Phó thủ tướng yêu cầu xây dựng phương án thi tốt nghiệp THPT
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu đề cương cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT do Hiệp hội các trường ngoài công lập đề xuất và khẩn trương xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2015.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định vừa thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về đề án cải tiến thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu, tham khảo đề cương cải tiến kỳ thi tốt nghiệp THPT do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề xuất và khẩn trương xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2015.
Đầu quý 3/2014, Bộ Giáo dục phải công bố công khai phương án đổi mới như kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ vào đầu năm 2014.
Đầu quý 3/2014, Bộ Giáo dục phải công bố công khai phương án đổi mới thi tốt nghiệp THPT.
Trước đó, ngày 24/4, Hiệp hội các trường ngoài công lập có công văn gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề xuất cải tiến thi tốt nghiệp THPT từ năm 2015. Mục tiêu Hiệp hội hướng đến là không tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học riêng biệt gây tốn kém cho học sinh và xã hội, mà thay thế bằng kỳ thi khác có nhiệm vụ hỗ trợ cả hai mục tiêu nói trên.
Điểm khác biệt của kỳ thi này là học sinh đã học hết bậc phổ thông (có thể bao gồm những người tự học hoặc không học phổ thông nhưng muốn được xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường đại học và chuyên nghiệp) đều được phép dự thi. Kỳ thi có thể tổ chức 2 hoặc nhiều lần trong năm. Thí sinh được kết quả thấp ở kỳ thi trước có thể đăng ký xin thi lại ở kỳ thi sau để nâng kết quả.
Đề thi được thiết kế chủ yếu theo phương pháp trắc nghiệm khách quan, kết hợp một số câu hỏi tự luận ngắn cho các môn có nhu cầu bổ sung. Việc phát triển ngân hàng câu hỏi, thiết kế đề thi, xây dựng các đề thi tương đương được triển khai theo lý thuyết và công nghệ đo lường hiện đại (Lý thuyết ứng đáp câu hỏi). Công nghệ phát triển ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi tương đương…sẽ được trình bày cụ thể trong đề án chi tiết.
Video đang HOT
Các môn thi dự kiến gồm 3 môn thi đơn là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức), 2 bài thi tích hợp gồm Khoa học tự nhiên (liên quan đến các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học), Nhân văn và Khoa học xã hội (liên quan đến các môn Sử, Địa, Chính trị). Mọi thí sinh đều phải thi ba môn đơn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và chọn 1 trong 2 môn tích hợp (hoặc thi cả 2) Khoa học tự nhiên, Nhân văn và Khoa học xã hội.
Điểm trung bình của 4 (hoặc 5) môn trên mỗi bài thi là cơ sở để xét trình độ tốt nghiệp THPT và tương đương (theo hướng khoa học tự nhiên hoặc nhân văn – khoa học xã hội hoặc cả hai hướng). Bảng điểm các môn thi của thí sinh là cơ sở để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển thí sinh vào ngành học mà họ xin dự tuyển.
Đối với phần lớn các trường, tổng điểm này và bằng tốt nghiệp phổ thông trung học có thể xem là điểm trúng tuyển, còn những trường đại học có yêu cầu đặc biệt có thể xem là điểm sơ tuyển. Trên cơ sở đó, tổ chức thêm các kỳ thi năng khiếu, nâng cao hoặc phỏng vấn để chung tuyển.
Theo VNE
Thi tốt nghiệp THPT: Môn lịch sử ở cuối bảng
Hôm nay (7.5) là hạn chót để học sinh lớp 12 đăng ký dự thi tốt nghiệp, trong đó có việc chốt môn thi tự chọn. Theo ghi nhận của Thanh Niên, đa số học sinh chọn môn vật lý và hóa học.
Giáo viên và học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Trãi (Đà Nẵng) trong một buổi ôn thi - Ảnh: Bảo Nguyên
"Khuyến khích" đăng ký môn giống nhau để dễ ôn tập
Trường THPT Lương Tài 3 của tỉnh Bắc Ninh có 100% học sinh (HS) đăng ký thi 4 môn giống nhau gồm: toán, văn, địa lý và ngoại ngữ. Trường THPT Yên Phong 2 thì không có HS nào đăng ký thi môn sinh học. Còn Trường THPT Nguyễn Trãi, 3 môn không có HS đăng ký thi là: ngoại ngữ, hóa học, vật lý. Một HS trường này cho biết việc chọn môn thi là do nhà trường "khuyến khích" để thuận tiện cho việc tập trung ôn tập. Lãnh đạo trường này giải thích vì là trường ngoài công lập, chất lượng đầu vào của HS còn nhiều hạn chế lại ít thí sinh nên trường khuyến khích HS đăng ký cùng môn thi giống nhau để có thể tập trung ôn tập và đạt hiệu quả cao. Mục tiêu lớn nhất của trường là HS đạt đủ điểm tốt nghiệp THPT.
Theo thống kê sơ bộ của Sở GD-ĐT Hà Nội, có khoảng 76.000 HS lớp 12 các trường THPT và trung tâm giáo dục thường xuyên (không kể thí sinh tự do) đã hoàn tất thủ tục đăng ký môn thi tốt nghiệp. Ngoài hai môn bắt buộc là toán và ngữ văn, những môn tự chọn có HS đăng ký cao nhất là ngoại ngữ, vật lý, hóa học. Môn lịch sử có ít HS dự thi nhất với khoảng 7.000/76.000 người.
Tại tỉnh Nam Định, vật lý và hóa học là hai môn tự chọn có số HS đăng ký dự thi đông nhất. Cụ thể, vật lý có 72,29% HS chọn, hóa học 72,19%. Tiếp đến là ngoại ngữ (20,43%), địa lý (15,7%), sinh học (14,3%) và lịch sử là môn có tỷ lệ thí sinh đăng ký thấp nhất với chỉ 4,33%.
Hưng Yên có khoảng 12.100 thí sinh sẽ dự thi tốt nghiệp THPT năm nay. Kết quả đăng ký các môn thi cho thấy, hai môn có số lượng HS lựa chọn cao nhất là hóa học và vật lý. Cụ thể, hóa học có 76,8%, vật lý 59,5%. Tiếp đến, môn địa lý có 24,5%, môn sinh 19,4%, ngoại ngữ 12,7%, lịch sử 7,1%.
Tình hình cũng tương tự ở Cần Thơ. Số HS đăng ký môn tự chọn nhiều nhất là vật lý (5.273 HS), hóa học (4.994 HS), kế đến là sinh học, địa lý, tiếng Anh. Ở hệ giáo dục thường xuyên (GDTX), môn địa lý có nhiều HS chọn nhiều nhất, kế đó là vật lý, hóa học, sinh học.
Có trường, không HS nào chọn môn sử
Ở Hưng Yên có hai trường THPT Nguyễn Công Hoan (H.Văn Giang) và THPT Lê Quý Đôn (H.Ân Thi) không có HS nào đăng ký thi môn lịch sử và sinh học. Tại Bắc Ninh, dù chưa công bố kết quả cuối cùng nhưng sở GD-ĐT tỉnh này cũng cho hay môn lịch sử có ít HS lựa chọn nhất. Các trường như: THPT Phố Mới (H.Quế Võ), THPT Lương Tài 3, THPT Yên Phong 1... không có HS nào chọn thi môn lịch sử.
Tại Cần Thơ, hai môn có tỷ lệ HS đăng ký thấp nhất là lịch sử và tiếng Pháp. Riêng môn Lịch sử có đến 14/43 trường (cả hai hệ THPT và GDTX) có số thí sinh đăng ký thi dưới 5 người; trong đó Trường phổ thông năng khiếu Thể dục thể thao, Tư thục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phổ thông Thái Bình Dương và Trung tâm GDTX Bình Thủy không có HS đăng ký thi lịch sử.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Đà Nẵng, số HS hệ THPT đăng ký thi môn sử rất thấp, chỉ chiếm 4,5%, môn địa có 27,92%, các môn còn lại đều ở mức 40% trở lên. Ở hệ bổ túc, tỷ lệ HS chọn thi môn sử có cao hơn với 33,5%, môn địa 76,3%.
Ở nhiều trường THPT tại TP.HCM, tỷ lệ HS chọn môn sử, địa rất thấp, nhất là môn sử. Chẳng hạn các trường THPT: Nguyễn Khuyến có 792 HS nhưng chỉ có 8 HS chọn môn sử, Hồng Hà có 12 HS chọn sử và 16 HS chọn địa, Nguyễn Thị Minh Khai chỉ có 2 HS chọn sử, Nhân Việt chưa đến 10 HS chọn môn này, Trần Hưng Đạo có 779 HS lớp 12 thì chỉ có 13 HS chọn môn địa lý, không ai chọn lịch sử...
Theo nhiều giáo viên, xu hướng HS chọn môn thi tốt nghiệp theo khối thi ĐH, CĐ nên ít người đăng ký môn sử là lẽ đương nhiên vì trên thực tế rất ít thí sinh thi ĐH khối C có hai môn sử, địa. Trong khi đó, theo nhiều HS, ngoài lý do trên, HS không chọn môn sử vì đây là môn phải học thuộc lòng rất nhiều nên ngại.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, sau ngày 7.5, HS không được phép thay đổi môn thi tự chọn nữa. Chậm nhất ngày 10.5, các trường phải hoàn tất hồ sơ đăng ký dự thi, xem xét điều kiện dự thi của từng HS.
Đa dạng hình thức ôn thi
Thời điểm này, HS các trường THPT của Đà Nẵng ráo riết ôn thi. Ban giám hiệu Trường THPT Trần Phú nhanh chóng thay đổi thời khóa biểu để bố trí các tiết học phù hợp với môn thi mà HS chọn. Trường tăng thêm 9 lớp ôn tập cho các môn thi tốt nghiệp. HS sẽ học 2 môn toán, văn, sau đó học những môn tự chọn riêng. Những môn học không có trong danh sách thi tốt nghiệp dạy tập trung vào ngày thứ năm. Trong khi đó, tại các trường THPT: Phan Châu Trinh, HS vẫn học theo lớp bình thường và tăng cường ôn thi thêm các môn toán, văn, ngoại ngữ; Phạm Phú Thứ chọn môn theo lớp, trường dạy miễn phí 4 buổi/tuần để kèm thêm cho HS; Nguyễn Trãi tổ chức ôn những môn thi tốt nghiệp theo ca.
Tại TP.HCM, hiệu trưởng một trường THPT ở Q.2 cho biết trường phải sắp xếp lớp và giáo viên nhiều hơn năm trước nhưng việc ôn kiến thức có phần nhẹ nhàng hơn do được lựa chọn môn thi nên HS đều chọn môn sở trường. Ông Lương Văn Định, Hiệu trưởng Trường THPT Trường Chinh (Q.12), định hướng: "Hai môn toán, ngữ văn, trường cho các em học theo biên chế lớp cũ, các môn còn lại sẽ tổ chức theo lớp mới với thời khóa biểu dựa trên nguyên tắc giáo viên lớp nào dạy lớp đó để đảm bảo thời lượng toán, văn 8 tiết/tuần, những môn khác thì 6 tiết/tuần". Cũng với thời gian như vậy, ông Trần Văn Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Long Trường (Q.9), cho rằng kết thúc học kỳ 2 nhà trường chuyển qua ôn tập cho HS với thời khóa biểu mỗi môn 2 buổi/tuần. Sau đó căn cứ vào trình độ HS, giáo viên sẽ sắp xếp số tiết cụ thể nhưng mỗi tuần tối thiểu phải ôn 6 tiết/môn.
Việc chia lớp ôn thi của các trường cũng gặp không ít khó khăn vì số HS đăng ký môn thi không đồng đều nên dẫn đến tình trạng có lớp quá đông, có lớp rất ít HS.
Theo TNO
Thi tốt nghiệp THPT: Mức điểm liệt là 1 Theo quy chế mới của Bộ GD-ĐT, điểm liệt của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 là 1 thay vì 0 điểm như mọi năm. Theo quy định cũ của Bộ GD-ĐT, thí sinh đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp khi tổng điểm 6 môn thi từ 30 trở lên (kể cả cộng điểm thưởng) và không có môn nào bị điểm...