Phó tổng thống Mỹ bị chỉ trích vì mặc đồ hiệu Dolce & Gabbana
Tân Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đang nhận phải không ít chỉ trích khi diện đồ của hãng thời trang Dolce & Gabbana.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris. Ảnh: Independent
Theo Independent, tân Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đang nhận phải không ít chỉ trích khi diện đồ của hãng thời trang Dolce & Gabbana (D&G), nhan hiệu từng gây tranh cãi về các thiết kế và quảng cáo bị xem là xúc phạm chủng tộc.
Bà Harris dường như sở hữu khá nhiều trang phục từ hãng thời trang cao cấp D&G. Bà từng mặc một chiếc áo len móc cổ lọ của hãng này trong bữa trưa với Tổng thống Joe Biden.
Video đang HOT
Khi làm lễ tuyên thệ cho Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, bà Harris một chiếc áo khoác và áo ba lỗ kẻ ô màu xám hiệu, hay một chiếc áo khoác chevron khi ông Biden ký sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng, tất cả đều là nhãn hiệu D&G.
“Có phải đội ngũ của bà Kamala Harris đã bỏ qua chi tiết này không?”, Vittoria Vignone, người điều hành Kamala’s Closet, một trang web đã thu thập các lựa chọn trang phục của bà Harris, đặt câu hỏi.
“Có thể nhưng cũng là việc vô cùng cẩu thả… Điều này thật tệ dù nhìn dưới góc độ nào, đặc biệt là khi trang phục của bà ấy trong lễ nhậm chức đã thể hiện sự ủng hộ tới các nhà thiết kế da màu ít được biết đến ở Mỹ”, bà Vignone nói thêm.
Theo The Guardian, trên mạng xã hội, rất nhiều ý kiến cũng bày tỏ sự tức giận khi Phó tổng thống Mỹ lại diện đồ của D&G. “Cần có người nghiêm túc nói với đội ngũ của bà ấy về Dolce & Gabbana và những vấn đề chủng tộc của họ. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy bà ấy mặc những bộ đồ như vậy”, một tài khoản trên mạng bình luận.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng Phó tổng thống Mỹ không nên mặc quá nhiều trang phục đắt tiền ngay trong những tuần đầu tại vị. Nhiều người nhận xét Harris đáng lẽ nên chọn trang phục từ các thương hiệu Mỹ thay vì hãng thời trang cao cấp Italy.
Năm 2018, hãng D&G đối diện với làn sóng tẩy chay từ những người nổi tiếng Trung Quốc sau vụ hãng này tung ra quảng cáo có hình ảnh người mẫu châu Á dùng đũa ăn các đồ ăn của Italia.
Những thông điệp trong đoạn video đã gây ra sự phẫn nộ vì bị coi là “phân biệt chủng tộc”. Hai người sáng lập của hãng là Domenico Dolce và Stefano Gabbana sau đó đã phải công khai xin lỗi vì vụ việc.
Đức, Mỹ nỗ lực 'hồi sinh' quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương
Trong nỗ lực "hồi sinh" mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương, ngày 25/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel và tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm, trong đó hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và giải quyết các thách thức toàn cầu.
Bà Angela Merkel (phải) gặp ông Joe Biden trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ hồi năm 2013 tại Berlin. Ảnh: DPA
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Thủ tướng Đức Steffen Seibert nêu rõ: "Thủ tướng (Merkel) và Tổng thống Mỹ đã nhất trí cần nhanh chóng thúc đẩy những nỗ lực quốc tế mạnh mẽ hơn nhằm đối phó với đại dịch COVID-19".
Thủ tướng Merkel hoan nghênh quyết định của ông Biden đưa Mỹ tái gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng như quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015. Bà cam kết Đức sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm khi hợp tác với các đối tác châu Âu và thúc đẩy hợp tác xuyên Đại Tây Dương trong thực hiện các nhiệm vụ quốc tế.
Thủ tướng Merkel cũng gửi lời mời Tổng thống Biden tới thăm Đức khi tình hình dịch bệnh cải thiện. Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về chính sách đối ngoại, đặc biệt các vấn đề liên quan tới Afghanistan và Iran cũng như chính sách thương mại và khí hậu.
Về phần mình, Nhà Trắng cho biết hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về tầm quan trọng của hợp tác toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đẩy lùi đại dịch COVID-19 và "theo đuổi mục tiêu phục hồi kinh tế toàn cầu ổn định".
Tổng thống Biden bày tỏ ý định sớm "hâm nóng" mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Hai bên cũng nhất trí hợp tác trong các ưu tiên chính sách đối ngoại chung, bao gồm các vấn đề liên quan tới Afghanistan, Iran, Trung Quốc, Nga, Ukraine và các nước Tây Balkan.
Mối quan hệ đồng minh giữa Đức và Mỹ đã trở nên phai nhạt dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump do những bất đồng về chi tiêu quốc phòng, cơ sở hạ tầng năng lượng và thương mại. Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Đức ngoài Liên minh châu Âu, song quan hệ thương mại song phương đã giảm sút rõ rệt do chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump, trong đó có việc tăng thuế nhập khẩu.
Harris - người mở 'chương mới' cho chính trường Mỹ Với việc trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên của Mỹ, Kamala Harris đã phá vỡ tiền lệ tồn tại hơn hai thế kỷ qua. Kamala Harris trưa 20/1 tuyên thệ nhậm chức Phó tổng thống trước thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ Sonia Sotomayor, trở thành người phụ nữ đầu tiên, đồng thời là người da màu gốc Nam Á...