Phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột bằng cách nào?
Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ từ thấp chuyển sang cao đột ngột. Đặc biệt, những ngày nắng nóng đột ngột sẽ khiến sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng. Vậy phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột bằng cách nào?
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết được biết là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ có hệ miễn dịch bị yếu đi. Do đó, thời tiết nắng nóng đột ngột dễ khiến trẻ mắc phải một vài bệnh đường hô hấp nghiêm trọng.
Vậy phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột bằng cách nào? GS.TS Nguyễn Tiến Dũng làm việc tại khoa Nhi của Bệnh Viện Bạch Mai đưa ra lời khuyên dưới đây!
1. Phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột trước bệnh đau họng bằng cách nào?
Có thể phụ huynh chưa biết, bệnh đau họng xảy ra do một loại vi khuẩn gây ra và khiến cho trẻ bị sưng họng, ớn lạnh, kèm theo đó là cảm giác bị đau đầu, buồn nôn và thậm chí trẻ liên tục bị nôn.
Đối với những trường hợp trẻ bị sốt cao, khi nhịp thở nhanh và chảy dãi nhiều thì người bệnh cần đưa trẻ đi khám. Tuy nhiên, trẻ dưới 3 tháng tuổi thì cần được đi khám ngay khi xuất hiện tình trạng sốt, ở độ tuổi này trẻ sốt trên 38,3 độ C đã là nghiêm trọng. Trong khi đó, với trẻ trên 6 tháng tuổi thì ở 39 độ C là cần cảnh báo.
Nếu trẻ bị đau cả khoang miệng thì cần thực hiện khám sớm, đặc biệt khi tình trạng bất thường như sưng tấy đỏ, trẻ không thể mở to miệng vì bị đau và hơi thở khó nhọc, ngoài ra trẻ còn bị bú kém, quấy khóc liên tục.
Phụ huynh cần phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột trước bệnh đau họng bằng cách nào?
Nếu trẻ đã bị đau họng nhẹ, sau khi thăm khám, kiểm tra bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc. Tuy nhiên, nếu trẻ đã bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ bị đau họng.
Thực tế, dù ở thể bệnh nhẹ hay nặng thì cha mẹ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không bỏ thuốc giữa chừng khi điều trị đau họng cho trẻ vì vi khuẩn sẽ tấn công trở lại và khiến họng của trẻ bị đau trầm trọng hơn.
Do đó, phụ huynh cần nhanh chóng cho trẻ nghỉ ngơi và nên chăm sóc trẻ bằng cách cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Gợi ý từ Chuyên gia mách bí quyết chăm sóc trẻ bị ho mà mọi phụ huynh đều cần nắm rõ.
Dù ở thể bệnh nhẹ hay nặng thì cha mẹ cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không bỏ thuốc giữa chừng khi điều trị đau họng cho trẻ – Ảnh Internet
2. Mùa hè trẻ dễ bị viêm mũi dị ứng
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng được biết với biểu hiện như ngứa hoặc trẻ dụi mũi hoặc hắt hơi nhiều và còn có thể kèm theo tình trạng trẻ bị sổ mũi, nước mũi trong hoặc có đờm.
Trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể bị nghẹt mũi, không những thế nếu nặng còn có thể khiến trẻ bị khó thở, ù tai cũng như tình trạng bệnh sẽ chuyển nặng nhanh chóng và có thể gây ra biến chứng thành hen phế quản hoặc hen suyễn và viêm amidan ở bé.
Vì vậy, cha mẹ có con nhỏ trong mùa hè cần chú ý chăm sóc và phòng tránh cho trẻ trước bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách:
Video đang HOT
- Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh và dạy trẻ cởi bớt áo nóng để không bị nóng quá khi trời nắng đột ngột.
- Nên hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng và tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là biện pháp giúp trẻ tránh bị viêm mũi dị ứng.
3. Viêm phế quản ở trẻ
Khi trẻ xuất hiện biểu hiện khó thở, hơi thở nặng nhọc và giọng khò khè kèm theo đó là biểu hiện ho nhiều, ho có đờm, đặc biệt khi đờm chuyển màu trắng là phế quản đã bị nhiễm trùng thứ cấp. Tình trạng nhiễm trùng thứ cấp đã xảy ra ở trẻ thì cần không làm trẻ bị cáu kỉnh vì nếu trẻ hét to thì việc hô hấp lúc này sẽ gặp khó khăn và khiến trẻ gặp nguy hiểm.
Phụ huynh phòng bệnh cho trẻ trước bệnh viêm phế quản khi nắng nóng bằng cách:
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa. Nên chia nhỏ thành nhiều bữa cho trẻ.
- Khi trẻ có đờm cần giục trẻ nhổ hết ra ngoài và tuyệt đối không nuốt đờm xuống. Cha mẹ có thể dặn trẻ nằm nghiêng và kê gối cao hơn bình thường, đây là cách giúp trẻ dễ thở và đào thải các chất nhầy trong cơ thể.
- Phát hiện trẻ sốt cao, nhanh chóng hạ sốt cho trẻ và tuyệt đối không để trẻ sốt quá 38,5 độ C.
- Lưu ý, cần mặc đồ cho trẻ thoáng, cho trẻ nằm phòng thoáng và đủ ánh sáng. Đặc biệt duy trì độ ẩm, ánh sáng nhất định đem lại hiệu quả giúp trẻ không gặp khó khăn trong khi hô hấp.
- Trong gia đình có người hút thuốc cần chú ý, khi trẻ bị viêm phế quản tuyệt đối không được hút thuốc vì sẽ gây bất lợi cho việc chữa trị bệnh của trẻ.
Trường hợp trẻ sốt quá 37,5 độ C cần giảm thân nhiệt cho trẻ và theo dõi liên tục để kịp thời phát hiện những bất thường và điều trị cho trẻ.
Phát hiện trẻ sốt cao, nhanh chóng hạ sốt cho trẻ và tuyệt đối không để trẻ sốt quá 38,5 độ C – Ảnh Internet
4. Viêm đường hô hấp trên và dưới ở trẻ
Mùa hè đến, viêm đường hô hấp trên và dưới xảy ra ở trẻ nhiều hơn. Tình hình bệnh diễn biến phức tạp, dễ để lại biến chứng nguy hiểm nếu như không có phác đồ điều trị cho trẻ phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của trẻ.
Viêm đường hô hấp là tổ hợp bệnh gồm cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng và viêm xoang, viêm thanh quản. Các biểu hiện khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp là sốt cao, sốt thành cơn và sốt từ 39 độ C trở lên. Các triệu chứng kèm theo như trẻ bị ho, khó thở đặc biệt là tình trạng viêm thanh quản rất nặng khiến trẻ thở rít, khò khè, sổ mũi và chảy nước mũi.
Tình trạng chảy nước mũi, chảy dịch mũi nhiều, trong loãng, không có mủ và cũng không hôi. Tuy nhiên, dịch mũi có thể làm lan truyền mầm bệnh và bệnh có thể lây qua đường hô hấp trên đến đường hô hấp dưới. Việc ho thành cơn, ho khan hay ho có đờm cũng là biểu hiện đầu và cuối cảnh báo chấm dứt hoàn toàn đợt viêm nhiễm. Vì vậy, khi không kiểm soát được bệnh thì trẻ sẽ mệt, mất ngủ, thậm chí nhiều trường hợp trẻ nôn trớ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.
Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra ngay vì bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến viêm xuống phế quản và viêm phổi.
Phòng bệnh và chăm sóc cho trẻ khi thời tiết nắng nóng đến bằng cách:
- Khi trẻ bị viêm đường hô hấp, phụ huynh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh kiêng cữ thái quá cho trẻ.
- Ngoài sử dụng thuốc, cha mẹ cần cho trẻ bổ sung dưỡng chất cần thiết đầy đủ bằng cách tăng cường rau xanh, uống thêm nhiều nước hoa quả và bổ sung thêm bữa phụ cho trẻ để trẻ được cung cấp đủ dinh dưỡng cơ thể đang thiếu hụt.
- Phụ huynh có thể cho con sử dụng thuốc hạ sốt thông thường và kết hợp với sử dụng nước ấm để lau mát và hạ sốt cho trẻ.
- Trẻ quá nhỏ để sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hoặc làm thông mũi trước khi cho trẻ ăn, mẹ có thể tham khảo một số bài học dân gian giúp dịu cơn ho cho trẻ.
Nếu trẻ sốt quá 37.5 độ C, cần nhanh chóng hạ sốt cho trẻ. Cần kiểm tra trẻ liên tục, nếu chưa thể đưa trẻ tới bệnh viện ngay có thể cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt nếu thân nhiệt trẻ không giảm. Sử dụng với quy cách cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cha mẹ có con nhỏ khi thấy trẻ có triệu chứng của viêm đường hô hấp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống – Ảnh Internet
Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi, cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ có dấu hiệu bị sốt vì độ tuổi này khi trẻ sốt ở 38.3 độ C là đã nghiêm trọng. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi sốt ở 39 độ C là mức độ cảnh báo.
Phụ huynh có con nhỏ bị sốt, cần theo dõi liên tục về nhiệt độ của trẻ. Khi trẻ quấy khóc, khó thở hoặc môi tím tái, nôn trớ, tiêu chảy,… đây có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đã mắc viêm đường hô hấp cấp tính, cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời điều trị.
Lưu ý, cha mẹ có con nhỏ khi thấy trẻ có triệu chứng của viêm đường hô hấp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống.
5. Trẻ bị cảm cúm
Thời tiết thay đổi, nắng nóng đột ngột có thể khiến trẻ dễ bị cảm cúm vì tình trạng trẻ nhỏ ở thể trạng yếu. Đặc biệt, trẻ nhỏ thường được ôm ấp, vuốt ve và đây là nguyên nhân dễ khiến trẻ bị lây bệnh.
Biểu hiện xuất hiện tình trạng này là trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi và sốt, đau đầu, ho cũng như sưng họng kèm theo mệt mỏi. Nếu trẻ bị sốt cao, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay kẻo gặp phải biến chứng nguy hiểm đường hô hấp.
Chăm sóc và phòng bệnh cảm cúm cho trẻ khi trời nắng nóng bằng cách:
- Giữ ấm cho trẻ các vị trí cổ, tay và chân.
- Cần đảm bảo rằng trẻ ngủ ngon, ngủ đủ giấc và trong môi trường thoáng gió cần thoải mái, luôn giữ không khí trong nhà thoáng mát, không ẩm mốc.
- Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây chứa vitamin C, các loại rau có chứa nhiều chất xơ để tăng cường sức khỏe.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp phụ huynh có cách phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng đột ngột hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe trẻ trong mùa hè nắng nóng.
Đối phó viêm mũi dị ứng hiệu quả
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp trong mùa xuân, thời tiết có độ ẩm cao. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng như: hắt hơi liên tục từng cơn, chảy nước mũi, nghẹt mũi; ngứa mắt, mũi và họng.
Có 3 giải pháp chính giúp kiểm soát viêm mũi dị ứng: tránh các tác nhân dị ứng; điều trị bằng thuốc (dược điều trị hoặc liệu pháp dược); liệu pháp giải mẫn cảm (tiêm dị ứng nguyên). Bài viết này đề cập đến việc dùng thuốc kiểm soát dị ứng và khi buộc phải tiếp xúc với dị nguyên.
Cách dùng thuốc kiểm soát khi dị ứng nhẹ
Cách điều trị bằng thuốc về cơ bản thì trẻ em cũng giống với người lớn, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng kéo dài của triệu chứng.
Nhưng việc dùng thuốc lại phụ thuộc vào từng độ tuổi mà được dùng loại thuốc nào. Việc dùng thuốc đúng với độ tuổi là điều đáng lưu tâm nhất vì nhiều bậc phụ huynh không để ý vấn đề này, có thể gây hại cho trẻ.
Với triệu chứng viêm mũi dị ứng nhẹ được điều trị với các thuốc kháng histamin thế hệ 2. Trong đó cetirizine được chấp thuận dùng cho trẻ em từ 6 tháng trở lên. Hai thuốc loratadine và fexofenadine được chấp thuận dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Các thuốc kháng histamine dạng xịt như azelastine chỉ được chấp thuận dùng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, còn thuốc xịt olopatadine chỉ được dùng ở trẻ em trên 12 tuổi, vì độ an toàn và hiệu quả của nó chưa được đánh giá ở trẻ nhỏ.
Glucocorticoid dạng xịt thường hiệu quả hơn thuốc kháng histamin. Thuốc được chỉ định dùng khi biết trước sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với tác nhân dị ứng (ví dụ như dị ứng phấn hoa). Nên bắt đầu dùng thuốc từ 2 ngày trước, tiếp tục dùng trong thời gian tiếp xúc và dùng tiếp 2 ngày sau khi hết tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
Các thuốc như mometasone furoate, fluticasone furoate và triamcinolone acetonide được FDA chấp thuận để sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
Thuốc xịt mũi natri cromolyn cũng là thuốc dự phòng dị ứng khi tiếp xúc tác nhân gây dị ứng. Thời gian lý tưởng nhất là dùng trước khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng 30 phút.
Natri cromolyn phù hợp với việc tiếp xúc thời gian ngắn (vài phút đến vài giờ) đối với các tác nhân dị ứng. Nếu việc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng kéo dài thì nên dùng từ 4-7 ngày trước khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
Dùng natri cromolyn xịt vào lỗ mũi, cứ cách nhau khoảng 4-6 giờ xịt 1 lần, không dùng thuốc vượt quá 6 lần trong ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng natri cromolyn cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm và người bệnh không tiếp xúc với chất gây dị ứng nữa.
Thuốc trị viêm mũi dị ứng phải dùng đúng cách.
Kiểm soát viêm mũi dị ứng nặng hoặc kéo dài
Với những ca bệnh này, glucocorticoid dạng xịt là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất. Các thuốc glucocorticoid với sinh khả dụng thấp và dùng 1 lần/ngày như mometasone furoate, fluticasone furoate, được ưu tiên sử dụng ở trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Fluticasone propionate được chấp thuận cho trẻ em từ 4 tuổi.
Loại thuốc xịt kết hợp glucocorticoid và kháng histamin có thể mang lại lợi ích hơn so với việc dùng đơn thuần một thuốc, đặc biệt là ở các triệu chứng tái phát. Nhưng việc bổ sung thuốc uống kháng histamin thế hệ 2 kết hợp glucocorticoid dạng xịt không cho thấy hiệu quả rõ ràng so với glucocorticoid dạng xịt đơn thuần trong hầu hết các nghiên cứu. Vì thế nếu bệnh nhân dùng kết hợp thuốc kiểu này thì cần cân nhắc.
Thuốc kháng histamin thế hệ 2 kết hợp với thuốc decongestant (là thuốc giảm đau, giảm tắc nghẽn mũi - nghẹt mũi, giảm tắc nghẽn xoang) giúp giảm triệu chứng tốt hơn so với dùng đơn độc kháng histamin. Tuy nhiên, tác dụng phụ của decongestant sẽ giới hạn đối tượng sử dụng, do đó cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Kiểm soát viêm mũi dị ứng mắc kèm bệnh khác
Viêm mũi dị ứng và hen suyễn: Có tới 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có thể đồng thời mắc bệnh hen suyễn. Một số thuốc sẽ được chỉ định trong trường hợp này là thuốc kháng leukotriene như montelukast sẽ mang lại lợi ích trong trường hợp này.
Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng: Ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng cùng một lúc, sự kết hợp của thuốc xịt mũi glucocorticoid và thuốc kháng histamin nhỏ mắt (epinastine, azelastine, emedastine hoặc olopatadine) nên là sự lựa chọn đầu tiên, chứ không phải là thuốc xịt mũi glucocorticoid và thuốc kháng histamin đường uống. Việc bổ sung thuốc kháng histamin nhỏ mắt có hiệu quả hơn và ít gây khô mắt hơn so với việc bổ sung kháng histamin đường uống.
Căn bệnh "ngứa gây ra ban chứ không phải ban gây ra ngứa" khiến trẻ quấy khóc Do hệ miễn dịch của trẻ kém vì thế khi mắc viêm da cơ địa, nguy cơ bội nhiễm của trẻ sẽ cao hơn những đối tượng khác. Trẻ bị viêm da cơ địa Bé Gia Nhi (12 tháng tuổi) đã phải đi bệnh viện liên tục do viêm da cơ địa. Chị Hoa kể lại, hồi 6 tháng lúc ấy là vào...