xem môi trường học đường đang tồn tại vấn đề gì? Các nguy cơ xảy ra bạo lực để thấy hiện trạng rõ ràng nhất. Sau đó lựa chọn cơ quan có trách nhiệm giải quyết vấn đề này.
Luật pháp không nên quy định cứng nhắc về mối quan hệ của các cơ quan đó. Nhu cầu được cho trẻ an toàn là nhu cầu dân sự, dịch vụ có trả công, nên hoàn toàn có thể xã hội hóa. Bên cạnh đó, nên tách Hội Cha mẹ học sinh ra khỏi nhà trường, Hội này nên là cơ quan giám sát chứ không phải là cánh tay nối dài của nhà trường” – Luật sư Tú bày tỏ.
Uyên Na
Theo baophapluat
Học kém, bị body shaming do quá béo, chán nản không muốn sống, cô nữ sinh cấp 3 vươn lên tìm ra giá trị của 2 chữ hạnh phúc mà nhiều người còn mơ hồ
"Tất cả chúng ta ai sinh ra trên đời cũng có một giá trị riêng và chính bản thân con cũng vậy. Cô bảo rằng con chính là món quà của sự kết tinh tình yêu thương của cha mẹ, hơn cả kim cương con là báu vật mà cha mẹ con luôn luôn trân quý, hãy luôn toả sáng và trân trọng những giá trị của bản thân..."
Có rất nhiều những người cũng như nhiều lí giải về hai chữ "hạnh phúc". Hạnh phúc với họ có thể là sống phải đầy đủ mọi vật chất, nhà cao, cửa rộng,...nhưng có những người, định nghĩa hạnh phúc trong họ lại là được làm chính mình, được tin tưởng và yêu thương.
Người ta thường nói sau mỗi vấp ngã lại là một cơ hội để trưởng thành, tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự vực dậy bởi niềm tin dành cho chính mình trong họ đã vơi mất, thậm chí là biến mất. Trong môi trường học đường cũng vậy, thành tích học tập kém cỏi, không được lòng thầy cô, bạn bè,...là những điều khiến các bạn trẻ trở nên áp lực hơn cả, đôi khi sự áp lực đấy có thể trở thành động lực nhưng thực tế cho thấy, không ít các trường hợp học sinh trở nên bướng bỉnh, nổi loạn, sa vào các tệ nạn xã hội.
Tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu như gia đình, thầy cô và bạn bè không giúp họ thoát ra khỏi "hố sâu" ấy, đồng thời động viên, giúp các bạn trẻ đi tìm những giá trị riêng của mình, tìm lại con người mà họ đã làm "lạc" mất trên con đường trở thành người lớn hay cũng chính là giành lại niềm hạnh phúc thực sự.
Từ một vỉa than đá đen tối, hắc ám muốn chối bỏ cuộc đời của mình...
Trong chương trình "Thay đổi vì một trường học hạnh phúc" của VTV7, bạn Đoàn Thanh Trang, học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội đã có những chia sẻ hết sức xúc động về hành trình trưởng thành từ một cô bé nổi loạn, tìm đủ mọi cách để gây sự chú ý của mọi người đến một người con, một người trò giỏi khiến cha mẹ, thầy cô tự hào.
Câu chuyện của Thanh Trang bắt đầu từ những năm tháng cấp 2, Trang kể rằng lúc đó bạn là một cô bé hết sức ngỗ ngược, nổi loạn bởi thiếu vắng sự quan tâm, lắng nghe từ mọi người. Sở thích "quái dị" của Trang khi ấy là cãi nhau với thầy cô giáo và trêu chọc, gây sự với bạn bè. Lý do mà Trang làm như thế là vì cô bạn mong muốn thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, để mọi người quan tâm đến mình. Thế nhưng thật đáng buồn là không có bất kỳ ai quan tâm đến cô bạn cả, thậm chí một số bạn bè của Trang còn gọi Trang với một biệt danh hết sức nặng nề do ngoại hình quá khổ.
Đỉnh điểm là năm lớp 8 - khoảng thời gian mà cô bạn tuột dốc nhanh nhất, Trang thậm chí còn sử dụng chất kích thích để có thể quên đi chính bản thân. Mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên Trang suy nghĩ đó chính là không muốn mở mắt ra nữa, muốn chối bỏ cuộc đời của mình vì cô bạn quá sợ cuộc sống này, quá sợ phải tiếp tục và phải đối mặt với trường học, với chính bạn bè của mình.
Và rồi một ngày, trước sự nổi loạn của con gái, bố của Trang đã khóc và nói một câu khiến cô bạn nhận ra mình cần phải thay đổi "Con có bao giờ cảm thấy có lỗi với bố mẹ không? Còn bố mẹ thì cảm thấy vô cùng có lỗi với con khi không dạy con ngoan ngoãn và học giỏi như các bạn khác được." Sau đó, Trang đã cố gắng nỗ lực với hy vọng không làm bố mẹ thất vọng thêm một lần nào nhưng cố gắng là như vậy song Trang vẫn đơn độc trên hành trình tìm lại chính mình.
Trong những năm tháng cấp 2, Trang luôn cảm thấy đơn độc trên hành trình tìm lại chính mình. (Ảnh: VTV7)
... đến hành trình trở thành viên kim cương sáng lấp lánh
Cuộc sống của Trang hoàn toàn thay đổi khi cô bạn bước vào cấp 3 và gặp cô giáo chủ nhiệm của mình. Chỉ trong tuần đầu tiếp xúc, cô đã cảm nhận được ở Trang một sự nổi loạn, bất mãn và rồi cô đã bày tỏ sự quan tâm của mình bằng cách trò chuyện với Trang: "Khi bước ra khỏi phòng của cô, lần đầu tiên con có cảm giác bay lên vì niềm hạnh phúc hân hoan, lần đầu tiên con cảm nhận được niềm yêu thương và sự tin tưởng của một người cô giáo đến với con khi mà con đang mắc lỗi như thế".
Nhờ có sự động viên, tin tưởng của cô mà "vỉa than đá đen tối, hắc ám, chạm vào thì bẩn tay, không may còn rách tay, chảy máu này đã tự thanh lọc chính bản thân mình để trở thành viên kim cương lấp lánh trong chính mắt gia đình, thầy cô và bạn bè". Trang đã phấn đấu không ngừng khiến cha mẹ cô bạn tự hào và đồng thời làm cho chính Trang cảm thấy "Con như sinh ra lần thứ hai".
Trang hoàn toàn thay đổi khi được cô giáo chủ nhiệm cấp 3 tin tưởng, quan tâm. (Ảnh: VTV7)
Bài học về niềm tin, sự quan tâm và giá trị riêng của con người
Từ câu chuyện của Thanh Trang, chúng ta có thể thấy cuộc sống là một cuộc đua không cân sức mà con người luôn trong tình thế bị động và không phải xuất phát điểm của ai cũng là một viên kim cương lấp lánh. Không hoàn toàn như Trang nhưng có lẽ các bạn trẻ đều nhìn thấy một phần của mình trong cô bạn này, cảm giác mình kém cỏi, cảm giác không được ai quan tâm, đơn độc và muốn từ bỏ tất cả. Nhưng có một điểm mà chúng ta giống nhau là đều có giá trị và nhiệm vụ của con người trong cuộc sống là không ngừng phát huy giá trị của mình.
Bạn có thành tích học tập kém, không có ngoại hình nổi trội, không có bất kỳ năng khiếu nào cả thậm chí bạn còn bị bỏ lại rất xa so với định nghĩa về thành công trong cuộc sống. Không có lời khuyên nào hữu ích ngoài việc không được từ bỏ, nếu cuộc sống là một chuỗi các biến cố thì hãy trau dồi mình trở thành một chiến binh. Hãy nhớ rằng, bạn là tài sản quý giá của cha mẹ và cho dù hiện tại có khó khăn đến mức nào thì tương lai vẫn tiếp tục, thế nên hãy cố gắng, gột bỏ những đen tối, hắc ám của một viên than đá để chuyển mình thành viên kim cương khiến cha mẹ tự hào.
Còn đối với các bậc phụ huynh, thầy cô giáo thay vì đặt áp lực lên vai con em mình thì hãy dành thời gian để lắng nghe và quan tâm. Niềm tin và sự quan tâm thực sự sẽ đưa con người ta từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước. Điều đáng sợ nhất của một người đó chính là không có niềm tin, đừng đòi hỏi một đứa trẻ phải có nghị lực, tin vào chính mình mà trước hết hãy bày tỏ mình tin tưởng và quan tâm chúng. Thế rồi nếu chúng ta bỏ mặc con em mình, đứa trẻ sẽ sống không có mục đích, không dám đứng lên đối mặt với sóng gió và luôn luôn có tư tưởng chối bỏ cuộc sống này.
Niềm tin và sự quan tâm thực sự là những món quà quý giá của con người và cũng chính nhờ những điều đó sẽ giúp một viên than đá có thể nhìn ra giá trị riêng của mình mà vươn lên trở thành một viên kim cương lấp lánh. Đừng bao giờ tiếc những lời nói động viên và dành thời gian cho những người xung quanh, bởi nó có thể làm thay đổi một con người và hơn hết còn thay đổi chính bản thân mình, khiến cuộc sống này thêm ý nghĩa và có được hạnh phúc trọn vẹn.
Theo Helino
Giải pháp đột phá xây dựng môi trường học đường nhân ái Một điểm "đặc sắc" trong chương trình giáo dục phổ thông mới là sẽ đưa nội dung quyền con người vào giảng dạy, nhằm thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1309/QĐ-TTg ngày 5-9-2017. Đây được xem là một...