Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam
Nhiều sinh viên đang du học tiếng Việt tại các trường đại học xứ ta cứ vò đầu bứt tai:
Quái! Cái thứ ngôn ngữ sao nó biến hóa, ảo diệu lạ lùng.
Chỉ là động tác bỏ thức ăn vào mồm thôi sao mà lắm kiểu: Ăn, chén, nhậu, hốc, tọng, đớp, xực…
Ôi đến vã mồ hôi!
Ảnh minh họa
Sinh viên bản địa tặng cho câu:
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Sinh viên ngoại lấy làm tâm đắc cứ thế mà gật gù để cố gắng.
Học riết, học mãi rồi cũng thành dân thổ địa. Nhiều sinh viên ngoại tự nhận mình là ma xó xứ ta.
Nghe thấy lời tự nhận ngạo mạn ấy, nhiều sinh viên bản địa ôm bụng cười nắc nẻ.
Thấy cười, sinh viên ngoại ngạc nhiên hỏi: Tự nhận thế không đúng à? Sinh viên nội không nói gì…
Và rồi một ngày đẹp trời, mấy sinh viên nội đánh giấy mời các sinh viên ngoại tham dự cuộc họp báo bàn về chuyện một con đường không thẳng.
Dự họp báo xong, sinh viên ngoại hoa mắt, chóng mặt lảo đảo rời khán phòng.
Sinh viên nội hỏi sinh viên ngoại có nhận xét gì về buổi họp báo. Sinh viên ngoại than:
Video đang HOT
Quả là chúng tôi có mắt không tròng, chả biết trời cao đất dày là gì trước sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt.
Chỉ một đoạn đường không thẳng thôi mà họ dùng là:
Chưa thẳng, hơi cong, cong vừa phải, cong cho phép, cong trong giới hạn, cong mềm mại, cong uyển chuyển… Bái phục, bái phục.
Theo Datviet
Giới thiệu 10 đồ án kiến trúc nhà trưng bày Hoàng Sa xuất sắc
Ngày 24/1, UBND huyện Hoàng Sa cho biết vừa tổ chức công bố, trao giải và triển lãm 10 đồ án kiến trúc nhà trưng bày Hoàng Sa đạt giải trong cuộc thi tuyển phương án kiến trúc nhà trưng bày Hoàng Sa.
Ngoài trao giải cho các đồ án đạt giải, UBND huyện Hoàng Sa cũng tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Đà Nẵng lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân để chọn 1 trong 3 đồ án đạt giải nhì.
Đồ án đạt giải Nhì (mã số TH1504)
Đồ án đạt giải Nhì thứ nhất mã số TH1504 của tác giả KTS Nguyễn Thạch (Công ty TNHH Tư vấn - Thiết kế - Xây dựng Trường Phúc Gia, Đà Nẵng) mang tên: Chiếc thuyền của Hải đội Hoàng Sa. Ý tưởng thiết kế lấy từ sự kiện triều đình nhà Nguyễn thành lập Hải đội Hoàng Sa ra khai thác và trấn giữ quần đảo Hoàng Sa từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17.
Qua đó thể hiện ý chí bảo vệ biển đảo của dân tộc, khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đồ án đạt giải Nhì (mã số PD3102)
Đồ án đạt giải Nhì thứ 2 với mã PD3102 của nhóm tác giả ThS. KTS Doãn Thế Trung (chủ nhiệm), KTS Nguyễn Toàn Thắng, KTS Trần Anh Quân, kỹ sư xây dựng Võ Mạnh Tùng (Công ty TNHH Tư vấn ĐH Xây dựng) mang tên: Tổ Quốc vẫn dõi theo Hoàng Sa - cây Phong ba đất Việt.
Ý nghĩa của đồ án: Giữa sóng gió đại dương khắc nghiệt, cây Phong ba vẫn bền bỉ bám rễ sâu vào lòng đất, phủ một màu xanh chế ngự biển cả. Loài cây ấy từ lâu đã trở thành biểu tượng thể hiện sức sống quật cường, hiên ngang của quân dân Việt Nam nơi hải đảo.
Tinh thần ấy sẽ được tái hiện qua hình khối kiến trúc mang tính biểu trưng của công trình nhà trưng bày Hoàng Sa với hình ảnh tán cây Phong ba xòe bóng mát. Đó là lời khẳng định hào sảng về ý chí kiên cường, bất khuất của quân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giữ vững chủ quyền biển đảo.
Hình ảnh đường bờ biển chữ S cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được tái tạo bởi một "sa bàn" đặc biệt nằm ngay trong đường nét của bể nước lớn tại lối vào chính hướng Đông của Nhà trưng bày. Vào buổi tối, với hiệu ứng chiếu sáng trong kiến trúc, phần bể cảnh này cùng với hình khối kiến trúc cây Phong ba xòa bóng xuống biển Đông sẽ trở thành một điểm nhấn kiến trúc độc đáo, mang tính biểu tượng cao, thu hút sự quan tâm rất lớn của không chỉ nhân dân Việt Nam mà còn của khách du lịch quốc tế đến với với thành phố Đà Nẵng.
Đồ án đạt giải Nhì thứ 3 mã số RS3112 của nhóm tác giả Fuminori Minakami (chủ nhiệm), KTS Trần Quốc Thành, KTS Nguyễn Huy Quang (Công ty TNHH Kiến trúc WRIGHT, Nhật Bản) mang tên: Con dấu và dấu mốc chủ quyền - Sự khẳng định bền bỉ về chủ quyền bờ cõi.
Đồ án đạt giải Nhì (mã số RS3112)
Công trình là kết quả của ứng dụng kỹ thuật mới và ngôn ngữ kiến trúc hiện đại trên nền không gian kiến trúc và điêu khắc Việt, sử dụng vật liệu đá tự nhiên với kỹ thuật chế tác đá nổi tiếng của các nghệ nhân Đà Nẵng và các vùng miền, dân tộc. Nhằm nhấn mạnh về ý tưởng con dấu chủ quyền của đất nước Việt Nam, với hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với bao cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Hình tượng con dấu trên thư tịch của các triều đại như sự khẳng định bền bỉ về chủ quyền bờ cõi.
Hai khối chính của công trình hòa quyện vào nhau là biểu tượng của sự thống nhất ý chí, khẳng định vị trí và sự tồn tại của Hoàng Sa đã được xác nhận bởi thư tịch cổ trong nước cũng như của hơn 49 quốc gia trên thế giới, như một minh chứng lịch sử cho chủ quyền biển đảo Hoàng Sa của Việt Nam được bạn bè quốc tế công nhận.
Khoảng giao thoa giữa hai khối chính của công trình là khối lõi trưng bày biểu trưng cột mốc chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam được đặt trên nền mặt nước. Dấu mốc chủ quyền là trung tâm cấu trúc của công trình Nhà trưng bày Hoàng Sa và cũng là ý tưởng xuyên suốt của phương án.
Nền dốc dùng màu đỏ, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc, màu máu của những người con dân tộc đã ngã xuống để bảo vệ tổ quốc, cho trái tim, tâm hồn mỗi người Việt Nam, bao bọc xung quanh mốc chủ quyền thiêng liêng, thể hiện tư tưởng độc lập, tự chủ, tự cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, công trình sẽ là tiếng nói quan trọng củng cố niềm tin trong lòng công chúng về sự hiện hữu của một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.
Một số đồ án đạt giải Ba
Đồ án mã AT0444 của nhóm tác giả do KTS Huỳnh Văn Phương chủ nhiệm (Công ty CP Kiến trúc và xây dựng An Thy, Đà Nẵng): Cột mốc biển đảo - chủ quyền biển đảo Hoàng Sa
Đồ án mã CC2013 của tác giả KTS Nhan Quốc Trường (Trường ĐH Kiến trúc TP HCM): Câu chuyện về lịch sử bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo nước Việt
Đồ án mã số PT3561 của nhóm tác giả KTS Phan Hoàng Trọng, KTS Lê Thị An Phụng (Liên doanh Công ty TNHH MTV Tư vấn kiến trúc Việt Nam, Đà Nẵng): Thuyền đội Hoàng Sa vượt sóng ra khơi
Và giải Khuyến khích
Đồ án mã HP0818 của nhóm tác giả ThS. KTS Đoàn Thanh Hà, Trần Ngọc Phương, Nguyễn Hải Huệ, Nguyễn Khắc Phước, Chử Kim Thịnh, Trịnh Thị Thanh Huyền (Công ty CP Những kiến trúc sư H&P, Hà Nội): Nhà trưng bày Hoàng Sa - Không gian cộng đồng mở
Đồ án mã DA5115 của nhóm tác giả ThS. KTS Mai Đình Nghĩa, ThS. KTS Nguyễn Thị Thanh Hằng, ThS. KTS Nguyễn Tiến Đạt, KTS Bùi Văn Anh, KTS Lương Mạnh Thắng, KTS Ngô Đức Hạnh, KTS Phạm Hoàng Quân (Văn phòng Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Xây dựng trực thuộc Trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội): Nhân dân vẫn ngày đêm hướng về Hoàng Sa
Đồ án mã CA1235 của nhóm tác giả KTS Nguyễn Văn Vĩnh, KTS Phạm Hoàng Văn, KTS Trần Trịnh Nguyên Khoa, KTS Nguyễn Văn Tú (Công ty CP C.A.D, Đà Nẵng): Hoa sen trên biển Đông
Đồ án mã AA1000 của nhóm tác giả KTS Nguyễn Phúc Linh, KTS Võ Quốc Duy, KTS Nguyễn Bùi Duy Quang, KTS Võ Trọng Trí (Công ty CP Kiến trúc xây dựng ACS Sài Gòn, TPHCM): Lịch sử và văn hóa dân tộc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa
Công Bính
Theo Dantri
Nga tìm ra kế "trị" tên lửa Mỹ Trong cuộc chiến Iraq năm 1991, Nam Tư năm 1998, Afghanistan năm 2001, Iraq lần 2- năm 2003, Lybia-năm 2012 tên lửa hành trình nắm giữ vai trò chủ yếu, đặc biệt trong giai đoạn mở màn. Không thể phủ nhận tên lửa hành trình là hệ thống vũ khí có uy lực lớn, nhưng phương tiện chiến đấu này chưa thể soán...