Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chính phủ chưa có chủ trương cải cách Tiếng Việt
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt, còn câu chuyện Sách Công nghệ giáo dục chỉ là một phương pháp đổi mới trong cách học tiếng Việt, dạy phát âm cho trẻ chứ không phải cải cách ngôn ngữ…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp của UBTVQH
Sáng nay, 12-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Luật Giáo dục (sửa đổi). Một nội dung có tính thời sự được nhiều đại biểu đặt ra khi thảo luận về dự luật này là vấn đề thí điểm, thử nghiệm giáo dục.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nêu rõ quan điểm về vấn đề này khi thời gian vừa qua có những hoạt động thí điểm giáo dục nhận nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Tương tự, Trưởng ban Dân nguyện của UBTVQH Nguyễn Thanh Hải cũng bày tỏ quan tâm đến câu chuyện về Sách công nghệ giáo dục và băn khoăn khi chương trình thực nghiệm trở thành đại trà thì sẽ như thế nào…
Phát biểu làm rõ một số ý kiến của các đại biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, gần đây rộ lên câu chuyện liên quan đến tài liệu học tập dạy cho trẻ lớp 1. Năm ngoái có câu chuyện của một giáo sư đề nghị cải cách Tiếng Việt.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, hiện Chính phủ chưa có chủ trương cải cách Tiếng Việt, ít nhất là trong giai đoạn một số năm tới đây. Còn câu chuyện sách Công nghệ giáo dục chỉ là một phương pháp đổi mới trong cách học Tiếng Việt, dạy phát âm cho trẻ chứ không phải cải cách ngôn ngữ.
Cũng về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, không thể có kiểu làm sách giáo khoa mà mỗi trường một kiểu sách, một kiểu học vì có khả năng làm phát sinh tiêu cực lớn mà chương trình giáo dục sẽ không tổng thể, không toàn diện.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng băn khoăn “thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy” và nhấn mạnh: không thể có kiểu làm sách giáo khoa tự chọn như vậy được. Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị phải nghiên cứu giảm tải các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông để giảm áp lực cho trẻ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên họp của UBTVQH
Bên cạnh vấn đề nói trên, nội dung được coi là “điểm nhấn” quan trọng trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) được trình ra xin ý kiến UBTVQH lần này là việc dự thảo đề xuất không thu học phí với trẻ mầm non 5 tuổi và học sinh THCS công lập, hỗ trợ đóng học phí cơ sở ngoài công lập đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập, đặc biệt là đối với các thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa…
Trước băn khoăn của một số đại biểu về số tiền ngân sách phải chi để thực hiện những chính sách miễn học phí, hỗ trợ đóng học phí cũng như tính khả thi của chính sách này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, cơ quan soạn thảo luật đã tính đến tính khả thi về mặt tài chính. Hơn nữa, số tiền chi cho chính sách này vẫn nằm trong khung 20% ngân sách cấp cho giáo dục hàng năm.
Theo Hong.vn
Thay đổi lớn nhất trong cải cách của PGS Bùi Hiền: X đọc thành 'khờ'
Nếu trong đề xuất lần thứ nhất, PGS Bùi Hiền chuyển đổi "Tiếng Việt" sang "Tiếq Việt" thì bản nghiên cứu hoàn chỉnh này, ông viết thành "Tiếw Việt".
Bảng chữ cái mới theo cải cách của PGS Bùi Hiền.
Nghiên cứu mới nhất của PGS Bùi Hiền bao gồm 2 phần. Ông phân tích hệ thống nguyên âm và phụ âm bằng cách thống kê lại, sau đó lập bảng một chữ cái tương ứng với một âm vị (âm tồn tại trong ngôn ngữ).
Thay đổi về cách đọc chữ cái
Bảng chữ cái PGS Bùi Hiền lập nên là kết quả của 40 năm nghiên cứu, mang những nét thay đổi lớn nhất trong cải cách chữ viết. Theo đó, bảng chữ cái mới vẫn giữ nguyên trật tự a - b - c.
Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như f (phờ), j (jờ), k (chờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).
"Với chữ hiện hành có một âm vị ch (chờ) nhưng khi viết lại có 4 chữ cái là Ch ch, Tr tr tạo nên việc rờm rà, vì thế tôi chỉ lấy một chữ c đọc là (chờ).
Tôi bỏ chữ đ, và thêm chữ j trong bảng chữ cái tiếng Việt mới để hội nhập với quốc tế.
Tôi sử dụng chữ f (phờ) thay cho ph, thay chữ g (gờ) cho gh để rút gọn ký tự", PGS Bùi Hiền lý giải.
Với chữ s (sờ) sẽ biểu thị cho chữ x và chữ s, đồng thời xóa bỏ chữ x với âm vị cũ vì rất khó để phân biệt giữ các từ như xuất sắc, sắp xếp... Thay vào đó, PGS Bùi Hiền sẽ tạo nên âm vị mới là x (khờ). Một số chữ có âm vị hoàn toàn mới là k (cờ), w (ngờ)...
Trong bản cải cách tiếng Việt đã hoàn thiện này có sự thay đổi so với phần 1 đã công bố, theo đó chữ q (thờ) biểu thị chữ th, chữ w (ngờ) biểu thị chữ ng.
"Chữ ng thường đứng ở vị trí cuối của một từ, vì thế khi chuyển đổi trong một văn bản có quá nhiều chữ q đứng cuối thì nhìn sẽ... chướng mắt. Chính vì thế, đề xuất cải tiến chữ Tiếng Việt của tôi chuyển thành Tiếq Việt ngay lập tức bị phản ứng, sau quá trình nghiên cứu, tôi đổi thành Tiếw Việt", PGS Bùi Hiền nói.
PGS Bùi Hiền cho biết vừa qua có nhiều người e ngại rằng "lợi bất cập hại" vì sẽ phải in lại toàn bộ sách báo, ấn phẩm, sách giáo khoa, hợp đồng kinh tế, giấy tờ tuỳ thân... Tuy nhiên, thực tế xưa nay ở nước ta cũng như trên thế giới không ai làm như vậy cả. Bởi những người biết chữ quốc ngữ vẫn hoàn toàn tự do, yên tâm sử dụng những thứ đó cho đến hết đời. Người ta chỉ in bằng chữ mới các tài liệu, báo chí, giấy tờ, công văn mới.
Theo PGS Bùi Hiền, có ý kiến cho rằng cải cách chữ viết làm mất cả vẻ đẹp, mất tính thẩm mỹ của chữ quốc ngữ. Quả thực, nếu thoạt nhìn vào một đoạn văn bản bằng cách viết cải tiến những con chữ La tinh với bố cục ngắn gọn hơn nên thấy không đẹp và tức mắt.
Nhưng đó chỉ là thói quen tạo nên các kiểu thẩm mỹ. Thói quen này thường thay đổi theo hướng thuận lợi và có lợi ích thiết thực.
Khó khả quan dù đề xuất tâm huyết
Một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, giảng viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết ông rất trân trọng tâm huyết của PGS.TS Bùi Hiền. Tuy nhiên, ông đánh giá rằng sự thành công của đề án không chỉ duy nhất nhờ bằng tâm huyết, nếu không được thuyết phục bằng thực tế bản thể của tiếng Việt.
Nhà nghiên cứu này nhận định những căn cứ của PGS.TS Bùi Hiền để phân chia âm tiết tiếng Việt thành những "khúc đoạn", tức âm vị (có thể cả những hiện tượng được cho là "siêu đoạn" gồm âm vị, âm tiết) không dễ thuyết phục về tính khách quan, khả tín. Cho nên không thể dựa vào đó tạo nên cuộc "hôn phối" giữa một âm vị của âm tiết với một/hai/ba chữ cái La tinh.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu này cho rằng: "Sự tương thích giữa âm với chữ (chữ La tinh) có chăng chắc khi bắt đầu xây dựng (chữ viết cho những dân tộc thiểu số chưa có chữ viết như ở Việt Nam chẳng hạn).
Khi nó tồn tại từ lâu đời và trở thành sự kiện văn hóa - xã hội - lịch sử của dân tộc, tức nó có đời sống riêng, có tư cách như mặt biểu đạt cho mặt nội dung của ký hiệu thì có nên nhìn nó bằng "con mắt ngữ âm/âm vị" để tính đến chuyện cải cách?".
Theo Dân Việt
Phó thủ tướng: 'Không có chủ trương cải cách tiếng Việt' Việc tranh luận vừa qua chỉ là một phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ mới đi học, không phải đổi mới hay cải cách tiếng Việt. Sáng 12/9, tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Luật Giáo dục sửa đổi, nhiều đại biểu nêu câu hỏi về vấn đề đang được dư luận quan tâm - chương...