Phong cảnh đặc trưng của vùng đất xứ Đoài mây trắng
Xứ Đoài là nơi cư trú lâu đời của người Việt cổ, có rất nhiều di tích lịch sử danh thắng gắn với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc như Tản Viên Sơn Thánh, Phùng Hưng, Ngô Quyền.
Xứ Đoài là tên gọi cổ chỉ vùng đất phía tây Hà Nội, bao gồm thị xã Sơn Tây, phần lớn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc tỉnh Phú Thọ và một phần Tuyên Quang.
Được xem là một trong tứ trấn bên cạnh kinh đô – Thủ đô của nước Việt xưa, xứ Đoài luôn có những cuộc tiếp xúc, trao đổi văn hóa từ rất sớm với vùng đất nghìn năm văn hiến Thăng Long, do đó làm phong phú cho văn hóa những vẫn mang màu sắc của riêng vùng đất này.
Nơi đây mang vẻ đẹp truyền thống của một vùng quê sơn thủy hữu tình, với những phong tục tập quán mang đậm bản sắc của người Việt cổ. Hơn thế vùng đất này là “một không gian văn hóa vật thể và phi vật thể” hết sức độc đáo, đa dạng và hấp dẫn.
Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi huyền thoại trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh, mà đối với người dân xứ Đoài đây là ngọn núi “linh thiêng” nhất.
Được thiên nhiên ưu ái, Đồng Mô, Ao Vua, Thác Đa, Ngải Sơn, Suối Hai, vườn quốc gia Ba Vì, núi Tản Viên, hợp thành một quần thể non nước đẹp như tranh. Bên cạnh đó thành cổ Sơn Tây, ấp xưa Đường Lâm, đá ong là những nét đặc trưng tiêu biểu tôn thêm giá trị văn hóa lâu đời. Trong ảnh là một địa điểm thuộc vùng hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội).
Video đang HOT
Xã Đường Lâm (Ba Vì, TP Hà Nội) nổi tiếng với những thôn làng cổ, có kiến trúc tiêu biểu của văn hóa người Việt vùng nông thôn miền bắc đến nay vẫn còn được gìn giữ.
Người dân xứ Đoài sống bộc trực và ngay thẳng, nhưng lại có phần nhường nhịn, ít háo danh, hay làm và cũng rất khéo tay, chính vì vậy mà vùng đất nơi đây mới có nhiều làng nghề như thế.
Một buổi chợ quê tiêu biểu tại thôn Cam Đà (Ba Vì, TP Hà Nội).
Một ngôi nhà với cổng làm bằng đá ong. Đây là loại đá mềm, xốp, lỗ chỗ như tổ ong. Do có thành phần cấu tạo chủ yếu là oxid sắt và nhôm, nên lúc còn nằm sâu dưới lòng đất chúng khá mềm, nhưng khi đào lên gặp không khí thì càng để lâu càng cứng. Hiện tại việc sản xuất chế tác vẫn làm tất cả bằng thủ công, sản phẩm tạo ra vì thế rất độc đáo.
Nơi đây còn rất nhiều những giếng cổ lâu năm vẫn được sử dụng và được xem như tài sản quý của người dân xứ Đoài. Giếng nằm rải rác ở nhiều thôn xóm, có chiếc nằm ven đường, có chiếc ẩn giấu trong đình làng nhưng có điểm chung đều ám màu thời gian.
Xã Đường Lâm (Sơn Tây. TP. Hà Nội) bao gồm 9 thôn, trong đó 5 thôn thực sự là những làng cổ: Cam Thịnh, Cam Lâm, Đoài Giáp, Đông Sàng, Mông Phụ. Trong ảnh là con đường làng Mông Phụ.
Đình làng Cam Đà (Ba Vì, TP. Hà Nội), một di tích lịch sử về kiến trúc rất có giá trị.
Hình ảnh thường thấy trong những buổi hoàng hôn xứ Đoài.
Một cánh đồng thuộc xã Sài Sơn (Quốc Oai, TP Hà Nội).
Chiều buông trên cánh đồng xã Đường Lâm, phía xa là núi Ba Vì linh thiêng của xứ Đoài.
Hồ Suối Hai đẹp thơ mộng dưới chân núi Ba Vì, Hà Nội
Chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Tây, hồ Suối Hai là một điểm du lịch cực kỳ phù hợp dành để chạy trốn cái nắng nóng oi ả của mùa hè
Với quang cảnh đẹp tựa một bức tranh, Hồ Suối Hai thực sự là một trong những nơi thư giãn tuyệt vời, là chốn bình yên thư thái mà dường như bất cứ ai cũng muốn một lần được đặt chân đến để tận hưởng những khoảng thời gian rong chơi thỏa thích hòa mình cùng thiên nhiên và khám phá những điều thú vị tuyệt vời.
Chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60km về phía Tây, hồ Suối Hai là một điểm du lịch cực kỳ phù hợp dành để chạy trốn cái nắng nóng oi ả của mùa hè
Hồ Suối Hai (Ba Vì) là một hồ nước ngọt nhân tạo được xây dựng để làm thủy lợi và cải tạo môi trường. Tuy nhiên, hồ Suối Hai lại được biết đến bởi cảnh đẹp yên bình, thơ mộng với nhiều tiềm năng du lịch khi mỗi năm không ít lượt du khách đổ về đây ngắm cảnh hồ, vui chơi, chèo thuyền, cắm trại...
Cách Hà Nội khoảng 60 km về phía tây, Suối Hai nằm dưới chân núi Ba Vì được tạo bởi hệ thống đập chính và phụ dài 4 km để giữ nước từ hai suối chính Yên Cư và Cầu Rồng chảy từ trên núi xuống. Hồ có diện tích mặt nước 10km2, trữ lượng nước trong hồ có thể lên tới 100 triệu m3. Nhờ vậy, hồ Suối Hai chính là nguồn cung cấp nước cho hơn 7.000ha hoa màu, ngăn chặn hạn hán đồng thời giúp khống chế lượng nước trên sông Tích.
Đứng trên đập chính của hồ có thể nhìn ngắm khung cảnh xung quanh với những đảo lớn nhỏ, những cánh rừng nguyên sinh rộng khắp
Được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XX, với diện tích khoảng 90ha, trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ. Bạn có thể thăm thú nơi này bằng thuyền nhỏ du ngoạn trên hồ. Trên các đảo và ven hồ, trồng nhiều cây xanh và vườn cây ăn trái. Nhiều loại chim đến đây sinh sống như chim le le, vịt trời, ngỗng trời, mòng két, sâm cầm, giang, sếu... Chúng sinh sống trên mặt nước làm khung cảnh thiên nhiên thêm phong phú.
Hồ Suối Hai có diện tích rộng gấp đôi hồ Tây, mặt nước trải dài và ổn định, xung quanh hồ là hệ thống rừng tự nhiên với số lượng động thực vật đa dạng phong phú. Đứng trên đập chính của hồ có thể nhìn ngắm khung cảnh xung quanh với những đảo lớn nhỏ, những cánh rừng nguyên sinh rộng khắp cùng dãy núi Tản Viên sừng sững in bóng xuống mặt hồ yên ả. Sóng nước, mây trời cùng những cánh rừng xanh mướt tạo cho nơi đây một khung cảnh tráng lệ mà hữu tình. Đây chính là một trong những lý do khiến hồ Suối Hai trở thành địa điểm du lịch được yêu thích.
Xa xa là dãy núi Tản Viên sừng sững
Trải nghiệm tại đây, bạn có thể dạo quanh hồ, ngẩn ngơ chiêm ngưỡng cảnh sắc, chụp những bức ảnh độc đáo, ấn tượng và ngất ngây với vẻ đẹp của quang cảnh nơi đây mỗi khi bình minh lên. Khi đó, mặt hồ phản chiếu những ánh nắng đầu tiên, khoảnh khắc đẹp nao lòng ấy khiến con tim bạn rạo rực hẳn, lòng ngập tràn niềm vui theo vẻ đẹp của thiên nhiên.
Khoảnh khắc của hoàng hôn bên hồ Suối Hai, là trải nghiệm bạn cũng sẽ không thể quên được. Trong buổi chiều lộng gió, cảnh sắc lung linh hẳn sẽ khiến bao người ngỡ như lạc bước vào miền đất xa xôi nào đấy, chạm đến thế giới của những điều kỳ diệu.
Ngọn hải đăng tại Hồ Suối Hai được nhiều bạn trẻ tới check in
Giữa khung cảnh trữ tình và thanh bình nơi đây, bạn sẽ được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Đó hẳn sẽ những khoảnh khắc tuyệt vời khiến bạn nhớ mãi qua bao năm tháng, để trở thành những kỷ niệm tuyệt đẹp.
Hồ suối Hai hiện giờ không đông vui nhộn nhịp như các khu du lịch khác, nhưng cũng đủ để cảm nhận được sự sôi động khi cuối chiều. Bởi bạn có thể thỏa sức tận hưởng thư giãn trong làn nước trong xanh của hồ. Còn nếu không có nhu cầu đến bãi tắm, bạn có thể trải nghiệm dịch vụ chèo thuyền trên hồ, hoặc đơn giản nhâm nhi tách cà phê bên những quán ven hồ.
Trải nghiệm bơi thuyền ngắm hoàng hôn trên hồ Suối Hai
Với tiềm năng sẵn có về du lịch, ngày 08/6/2021, Chính phủ đã đồng ý triển khai quy hoạch trong Khu du lịch Quốc gia Ba Vì - Suối Hai, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Trước đó, Bộ Xây dựng cũng có văn bản gửi đến Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP Hà Nội nêu ý kiến về việc triển khai quy hoạch khu du lịch quốc gia này. Theo Bộ Xây dựng, Quy hoạch chung Thủ đô năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt, định hướng về phát triển cụm du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì - Suối Hai. Khu du lịch Ba Vì - Suối Hai có trong danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển du lịch Quốc gia giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Cụ thể hoá quy hoạch, TP Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch chung xây dựng huyện Ba Vì đến 2030. Trong đó xác định đất phát triển du lịch có quy mô 1.794,76ha đến năm 2020 và 1.979,50 đến 2030. Tại đề cương nhiệm vụ dự án "quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì - Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, định hướng đến 2030", đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch phê duyệt, khu vực dự kiến phát triển trở thành khu du lịch quốc gia có quy mô diện tích 1.500ha. Đây thực sự được xem là tin vui với mỗi người dân Ba Vì.
Trong một chuyến công tác vào tháng 4/1946 Bác Hồ về thăm hồ Suối Hai, phóng tầm mắt về phía hồ nước nhân tạo ngay chân dãy Ba Vì linh thiêng, Bác đã lưu ý cán bộ, nhân dân địa phương, ngoài sử dụng hồ chứa phục vụ cho nông nghiệp còn phải lợi dụng tổng hợp cảnh quan đẹp của hồ, các đảo trong lòng hồ, xây nhà họp, quanh hồ xây nhà nghỉ mát, ven đồi sẽ trồng các loại hoa; cho khách quốc tế thuê để hội họp, nghỉ mát như ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Với vẻ đẹp kỳ thú, mong rằng du lịch Hồ Suối Hai sẽ được đánh thức tiềm năng và trở thành điểm đến của nhiều du khách trong thời gian tới.
Hải Phòng: Thông báo nhanh về ca nhiễm COVID-19 thứ 9 Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng, đêm 28/6 thành phố tiếp tục ghi nhận thêm ca nhiễm COVID-19 thứ 9 trong đợt này là trường hợp N.T.O, sinh năm 1981, có địa chỉ tại quận Ngô Quyền. Bệnh nhân có lịch sử tiếp xúc với Ng.Th.L. (BN14452) và Ng.Tr.H (BN15959). Lịch trình đi lại, tiếp xúc của bệnh nhân này...