Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tốt nghiệp 98% sao phải miễn 20%’
Ông cho rằng: “Thi bớt môn đi ai nghe cũng phấn khởi nhưng thực tế 98% đỗ tốt nghiệp tại sao phải đặt vấn đề miễn. Vì vậy, tôi nghĩ rằng không nên miễn cho bất kỳ ai”.
Sáng 13/2, tại hội nghị quán triệt nghị quyết Trung ương 8, khóa XI và triển khai nhiệm vụ năm học 2013-2014 khối các Sở GD-ĐT, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chia sẻ những băn khoăn về dự thảo đổi mới thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trong hội nghị sáng 13/2.
Thi tốt nghiệp 4 môn: Giảm áp lực cho học sinh?
Về phương án thi tốt nghiệp 4 môn (hai môn bắt buộc, hai môn tự chọn) mà Bộ GD-ĐT đưa ra, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc giảm số lượng môn thi từ 6 xuống 4 là lợi cho học sinh ở chỗ “đang gánh một gánh nặng 50 kg, cho phép bỏ đi 20 kg”. Nhưng nếu không cẩn thận, thay đổi này sẽ các em học lệch.
Bên cạnh đó, phương án này còn dẫn đến tình trạng phân giáo viên làm 2 loại. Một là công dân hạng A gồm những môn chắc chắn phải thi; thứ hai là loại công dân hạng B là những môn gần như không thi hoặc thi rất ít. Như vậy, những giáo viên loại B sẽ tự nhiên sẽ giảm động lực phấn đấu.
Qua đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ: “Đừng để cảnh học sinh bây giờ mấy tháng nữa thi vẫn hồi hộp không biết năm nay thi môn gì, như thế nào sẽ không tốt”.
Tại sao miễn thi tốt nghiệp 20%?
Cũng trong hội nghị này, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết việc Bộ GD-ĐT đưa ra tỷ lệ 20% học sinh được miễn thi còn nhận được nhiều ý kiến băn khoăn vì cho rằng chất lượng giáo dục phổ thông khác nhau giữa các tỉnh, thành phố. Vì vậy, Bộ GD-ĐT nên đưa ra tiêu chuẩn chung, học sinh nào đạt chuẩn cũng được miễn thi.
Video đang HOT
Về vấn đề này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT lý giải nhằm mục đích giảm tốn kém cho xã hội, tạo động lực để học sinh phấn đấu học tập, rèn luyện toàn diện trong quá trình học THPT…
Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng như Phó thủ tướng đều tỏ ra không đồng tình về quyết định này và cho rằng sẽ có nhiều bất cập.
Ông cho rằng: “Thi bớt môn đi ai nghe cũng phấn khởi nhưng thực tế 98% đỗ tốt nghiệp tại sao phải đặt vấn đề miễn. Vì vậy, tôi nghĩ rằng không nên miễn cho bất kỳ ai”.
Tiến tới một kỳ thi, một bài thi chung
Sau khi chia sẻ những thắc mắc của mình về dự thảo đổi mới thi tốt nghiệp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định mặc dù nền giáo dục Việt Nam có những đặc thù riêng nhưng nên học tập những kinh nghiệm có tính phổ quát mà thế giới đã đúc kết.
“Học tập là không sao chụp nguyên văn nhưng phải khẩn trương và có lộ trình phù hợp”, ông Đam nhấn mạnh.
Ông đưa ra ví dụ ở các nước tiên tiến, sau khi học sinh hoàn thành chương trình phổ thông chỉ cần một bài thi vừa đánh giá tổng hợp kiến thức, vừa phát hiện phẩm chất con người.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Chúng ta không thể mơ là ngay trong ngày hôm nay chúng ta có đủ trình độ để ra những bài thi tổng hợp như vậy. Việc đổi mới phải có lộ trình, nhưng phải hướng tới có thang đo đánh giá kiến thức toàn diện của học sinh nhanh nhất, đơn giản nhất”.
Ông cũng cho rằng hiện nay, Bộ GD-ĐT đang chọn đổi mới cách học, chọn đổi mới thi là đột phá mà học gì thì thi ấy nên làm sao tiến tới càng ít kỳ thi càng tốt.
“Chúng ta đừng có ngại làm thi thì tốn kém, mệt nhọc. Nếu sự tốn kém, mệt nhọc là cần thiết để thúc đẩy học sinh học tập, để tuyển lựa được các học sinh xứng đáng thì chúng ta không ngại”, Phó thủ tướng nhắc nhở.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT cần bàn kỹ, sớm nhất từ năm 2015 có phương án thi lâu dài và phải công bố đổi mới muộn nhất trước khi khai giảng.
Theo TNO
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Đừng để học sinh hồi hộp
Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT lại tiếp tục "nóng" trong hội nghị quán triệt Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo do Bộ GD-ĐT tổ chức tại Hà Nội hôm nay (13.1)
Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn gây áp lực đến học sinh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đa số ý kiến ủng hộ
Theo công bố của Bộ GD-ĐT kết quả trưng cầu ý kiến rộng rãi về dự thảo đổi mới thi và xét tốt nghiệp THPT, đa số ý kiến ủng hộ việc đổi mới ngay trong năm 2014.
Cụ thể, với dự thảo thi tốt nghiệp THPT 4 môn (2 môn bắt buộc, 2 môn tự chọn) được đa số ý kiến đồng ý. Trong số 45 sở GD-ĐT được hỏi ý kiến thì có 42 sở GD-ĐT đồng ý tổ chức thi 4 môn, có 2 sở GD-ĐT cho rằng vẫn nên thi 6 môn. Dự thảo mới nhất của Bộ GD-ĐT đưa ra phương án môn thi tốt nghiệp sẽ bao gồm Văn, Toán là môn thi bắt buộc, 2 môn thi tự chọn trong số các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Về quy định mở rộng miễn thi cho đối tượng học sinh có thành tích học tập rèn luyện tốt với tỷ lệ tối đa 20%, Bộ GD-ĐT cho biết hầu hết các ý kiến ủng hộ. Một số ý kiến còn cho rằng tỷ lệ này cần tăng lên với lý do học sinh khá, giỏi các năm trước đều đỗ tốt nghiệp với kết quả cao nên không cần thiết bắt đối tượng này thi, giảm tốn kém, căng thẳng cho xã hội.
Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến cho rằng, chất lượng dạy học giữa các tỉnh, thành không đồng đều, nhưng Bộ GD-ĐT lai quy định đồng loạt tỷ lệ tối đa miễn thi 20% là không hợp lý.
Cùng với dự thảo phương án đổi mới thi và xét tốt nghiệp đã được điều chỉnh so với lần công bố đầu tiên, Bộ GD-ĐT cũng công bố dự kiến chi tiết thời gian dự kiến chuẩn bị và thực hiện kỳ thi tốt nghiệp theo hướng đổi mới đã công bố. Theo đó kỳ thi sẽ diễn ra vào các ngày 2,3,4 tháng 6. Muộn nhất là đầu tháng 3 sẽ công bố quy chế sửa đổi thi và xét tốt nghiệp THPT để các nhà trường và học sinh có thời gian chuẩn bị.
Không thay đổi liên tục
Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Chính phủ bày tỏ sự đồng tình: "Tôi thấy Bộ chọn như thế này là đúng nhưng chúng ta cần phải bàn rất kỹ vì không chỉ đổi mới một năm nay".
Giảm nhẹ thi từ 6 môn thành 4 môn, có ý kiến nói là có lợi cho học sinh nhưng lợi là lợi ở chỗ đang gánh một gánh nặng 50 cân, chúng ta cho phép bỏ đi 20 cân nhưng chúng ta cần phải thấy rằng nếu không cẩn thận, không đồng bộ thì các cháu sẽ học lệch, sau này ra đời kiến thức của các cháu sẽ lệch lạc đi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam
Phó thủ tướng cũng đề nghị: "Làm sao để không có thay đổi liên tục. Không có gì làm mà không phải thí điểm nhưng nếu thí điểm thì thí điểm ở một chỗ nhỏ, diện nhỏ thôi và vì thế phải bám rất kỹ lưỡng để làm sao thi cử phải đổi mới nhưng vẫn tương đối ổn định, đừng để cảnh học sinh bây giờ còn mấy tháng nữa thi vẫn hồi hộp chưa biết năm nay thi môn gì, thi như thế nào thì cái đó không tốt".
Về dự kiến giảm số môn thi còn 4 môn, Phó thủ tướng nhận định: "Giảm nhẹ thi từ 6 môn thành 4 môn, có ý kiến nói là có lợi cho học sinh nhưng lợi là lợi ở chỗ đang gánh một gánh nặng 50 cân, chúng ta cho phép bỏ đi 20 cân nhưng chúng ta cần phải thấy rằng nếu không cẩn thận, không đồng bộ thì các cháu sẽ học lệch, sau này ra đời kiến thức của các cháu sẽ lệch lạc đi".
Từ lo lắng đó, Phó thủ tướng đề nghị đổi mới thi cử phải đổi mới căn bản toàn diện từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp giảng dạy.
Phó thủ tướng chia sẻ: "Từ ý kiến của các anh chị chuyên gia, các giáo viên và trên cộng đồng mạng nhân dân nhiều tầng lớp người ta đặt ra rất nhiều câu hỏi: Nếu năm nay quyết định thi môn này thì sang năm học sinh biết ngay là khả năng thi môn này sẽ ít đi, có đảm bảo không? Nguyên tắc của chúng ta ở phổ thông có hai phần ngoài dạy người ra chúng ta còn dạy kiến thức... Chúng ta cũng phải lưu ý kỳ thi phổ thông phải gắn liền với tuyển sinh vào đại học, hai cái này tương quan với nhau".
Theo TNO
Phó Thủ tướng gặp gỡ tác giả trò chơi Flappy Bird Sáng nay (11/2), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có một cuộc gặp gỡ với Nguyễn Hà Đông, "cha đẻ" của game di động đang rất được quan tâm hiện nay Flappy Bird. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dành sự quan tâm đặc biệt với tác giả của trò chơi Flappy Bird. Theo nguồn tin của Dân trí, cuộc gặp...