Phòng bệnh tả trong mùa hè
Bệnh tả có thể điều trị hữu hiệu bằng cách bù nước và điện giải cùng các kháng sinh thông dụng.
Để chủ động phòng bệnh tả – một trong những loại bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát trong mùa hè như tiêu chảy, sốt virus, sốt xuất huyết, bạn có thể làm theo một số biện pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây.
Bệnh tả là một bệnh tiêu chảy cấp tính, nguyên nhân do vi khuẩn Vibrio cholerae. Biểu hiện nặng nhất của bệnh là tiêu chảy cấp tính, có thể dẫn đến tử vong do mất nước nặng và suy thận, nó có thể làm người lớn khỏe mạnh tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc phân – miệng hoặc thông qua nước uống, thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Thời kỳ ủ bệnh (từ khi tiếp xúc với vi khuẩn đến khi có biểu hiện) rất ngắn – 2 giờ đến 5 ngày.
Bệnh có thể lan tràn do khoảng 75% số người bị nhiễm vi khuẩn tả không có biểu hiện triệu chứng nhưng mầm bệnh ở trong phân của họ kéo dài tới 7-14 ngày và được thải ra ngoài môi trường.
Video đang HOT
Ăn uống ở những khu vực điều kiện vệ sinh kém cũng làm tăng nguy cơ nhiễm tả.
Nắng nóng mùa hè là nguy cơ bùng phát nhiều loại bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, sốt virus, sốt xuất huyết. Số bệnh nhân tiêu chảy cấp ở Việt Nam mỗi năm lên đến 70.000-80.000 ca. Đọc đến đây, bạn đừng hốt hoảng, bệnh tả có thể điều trị hữu hiệu bằng cách bù nước và điện giải cùng các kháng sinh thông dụng. Nhưng cách tốt nhất là hãy tự phòng bệnh bằng những biện pháp đơn giản và hiệu quả như sau:
- Ăn thức ăn nấu chín kỹ, uống nước tiệt trùng hoặc đun sôi, rửa tay sau khi đi vệ sinh và rửa tay trước khi ăn (có rất nhiều người quên rửa tay và rất có thể bạn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ!).
- Phòng bệnh bằng vắc xin tả theo đường uống, 2 liều cách nhau 10-15 ngày
Viet Bao.vn (Theo Dantri)
Bệnh tả tập trung nhiều ở nông dân
Theo PGS.TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, gần 40% người bị tả là nông dân, tiếp đó là các nhóm sinh viên, học sinh (14%), lao động tự do (13%)...
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo khu vực về "Đặc điểm dịch tễ học bệnh tả và biện pháp phòng chống dịch bệnh lan truyền qua biên giới tại 1 số nước tiểu vùng sông MêKông" do Bộ Y tế tổ chức diễn ra trong hai ngày 29-30/05 tại Đà Nẵng.
Khảo sát cho thấy dịch tả xảy ra chủ yếu ở người lớn, từ 17-73 tuổi, số ca mắc phân bố đều ở cả 2 giới. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của bệnh tả là tiêu chảy (100%), sôi bụng (84,5%), khát nước (84,4%), đầy tức bụng (65%), mạch nhanh (67,9%), nôn (20,3%) và chuột rút (19,7%).12,2% bệnh nhân bị sốc, 17% suy thận (giai đoạn I 14,6%, giai đoạn III và IV.
Nguyên nhân gây bệnh liên quan với các loại thực phẩm đặc biệt. Đặc biệt nhiều vụ dịch lớn xuất phát từ các bữa cỗ ở ở vùng nông thôn hay các dịp lễ hội tại các địa phương.
Quang cảnh hội thảo
Kể từ vụ dịch tả lần đầu tiên xuất hiện ở miền Nam Việt Nam năm 1964 (hơn 20 ngàn người mắc bệnh, 82 người tử vong), hiện tình hình bệnh tả vẫn tiếp tục ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới. Và việc giao lưu qua lại giữa các quốc gia, giữa các tỉnh, thành phố hay việc bệnh nhân Lào, Cam-pu-chia sang Việt Nam điều trị bệnh chính là điều kiện để phát tán mầm bệnh tả.
Ngoài ra, việc người dân dùng phân tươi bón, tưới rau của người dân tại một số vùng trồng rau cũng tạo điều kiện cho việc phát tán phẩy khuẩn tả do nguồn bệnh liên tục thải ra và tồn tại trong môi trường. Thói quen sử dụng rau sống, rau thơm trong bữa ăn hàng ngày nếu không đảm bảo vệ sinh thì cũng có nguy cơ dễ mắc bệnh tả.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu Mẹ tôi năm nay 54 tuổi, bà bị cao huyết áp cùng với đái tháo đường hơn một năm nay, trong phác đồ điều trị có thuốc lợi tiểu. Tôi xin hỏi khi dùng thuốc lợi tiểu kéo dài như vậy cần phải lưu ý những gì? Nguyễn Minh Hồng(Hà Nội) Thuốc lợi tiểu là các thuốc có tác dụng làm tăng bài...