Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ em khi giao mùa
Thời điểm này, thời tiết giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên như: Viêm mũi, họng, thanh quản, viêm xoang.
Nếu không chữa trị dứt điểm, khả năng cao chuyển thành viêm đường hô hấp dưới ( viêm phế quản, viêm phổi) cấp tính.
Bệnh nhi nhập viện tăng
Từ đầu tháng 10/2023 đến nay, thời tiết giao mùa, các bệnh viện và trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đều ghi nhận lượng bệnh nhi tăng từ 20-25% so với những ngày trước. Tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang, 10 ngày trở lại đây, trung bình mỗi ngày có từ 180-230 lượt trẻ em đến khám, điều trị, tăng gấp đôi so với ngày thường. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Sang, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp cho biết: “Bệnh nhi chủ yếu có diễn biến viêm đường hô hấp thể nặng, viêm đường hô hấp kèm tiêu chảy cấp do vi – rút, tái lại nhiều lần trong năm phải điều trị dài ngày, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ chênh lệch trong ngày cao”.
Bác sĩ khám đường hô hấp cho trẻ em tại Bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang.
Video đang HOT
Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cũng đông bệnh nhi điều trị dịp này. Khoa phải tăng cường bác sĩ trực khám, điều trị tại các buồng bệnh. Nhiều bệnh nhi chuyển từ tuyến huyện lên do bệnh diễn tiến nặng, gây khó thở. Nhiều em nhỏ được chỉ định can thiệp khí dung, tiêm kháng sinh, bù dịch.
Theo khảo sát của Sở Y tế, thời điểm này, trung tâm y tế các huyện cũng gia tăng bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp. Từ đầu tháng 10 đến nay, trung tâm y tế các huyện: Hiệp Hoà, Yên Thế, Lục Ngạn, mỗi đơn vị tiếp nhận từ 350-400 bệnh nhi. Trước thực tế này, các cơ sở điều trị bố trí bàn khám khoa học, tăng cường bác sĩ chuyên khoa tai, mũi họng, nội hô hấp xuống khoa khám bệnh, cử điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân lấy số, làm thủ tục nhanh chóng, tiện lợi. Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh bổ sung đầy đủ thuốc, vật tư y tế để kịp thời điều trị cho người bệnh. Để chủ động dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tăng cường giám sát dịch bệnh truyền nhiễm mùa thu đông, nhất là các bệnh như: Covid-19, cúm, sởi, rubella, thủy đậu, quai bị.
Điều trị kịp thời
Các bác sĩ nhi khoa cho biết, ở đường hô hấp trên có nhiều loại vi khuẩn thường xuyên ký sinh (phế cầu, não mô cầu, H. influenzae, tụ cầu, liên cầu, vi nấm…), khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh nhi viêm đường hô hấp có triệu chứng: Ho, chảy nước mũi, hắt hơi; sốt vừa; sốt liên tục hoặc sốt cao 39 – 40 độ; một số trường hợp có thể bị co giật, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy vậy, có một số bệnh nhi viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp có các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ, cần theo dõi trẻ chặt chẽ ở gia đình và chưa nên dùng kháng sinh, thuốc hạ nhiệt. Nếu thấy ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38 độ và đặc biệt là khó thở, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Triệu chứng ho ở trẻ cũng khác nhau, có trường hợp ho ít song nhiều trường hợp trẻ ho sặc sụa cả ngày lẫn đêm, thậm chí khó thở. Nếu chỉ viêm hô hấp trên thì trẻ chủ yếu khó thở do nghẹt mũi nhưng viêm hô hấp dưới, khó thở là do phế quản bị phù nề hoặc do phế quản vừa phù nề vừa bị co thắt (viêm phế quản co thắt hay còn gọi là hen phế quản). Biểu hiện của khó thở là tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc lõm các khe liên sườn, rối loạn nhịp thở và số lần thở.
Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày sẽ tự khỏi mặc dù không dùng kháng sinh, bởi hầu hết do vi-rút gây ra. Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, người nhà luôn phải chăm sóc, theo dõi trẻ bởi bệnh có thể diễn biến phức tạp, từ thể nhẹ chuyển nặng trong thời gian ngắn.
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp có các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ, cần theo dõi trẻ chặt chẽ ở gia đình và chưa nên dùng kháng sinh, thuốc hạ nhiệt.
Nếu thấy ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38 độ và đặc biệt là khó thở, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Khi trẻ sốt cần mặc quần áo thoáng, rộng, dễ thoát nhiệt. Nếu sau khi lau người cho trẻ bằng nước ấm, trẻ vẫn sốt trên 38 độ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Cho trẻ ăn đồ ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày.
Để phòng bệnh viêm đường hô hấp lúc chuyển mùa cần quan tâm chăm sóc trẻ từ ăn, uống, mặc, lúc chơi và cả khi trẻ ngủ. Không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn lạnh nhất là uống nước lạnh. Hằng ngày nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng, có thể hướng dẫn trẻ súc họng bằng nước muối sinh lý. Cho trẻ ăn đủ chất, ăn rau xanh, trái cây để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng. Một biện pháp quan trọng là cha mẹ nên cho trẻ tiêm vắc-xin phòng bệnh truyền nhiễm.
Vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh bùng phát?
Con em 2 tuổi, vừa khỏi cúm A được 2 tuần lại bị viêm phổi do phế cầu. Xin hỏi vì sao cuối năm nhiều dịch bệnh lại bùng phát như vậy? Thời điểm nào là tốt nhất để tiêm vắc xin phòng bệnh? (Anh Chi, Hà Nội)
Tiêm đầy đủ vắc xin giúp trẻ em và người lớn phòng dịch bệnh cuối năm hiệu quả. ẢNH: MỘC THẢO
Hậu Covid-19, hàng loạt dịch bệnh mới nổi, tái nổi như cúm A trái mùa, tả, đậu mùa khỉ, Adenovirus, sốt xuất huyết,... đang đe dọa sức khỏe và tính mạng trẻ em và người lớn, đặc biệt những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền mạn tính, phụ nữ mang thai,...
Thời tiết vào đông sẽ lạnh hơn, virus, vi khuẩn tồn tại lâu hơn, nguy cơ lây nhiễm cao hơn mùa nóng, kết hợp với nhiều lễ hội đông người diễn ra vào cuối năm và tâm lý chủ quan của một số người dẫn đến xuất hiện khoảng trống miễn dịch, tạo điều kiện cho các mầm bệnh truyền nhiễm hình thành, lây lan và bùng phát thành các chùm dịch trong cộng đồng, gây nguy cơ dịch chồng dịch. Trong đó, các bệnh cần hết sức lưu ý là bệnh đường hô hấp như cúm, viêm phổi phế cầu, ho gà - bạch hầu - uốn ván,... các bệnh đường tiêu hóa như: Tả, thương hàn, tiêu chảy cấp,...
Vắc xin là thành tựu y học vĩ đại khi đã giúp thanh toán được rất nhiều dịch bệnh toàn cầu như bại liệt, đậu mùa, uốn ván sơ sinh,... Do đó, để kịp thời phòng bệnh, phòng nguy cơ bùng phát trận dịch lớn cuối năm, tất cả trẻ em và người lớn cần khẩn trương tiêm chủng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin, nhằm ngăn ngừa hiệu quả, giảm nguy cơ đồng nhiễm hoặc bội nhiễm cùng lúc nhiều bệnh; tránh các triệu chứng dễ nhầm lẫn, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong.
BS.CKI Bạch Thị Chính
Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Giao mùa, cần nhớ 4 cách chăm sóc trẻ để phòng bệnh Thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng chuyển sang lạnh, từ nắng chuyển sang mưa sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là ở trẻ em khi sức đề kháng của các con còn non yếu. Bệnh giao mùa ở trẻ em - Chớ coi thường! Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, số trẻ em tới các...