Phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

Theo dõi VGT trên

Năm học 2022 – 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) triển khai các văn bản hướng dẫn đến các đơn vị trực thuộc và Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (HS). Đồng thời phối hợp với Tỉnh đoàn triển khai các hoạt động giáo dục, tạo sân chơi lành mạnh thu hút HS tham gia.

Phối hợp thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - Hình 1

Đơn vị trường thuộc hu yện Cao Lãnh tham gia hoạt động thi làm bánh dân gian được tổ chức tại TP Cao Lãnh

Căn cứ vào Chương trình phối hợp tổ chức các hoạt động giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với Sở GD&ĐT, năm học 2022 – 2023, 100% cơ sở giáo dục đã phối hợp tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục HS tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa. Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT đã thông tin đến các đơn vị trực thuộc, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố về việc tổ chức các hoạt động phong trào, trong đó có các cuộc thi gắn với chủ đề giáo dục truyền thống cách mạng, tình yêu quê hương đất nước, tôn sư trọng đạo… Quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho HS, Ban Giám hiệu các trường phối hợp tổ chức triển khai, thực hiện các chương trình rèn luyện, giáo dục HS chăm ngoan, lễ phép, thực hiện tốt 5 Điều Bác Hồ dạy, tự tin, tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ, thực hiện quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở trường, lớp, gia đình và nơi công cộng, quan tâm đến bảo vệ môi trường… Trong chương trình giảng dạy, Phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu nhà trường đã tích hợp nội dung giáo dục truyền thống cách mạng cho HS khi học các môn: Đạo đức, Giáo dục công dân, Tiếng Việt, Lịch sử…

Đến nay, 100% các đơn vị trường trong toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử thực hiện trong cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Các đơn vị trường không chỉ tổ chức sinh hoạt chào cờ đầu tuần để nhắc nhở, giáo dục các em HS, mà còn tổ chức nhiều hoạt động sinh hoạt tập trung trong khuôn viên trường như: Thư viện di động, thư viện xanh, mô hình vườn ươm… Qua đó, giúp các em HS được trải nghiệm không gian đọc sách và giao lưu, chia sẻ cùng với các bạn. Ngoài các hoạt động được tổ chức trong khuôn viên trường học, HS cấp Tiểu học, THCS, THPT còn tích cực hưởng ứng các hoạt động như thăm hỏi người già neo đơn, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với các bạn có hoàn cảnh nghèo, cận nghèo… Sở GD&ĐT tổ chức các hoạt động Ngày hội giao lưu học sinh Tiểu học, vẽ tranh cổ động, hưởng ứng các hoạt động phong trào tại Lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khánh thành Đường sách TP Cao Lãnh…

Tại TP Sa Đéc, Phòng GD&ĐT thành phố, các đơn vị trường trên địa bàn triển khai thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định tổ chức hoạt động văn hóa của HS trong các cơ sở giáo dục. Theo đó, 100% các đơn vị trường đều tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ; khuyến khích HS tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ; nâng cao hiệu quả tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ cho HS, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong năm học 2022 – 2023, Sở GD&ĐT tiếp tục phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động phong trào dành cho HS trong toàn tỉnh. Tổ chức các đợt kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị trường trong triển khai, thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục; khuyến khích các đơn vị trường đổi mới, sáng tạo khi tổ chức các sân chơi gắn với chủ đề giáo dục đạo đức cho HS.

Video đang HOT

Giáo dục đạo đức, lối sống từ thấu cảm, sẻ chia

Tình trạng bạo lực học đường, đạo đức, lối sống lệch chuẩn của học sinh diễn ra ngày càng nhiều.

Điều đó đòi hỏi biện pháp giáo dục phù hợp.

Giáo dục đạo đức, lối sống từ thấu cảm, sẻ chia - Hình 1

Thầy cô thấu hiểu và làm bạn để giáo dục học trò hiệu quả.

Tuổi "coi trời bằng vung"

Tình trạng bạo lực học đường diễn ra không chỉ tăng về số vụ mà còn nguy hại về tính chất. Ở tuổi học trò những nhiều em đã dám đánh vào đầu bạn bằng ghế nhựa, gạch đá. Thậm chí gọi bạn cùng đánh "hội đồng", đấm đá thẳng vào mặt, đầu, các vị trí nguy hiểm tính mạng. Tình trạng cắt tóc, lột quần áo hạ nhục đối phương chỗ đông người, quay video cảnh đánh đấm làm nhục... đưa lên mạng cũng xảy ra.

Bạo lực ở lứa tuổi học trò không chỉ diễn ra với học sinh nam mà học sinh nữ cùng bùng phát từ những lí do hết sức đơn giản như ghen tuông, nhìn đểu, hoặc chỉ vì thích và tiến lại gần người mình thích, xinh đẹp được nhiều quý mến hơn...

Học trò dính vào bạo lực từ muôn vàn nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất đánh nhau để thể hiện khẳng định vai trò vị trí trong trường, lớp. Cũng có thể tham gia đánh nhau vì bị lôi kéo, hoặc chửi nhau qua nhóm trên mạng cảm thấy bị xúc phạm, tự ái. Nhiều học trò vì cái tôi sẵn sàng "coi trời bằng vung", vì thế bạo lực học đường diễn ra ngày càng tăng về số lượng và tính chất nguy hiểm.

TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành công (Hà Nội) chỉ ra, học sinh lứa tuổi THCS, THPT bắt đầu phát triển và biến đổi trong tính cách, cư xử, nhìn nhận cuộc sống. Chỉ để khẳng định bản thân, thích bùng nổ... thì lý do dù nhỏ cũng có thể dẫn tới cà khịa, bạo lực.

TS Vũ Việt Anh cho rằng, bạo lực học đường và đạo đức của học sinh phổ thông xuống cấp do chịu ảnh hưởng từ 3 tác động: xã hội, gia đình, nhà trường.

Xã hội phát triển, nhiều học sinh nghiện game online tìm cách moi tiền của cha mẹ tiêu xài, trốn học xin "đểu", cướp giật để có tiền chơi game. Nhiều em bị lôi cuốn vào trang web đen, nội dung đồi trụy.

Về phía gia đình, không ít phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học tập của con em thường xuyên, thậm chí buông lỏng. Có bố mẹ lại nhiễm tệ nạn xã hội và trở thành tấm gương xấu, ảnh hưởng tới con. Không ít phụ huynh vì thương con không đúng cách, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vật chất nhưng lại không quan tâm, chia sẻ cùng con để phát hiện những lỗi lầm, suy nghĩ lệch chuẩn. Nhiều cha mẹ đặt nhiệm vụ kiếm tiền lên trên trách nhiệm giáo dục con.

Trong các nhà trường, dù giáo dục đạo đức đã được quan tâm và đặt lên hàng đầu nhưng không ít cán bộ quản lý chú trọng nhiều hơn đến chuyên môn, không đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống học sinh. Còn những giáo viên làm công tác chủ nhiệm thiếu sâu sát rèn luyện đạo đức tác phong học trò. Chưa chủ động, trong liên kết, phối hợp cùng các lực lượng để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Giáo dục đạo đức, lối sống từ thấu cảm, sẻ chia - Hình 2

Thầy cô là điểm tựa của học trò

Giáo dục từ kỉ luật tích cực

Tìm phương pháp giáo dục đạo đức lối sống phù hợp cho lứa tuổi "nổi loạn" đã và đang là yêu cầu bức thiết. Kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục hiện đại đã và đang được đánh giá cao từ các nhà tâm lý giáo dục, thầy cô giáo trong quá trình thực hành, trải nghiệm sư phạm.

Theo TS Vũ Việt Anh: Học sinh lứa tuổi "teen" luôn cần một số nhu cầu cơ bản để phát triển hoàn thiện nhân cách như: an toàn, yêu thương, tôn trọng, thông cảm, có giá trị... Do đó, cha mẹ và thầy cô cần có thái độ, hành vi phù hợp để đáp ứng các nhu cầu này. Nên thể hiện cho học sinh thấy an toàn qua sự giáo dục khoan dung, phân biệt đúng sai một cách khoa học.

Cần truyền tới các em thông điệp gia đình, nhà trường là điểm tựa. Mỗi cha mẹ, thầy cô cần thấu cảm, thông cảm và chia sẻ trong quá trình giáo dục. Hãy cùng học sinh thảo luận, bàn bạc để có được những quyết định tốt nhất cho chính các em. Song cũng nên kiên định với các chuẩn mực, xử lý một cách công bằng.

Cô Vũ Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn (Phú Bình, Thái Nguyên) khẳng định, để giáo dục đạo đức lối sống học sinh hiệu quả, tích cực đòi hỏi mỗi giáo viên tạo ra môi trường thân thiện, cởi mở cùng những cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân mật gần gũi và có thể tâm sự chia sẻ.

"Mỗi ngày tới trường, hãy cho các em thấy được thầy cô thấu hiểu, quan tâm, lắng nghe, tạo điều kiện để diễn đạt ý nghĩ, bộc lộ cảm xúc, được thể hiện bản thân... Kỷ luật tích cực luôn là biện pháp hữu hiệu trong quá trình giáo dục toàn diện học trò. Nó cũng góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn cho học sinh...", cô Thanh bày tỏ quan điểm.

"Giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, giáo dục hiệu quả đạo đức lối sống học sinh cần đi vào gốc rễ vấn đề. Trong đó không thể thiếu sự chung tay, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành; nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt quan trọng, mỗi thầy cô giáo cần thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình giáo dục tại trường lớp với biện pháp kỷ luật tích cực..", TS Vũ Việt Anh trao đổi.

"Cần giúp học sinh thấy được giá trị bản thân. Khi học sinh mắc lỗi không nên coi đó như nhân cách biến dạng, lối sống đạo đức xuống cấp. Cần coi đó như hành vi thiếu tích cực để tìm ra phương pháp giáo dục hiệu quả, phù hợp ở giai đoạn tiếp theo...", TS Vũ Việt Anh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Xem nhiều

Tin đang nóng

Kỳ Duyên ngay trước giờ G Bán kết Miss Universe: Thần sắc tươi tắn, hô vang Việt Nam đầy tự hào trong tổng duyệt
09:06:32 15/11/2024
Căng: 1 Hoa hậu phạm "trọng tội" với chủ tịch Miss Universe ngay trước bán kết
06:27:49 15/11/2024
Từ Nhược Tuyên đã bị sốc khi được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp
06:37:02 15/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân vướng tranh cãi: Quẩy quên hình tượng tại đám cưới đồng giới, công khai "khóa môi" 1 sao nữ
08:27:32 15/11/2024
Tham gia họp lớp, lớp trưởng bị chê cười vì bộ quần áo, tới khi thấy sự xuất hiện của một người, tất cả quay ngoắt thái độ
09:17:39 15/11/2024
Đặc quyền chỉ Triệu Lộ Tư mới có
06:03:07 15/11/2024
Mang con dâu về nhà ngoại để trả, mẹ chồng ê chề xin đón lại khi con dâu chìa ra vài tờ giấy
07:33:00 15/11/2024
Bức ảnh bóng lưng của Subeo gây kinh ngạc
06:41:29 15/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Iran vẫn chưa hành động dù liên tục tuyên bố sẽ trả đũa Israel

Thế giới

11:57:09 15/11/2024
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Iran đã không tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào trong thời điểm này, mặc dù họ đã tuyên bố sẽ trả đũa Israel vì các cuộc không kích vào lãnh thổ Iran sáng 26/10.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

Sức khỏe

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

Hát ở Mỹ khi đang bị 'cấm sóng', Đàm Vĩnh Hưng không bị xử phạt

Sao việt

11:45:39 15/11/2024
Đại diện Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM vừa thông tin liên quan việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được cá nhân, tổ chức mời hát ở nước ngoài.

Chăm chồng liệt giường vẫn chịu đựng đắng cay, tôi quyết chia tay nhưng chết lặng khi nghe cuộc trò chuyện của anh với mẹ

Góc tâm tình

11:43:24 15/11/2024
Cuộc sống hôn nhân của tôi như một chuỗi ngày tăm tối, nơi nỗi mệt mỏi đè nặng lên vai mỗi khi chăm sóc người chồng bị liệt giường.

Cách tăng cường collagen hàng ngày dễ thực hiện

Làm đẹp

11:25:19 15/11/2024
Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Trong thời gian ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone có lợi cho cơ thể và cũng là lúc để phục hồi, tăng cường sản xuất collagen.

Những gợi ý lắp đèn chiếu sáng giúp căn nhà sang trọng hơn

Sáng tạo

10:49:06 15/11/2024
Theo các kiến trúc sư, ngay cả khi đầu tư khá nhiều tiền cho nội thất nhưng nếu không đủ ánh sáng hoặc nguồn sáng không phù hợp thì căn nhà cũng sẽ mất đi tính thẩm mý và sang trọng.

Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây đón tiếp bố mẹ chồng theo cách đặc biệt, đêm khuya ôm hoa đứng trước biệt thự bạc tỷ gây chú ý

Sao thể thao

10:39:08 15/11/2024
Mới đây, vợ chồng thủ môn Đặng Văn Lâm và bà xã Yến Xuân đã chia sẻ hình ảnh khi được bố mẹ của Văn Lâm từ Vũng Tàu ra Hà Nội thăm. Yến Xuân tự tay vào bếp chuẩn bị một bữa tối ấm áp để gia đình quây quần bên nhau.

Mỹ nhân Vbiz đổi đời nhờ 14 giây hát nhép trên mạng, mỗi năm chỉ đóng 1 phim vẫn hot rần rần

Hậu trường phim

10:37:11 15/11/2024
Chiều ngày 14/11, đoàn làm phim Công Tử Bạc Liêu đã tổ chức showcase giao lưu cùng khán giả cùng truyền thông trước khi dự án chính thức được trình làng vào tháng 12/2024.

Rosé hé lộ nhạc mới khiến dân tình phát cuồng, khẳng định là "Album của năm"

Nhạc quốc tế

10:24:15 15/11/2024
Rosé (BLACKPINK) khiến người hâm mộ toàn cầu như ngồi trên đống lửa khi nhá hàng những ca khúc nằm trong album sắp ra mắt.

Tai nạn trên cao tốc, xe container cháy rụi cabin, một người nhập viện

Tin nổi bật

10:07:01 15/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ ngày 14-11, tại Km113+600 thuộc cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đã xảy ra va chạm giữa xe container và xe tải.

Cô gái 26 tuổi bị tai nạn, chị bán đồng nát đứng ra giúp đỡ: Tất cả đều sững sờ trước cảnh trong bệnh viện

Netizen

10:06:10 15/11/2024
Tại sao phải sống tử tế? - Đó là câu chuyện đang rất viral của cô gái có biệt danh S.C (26 tuổi) sau một lần bị va chạm giao thông. Trong một lần S.C bị sự cố giao thông khá nặng, người va chạm thì bỏ đi,