Phòng chống bạo lực học đường: Gắn kết chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường

Theo dõi VGT trên

Sáng 4/4, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến “Vai trò của gia đình trong phòng chống bạo lực học đường”.

Bên cạnh tầm quan trọng của cha mẹ trong vấn đề phối hợp với nhà trường để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phần lớn các khách mời tham gia buổi tọa đàm đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc kết nối giữa gia đình với nhà trường và vai trò của giáo viên chủ nhiệm.

Phòng chống bạo lực học đường: Gắn kết chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường - Hình 1

Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà tặng hoa lưu niệm cho khách mời. Ảnh: Văn Trọng

Giáo viên chủ nhiệm vẫn bị xem nhẹ
Sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh Hưng Yên trong vụ bạo lực học đường xảy ra tại trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phòng, cần xem xét để cách chức toàn bộ Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp để xảy ra vụ việc. Song, Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, việc kỷ luật Ban giám hiệu là đúng về trách nhiệm nhưng chưa thỏa đáng. “Với vụ việc này, phải quay lại đánh giá cô GVCN này đã được đào tạo đầy đủ chưa, trước khi xảy ra vụ việc vai trò của GVCN đã được tôn trọng hay chưa. Người kết nối giữa nhà trường và gia đình chính là GVCN nhưng vị trí này hiện nay lại đang bị xem nhẹ” – TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Nhiều năm làm công tác quản lý trong ngành giáo dục, TS Nguyễn Tùng Lâm nhận định, những trường chú trọng đến vai trò và năng lực của GVCN sẽ không xảy ra các vụ bạo lực học đường. Thực tế, GVCN là những người hàng ngày tiếp xúc, gần gũi với học sinh, là những người trực tiếp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của học sinh khi ở trường. Tuy nhiên, ở nhiều trường, những giáo viên phụ dạy ít tiết, ít kinh nghiệm lại được phân công kiêm nhiệm làm GVCN. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng năng lực cho GVCN chưa được chú ý, chế độ đãi ngộ đặc thù cho GVCN chưa tương xứng. Theo thầy Lâm, việc dạy học trò không chỉ là quát mắng mà phải là tâm sự, GVCN phải có kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng về giáo dục tâm lý, song không mấy GVCN có đủ được các kỹ năng này.

Nhiều GVCN hiện nay phải phụ trách 40 – 50 học sinh, do đó để các thầy cô quan tâm đến từng cá nhân mỗi học sinh thì rất khó, bởi khối lượng công việc rất lớn. Tại các trường Đại học Sư phạm cũng cần đào tạo về kỹ năng tư vấn, điều chỉnh tâm lý cho sinh viên nhiều hơn để khi đi giảng dạy, các thầy cô có đủ kiến thức kỹ năng hướng dẫn cho học sinh.

Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Ngọc Tuấn

Video đang HOT

Chủ động kết nối với phụ huynh
Đang đảm nhiệm công việc GVCN và dạy môn Ngữ Văn tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, cô giáo Vũ Thị Tuyết Nga chia sẻ, thường những vấn đề tâm lý của học sinh không phải do gia đình phát hiện báo cho nhà trường mà do các GVCN qua quan sát các biểu hiện của học sinh, tâm sự với các con phát hiện và đề xuất đến phòng tâm lý trường học và Ban giám hiệu can thiệp. “Việc kết nối giữa nhà trường và gia đình rất quan trọng. Nhiều khi chúng tôi phải mời phụ huynh học sinh trong lớp đến tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, giáo dục tâm lý của học sinh để các phụ huynh quan tâm, chia sẻ với các em. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại chỉ quan tâm đến thành tích học tập của các con, phó mặc việc dạy kỹ năng sống cho nhà trường” – cô Nga giãi bày.

Hiệu trưởng trường THPT Yên Hòa Nguyễn Thị Nhiếp chia sẻ, nhà trường luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ GVCN. Theo cô Nhiếp, trong buổi họp phụ huynh, GVCN bên cạnh việc báo cáo tình hình của nhà trường phải có những chia sẻ với phụ huynh về những thay đổi tâm sinh lý của học sinh ở lứa tuổi này, khuyến khích các phụ huynh chủ động chia sẻ nhắn tin, gọi điện cho GVCN khi có những vướng mắc trong giáo dục con mình để cùng phối hợp giải quyết. Đồng thời, GVCN cũng phải chủ động, thường xuyên trao đổi lại với phụ huynh về tình hình của học sinh cả về học tập và những biểu hiện trong thay đổi tâm sinh lý.

TS Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị, Luật Giáo dục cần phải đưa vào phần nhà giáo là có chức danh riêng cho GVCN, có quy định yêu cầu cụ thể với vị trí này. “GVCN sẽ được tôn vinh ra sao, đãi ngộ như nào cần ghi rõ. Người kết nối gia đình với nhà trường, người làm nên thành công của phòng chống bạo lực học đường chính là đội ngũ GVCN” – TS Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Theo kinhtedothi

Phòng chống... trên giấy, bạo lực học đường tăng: Cách đánh giá, giáo dục đạo đức phải khác

Cần xem lại thước đo về đạo đức, không những trong nhà trường mà còn ngoài xã hội. Đạo đức học sinh như thế đã đúng chưa? Phải giáo dục cái gì? Không phải cứ xếp hạng hạnh kiểm tốt, khá là đạt

Không phải đến khi vụ việc nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị lột quần áo, đánh hội đồng dữ dội thì bạo lực học đường (BLHĐ) mới được chú ý nhiều đến thế. Thực tế, có rất nhiều vụ việc BLHĐ đã và đang xảy ra theo nhiều cách khác nhau, công khai hoặc ngấm ngầm và ngày càng đáng sợ với cả quy mô lẫn hình thức.

31 năm, giữ khư khư một quy định

Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu giáo dục phổ thông - Trường Đại học Sư phạm TP HCM về "Hành động phản ứng nếu là nạn nhân của BLHĐ", trong 297 phiếu khảo sát thu về có tới 29,6% ý kiến hoc sinh (HS) trả lời se đánh lại bạn, 38,8% phản ứng tức thời bằng cách nói lại bạn và 36,7% về nhà nói với người thân. So sánh giữa các cấp học, HS THPT có khuynh hướng dùng vũ lực đáp trả nhiều hơn HS THCS (35,1% so với 20,3%). Có 82,5% ý kiến HS chọn nguyên nhân của BLHĐ là do tính hiếu thắng, tiếp đó là tính hùa theo các bạn khác chiếm tỉ lệ 71,1%.

Nhóm khảo sát cho rằng lứa tuổi HS phổ thông vốn rất dễ hưởng ứng phong trào, chịu sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, nhanh tiếp thu những tiêu cực của môi trường xung quanh. Đáng nói là không nhiều phụ huynh lưu ý đến việc giáo dục cho con em về vấn đề BLHĐ để trẻ có thể tự chủ trong hành vi giao tiếp với bạn bè, tránh những xung đột trong quan hệ qua lại.

Đại diện nhiều trường THPT cho rằng Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) ban hành ngày 21-3-1988 về khen thưởng, kỷ luật HS, đến nay đã 31 năm nhưng vẫn không được cập nhật, thay đổi trong khi những điều kiện, tình hình trong trường học, tâm lý HS hiện nay đã khác trước rất nhiều. Dù thông tư này đã lạc hậu nhưng lại là cơ sở pháp lý cao nhất để các trường áp dụng nên rất khó răn đe HS. Có những điểm vô lý như chỉ kỷ luật khiển trách trước lớp đối với hành vi nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề), hút thuốc lá. Cao nhất của hình thức kỷ luật theo thông tư này là đuổi học 1 năm nhưng sau 1 năm, HS mất hẳn một giai đoạn học tập, khi đi học lại thì thầy cô thêm cực vì mất thời gian dò bài. Hơn nữa, trong khoảng thời gian bị đuổi học, HS sinh tâm lý chán nản, ham chơi và càng dễ sa ngã.

Phòng chống... trên giấy, bạo lực học đường tăng: Cách đánh giá, giáo dục đạo đức phải khác - Hình 1

Các buổi tuyên truyền về pháp luật, phòng chống BLHĐ... sẽ từng bước giúp ngăn chặn BLHĐ - Ảnh: Duy Thanh

Xem lại thước đo đạo đức

Nhiều chuyên gia, nhà giáo cho rằng quy chê đánh giá - xếp loại HS đã lạc hậu, giáo viên tư vấn học đường thiếu, sự thờ ơ của gia đình và ảnh hưởng từ xã hội khiến BLHĐ ngày càng phưc tạp.

Ông Hoàng Sơn Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (TP HCM), cho biết có thực tế trong thế giới phẳng như hiện nay, việc HS bị ảnh hưởng, tác động bởi nhiều luồng thông tin, vừa tốt vừa xấu là điều không thể tránh khỏi. Trong khi đó, trong nhà trường, nếu chẳng may là nạn nhân của BLHĐ, HS không biết tìm đến ai. Đã bao nhiêu giáo viên (GV) thực sự tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em? Bao nhiêu hiệu trưởng mở cửa phòng để có chuyện gì, HS có nơi để tìm đến chia sẻ, tư vấn...? Đó là chưa kể, GV còn quá thiếu kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, nhất là đội ngũ GV trẻ. "Nhiều GV chỉ dạy cho xong nhiệm vụ, cho rằng giáo dục đạo đức thuộc trách nhiệm của môn giáo dục công dân chứ không phải là môn học của mình" - ông Hải nói.

Hiệu trưởng một trường THPT tại quận 3, TP HCM cho rằng cần xem lại thước đo về đạo đức, không những trong nhà trường mà còn ngoài xã hội. Đạo đức HS như thế đã đúng chưa? Phải giáo dục cái gì, dạy cái gì, thước đo nào chứ không phải cứ xếp hạng hạnh kiểm tốt, khá là đạt. Phụ huynh cũng phải chung tay với nhà trường.

Cô Minh Thu, giáo viên môn giáo dục công dân tại một trường THPT ở quận 7, TP HCM cho rằng hiện chúng ta đang giáo dục đạo đức cho HS không giống ai. Cụ thể, chương trình môn giáo dục công dân từ lớp 6 đến lớp 12 cả tuần chỉ có 1 tiết. Trong khi đó, từ lớp 6 đến lớp 9 thiên về giáo dục đạo đức với thời lượng học 2/3, 1/3 dành cho pháp luật; bậc THPT thì ngược lại, 2/3 thời lượng học về pháp luật. Công tác tư vấn trường học lại không hiệu quả khi GV phải kiêm nhiệm, nhiều trường con giao phó hết cho thầy cô phụ trách đoàn, hội.

Nhiều giải pháp đồng bộ

Thời gian qua, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp đã cụ thể hóa việc ngăn chặn BLHĐ bằng nhiều hình thức và triển khai đến cán bộ chủ chốt trong hệ thống từ tỉnh đến cơ sở.

Là một trong những địa phương chú trọng việc kéo giảm BLHĐ, Phòng GD-ĐT huyện Lấp Vò đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Ngành giáo dục huyện quán triệt đến từng trường học thường xuyên tổ chức nhiều buổi sinh hoạt cho HS với chủ đề "Tiên học lễ, hậu học văn"; "Xây dựng tình bạn đẹp - Phòng, chống BLHĐ"; xây dựng tốt mối quan hệ giữa "nhà trường - gia đình - xã hội"; xây dựng tổ tư vấn tâm lý học đường... Nếu có trường hợp HS đánh nhau, ban giám hiệu nhà trường sẽ vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân, gặp gỡ, giải tỏa mâu thuẫn kịp thời.

Ông Huỳnh Trung Tính, Phó Phòng GD-ĐT huyện Lấp Vò, chia sẻ: "Chống BLHĐ đồng nghĩa với việc tăng cường các hoạt động giáo dục đạo đức, văn hóa trường học, kỹ năng sống qua lăng kính văn hóa. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tiết học tập thể, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật... vừa tạo sân chơi giúp HS có cơ hội thể hiện mình, đồng thời tăng mối đoàn kết trong cộng đồng HS, từng bước ngăn chặn BLHĐ... Với hàng loạt nỗ lực xây dựng văn hóa học đường, bước đầu ghi nhận sự chuyển biến rõ rệt trên nhiều mặt như đạo đức, văn hóa của HS".

D.Thanh

Đặng Trinh

Theo Người lao động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắngSao nam hạng A gây sốc vì cưỡng hôn nữ thần sắc đẹp ngay trên sóng trực tiếp, ai ngờ nhận quả báo cực đắng
07:31:31 20/12/2024
Vừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉVừa cưới một tháng, chồng đã đưa bản cam kết ép ký, tôi "đốp chát" luôn một câu mà anh xám mặt, vội quỳ xuống năn nỉ
05:40:58 20/12/2024
Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Lấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từLấy chồng được nửa năm, em gái đã đòi ly hôn, gia đình tôi phản đối thì bàng hoàng khi em nói 5 từ
05:47:38 20/12/2024
"Nữ hoàng thị phi Vbiz" từng tố bạn trai đánh đập nay đã có tình mới, tuyên bố: Không bao giờ nhòm ngó chồng người!"Nữ hoàng thị phi Vbiz" từng tố bạn trai đánh đập nay đã có tình mới, tuyên bố: Không bao giờ nhòm ngó chồng người!
06:32:39 20/12/2024
Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết: Không nghĩ quán có nhiều ngườiKẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết: Không nghĩ quán có nhiều người
06:53:30 20/12/2024
Ngày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷNgày tôi bị suy thận, chồng đưa trả về nhà ngoại, tôi yêu cầu anh bồi thường 2 tỷ
05:43:59 20/12/2024
Hoa hậu Vbiz bất ngờ đụng mặt "tiểu tam" trên thảm đỏ, chuyện gì đây?Hoa hậu Vbiz bất ngờ đụng mặt "tiểu tam" trên thảm đỏ, chuyện gì đây?
06:44:10 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹo dưỡng da khi thời tiết hanh khô

Mẹo dưỡng da khi thời tiết hanh khô

Làm đẹp

12:20:59 20/12/2024
Đối với da đầu, bạn nên dùng các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho da đầu hoặc dùng dầu oliu, dầu dừa cho da đầu giúp điều trị khô da đầu mùa đông.
Dùng cả tuổi thơ để đọc Conan nhưng chắc chắn mọi người không biết 5 sự thật này về bộ truyện

Dùng cả tuổi thơ để đọc Conan nhưng chắc chắn mọi người không biết 5 sự thật này về bộ truyện

Lạ vui

11:59:33 20/12/2024
Cùng với Doraemon, bộ truyện tranh Thám tử lừng danh Conan cũng như phiên bản hoạt hình là người bạn thân đi qua thời thơ ấu của biết bao thế hệ.
Những chiêu hiểm lừa đảo bằng thủ đoạn "chạy án"

Những chiêu hiểm lừa đảo bằng thủ đoạn "chạy án"

Pháp luật

11:41:32 20/12/2024
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn chạy án đang diễn biến phức tạp trên nhiều địa phương khác trong cả nước.
Những đám cưới đình đám của showbiz Việt năm 2024

Những đám cưới đình đám của showbiz Việt năm 2024

Sao việt

11:04:07 20/12/2024
Siêu mẫu Minh Tú, Midu, Anh Đức, Hoa hậu Khánh Vân là những nghệ sĩ trong showbiz Việt tổ chức hôn lễ vào năm 2024.
Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Trắc nghiệm

10:41:19 20/12/2024
Tử vi ngày mới dự báo có 4 con giáp gặp nhiều may mắn trong ngày 20/12.au Tết Nguyên đán, vận may tài lộc của 3 con giáp này bùng nổ: Người thăng chức tăng lương
Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

Các nước NATO xem xét khả năng đưa quân tới Ukraine

Thế giới

10:27:10 20/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố quân đội Anh có thể được gửi đến Ukraine để hỗ trợ huấn luyện trong cuộc chiến chống lại Nga.
'Không thời gian' tập 16: Cô giáo Tâm nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại

'Không thời gian' tập 16: Cô giáo Tâm nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại

Phim việt

10:08:43 20/12/2024
Trong Không thời gian tập 16, cô giáo Tâm xúc động và nảy sinh tình cảm với Trung tá Đại khi cùng bộ đội đi tìm học sinh mất tích.
Bạn trai phẫn nộ, gọi tôi là "kẻ lừa đảo" chỉ vì một chuyện trong quá khứ

Bạn trai phẫn nộ, gọi tôi là "kẻ lừa đảo" chỉ vì một chuyện trong quá khứ

Góc tâm tình

09:39:39 20/12/2024
Tôi kể anh nghe chuyện cách đây hai năm. Khi ấy, tôi vừa nghỉ việc ở công ty cũ. Trong khi nộp đơn chờ phỏng vấn, tôi vào làm nhân viên tạm thời cho một công ty tư nhân nhỏ.
Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm vẫn đi chở bệnh nhân

Tin nổi bật

09:37:47 20/12/2024
Mặc dù xe cấp cứu hết hạn đăng kiểm 2 tháng, nhưng Trung tâm cấp cứu 115 Khánh Hòa vẫn để tài xế điều khiển ô tô đi đón bệnh nhân.
Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện

Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện

Sức khỏe

09:16:29 20/12/2024
Chiều 19/12, Bệnh viện E có báo cáo nhanh gửi Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) về công tác cấp cứu vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người tử vong, 4 người bị thương.
Bức ảnh chụp bóng lưng một thiếu nữ lúc rạng sáng viral khắp nơi: Đây chính là khác biệt của bạn với người thành công!

Bức ảnh chụp bóng lưng một thiếu nữ lúc rạng sáng viral khắp nơi: Đây chính là khác biệt của bạn với người thành công!

Netizen

09:02:37 20/12/2024
Gần đây, trên mạng xã hội Xiaohongshu (Trung Quốc), một người dùng đã chia sẻ một bức ảnh cùng câu chuyện ngắn kèm theo, thu hút sự chú ý rộng rãi.