Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo giải quyết các vấn đề nóng của giáo dục
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm học 2017-2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề cập tới những vấn đề nóng của giáo dục như: cắt giảm biên chế giáo viên, tự chủ đại học, chương trình phổ thông mới, đổi mới quản lý, xây dựng nhà vệ sinh trong trường học…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2017-2018 sáng ngày 2/8. Ảnh: Nguyễn Thảo
Tinh giảm biên chế: Không làm máy móc
Trước phản ánh của một số địa phương về việc gặp khó trong vấn đề cắt giảm biên chế giáo viên trong khi nhu cầu học tập của con em ngày càng cao, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Nghị quyết 19 của trung ương không yêu cầu các địa phương cắt đi 10% giáo viên, mà là chia giai đoạn từ nay đến năm 2021 cắt giảm trung bình 10% biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Tức là nếu biên chế tự chủ được về lương thì không tính là biên chế theo nghĩa truyền thống nữa. Với các trường đại học cũng như vậy, trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ, biên chế giáo viên đại học khi trường đã tự chủ sẽ không tính vào biên chế theo khái niệm cũ.
Ông Đam cho rằng: “Việc thực hiện máy móc cắt 10% giáo viên là chưa chuẩn xác”.
“Thứ hai, cắt giảm biên chế giáo viên cần chủ yếu tập trung vào biên chế gián tiếp, còn tinh thần chung là giáo viên vẫn phải đủ để dạy. Giáo viên dạy môn nào phải đủ môn đó, cấp nào dạy cấp đấy, không được máy móc thiếu giáo viên mầm non, thừa giáo viên cấp 2 mà chuyển xuống ngay. Không thể thiếu giáo viên môn này điều giáo viên môn kia sang dạy” – Phó Thủ tướng khẳng định.
Đồng thời, ông Đam cũng nhấn mạnh, việc điều chuyển không thể ngày một ngày hai.
PTT đề nghị địa phương chỉ đạo các trường tiếp tục cập nhật thống kê về tình hình giáo viên, nhưng không chỉ đơn thuần tính tổng biên chế của tỉnh. Bởi vì có nhiều trường hợp tổng biên chế của tỉnh thì thừa nhưng có huyện lại thiếu. Việc điều chuyển giáo viên cần lưu ý, vì còn liên quan đến yếu tố gia đình, chỗ ở của các thầy cô.
Đổi mới quản trị nhà trường
Video đang HOT
Phó Thủ tướng nhấn mạnh câu chuyện đổi mới quản trị nhà trường. “Sẽ có nghị định ban hành, tiến tới giảm bớt sự can thiệp hành chính từ cấp huyện, quận trực tiếp xuống các trường, tập trung quá nhiều nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn vào một cá nhân hiệu trưởng. Quản trị nhà trường phải có sự tham gia của cộng đồng, phụ huynh, học sinh, giáo viên theo hướng minh bạch và dân chủ”.
Nói tới tự chủ đại học, ông Đam đánh giá đã có nhiều tiến bộ từ khi thực hiện NQ cho đến nay. Trước đây chỉ có 2 trường ĐHQG và một vài trường đại học khác có một số quyền. Còn bây giờ đã có 24 trường đại học thí điểm tự chủ và nhiều trường đang chờ Chính phủ chính thức ban hành nghị định để thực hiện tự chủ.
Kêu gọi xã hội chung tay xây nhà vệ sinh trường học
Theo thống kê, trường học Việt Nam cần 40 nghìn tỷ đồng để xây nhà vệ sinh nhưng ngân sách không thể đáp ứng được con số đó.
PTT đưa giải pháp: hãy lập một địa chỉ cụ thể để các trường chụp lại ảnh nhà vệ sinh của trường mình, gửi lên để toàn xã hội cùng thấy, từ đó kêu gọi sự chung tay của cộng đồng để nhà vệ sinh không còn là nỗi sợ của học sinh khi đến trường.
Nhưng theo ông Đam, quan trọng hơn, khi đã có nhà vệ sinh sạch đẹp, phải dạy các cháu thói quen giữ gìn. “Bản thân thầy cô không hướng dẫn các cháu, không hình thành thói quen cho các cháu. Tôi đã trực tiếp đi nhiều nơi, có trường rất khang trang nhưng ngửa lên trần đầy màng nhện, vườn đầy cỏ dại… Nhà vs xây mới đẹp chuẩn, sáng vẫn sạch nhưng đến trưa là bẩn. Đây cũng chính là dạy làm người” – ông Đam nói.
Xã hội hóa giáo dục không phải là &’bổ’ đầu người
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì Hội nghị Tổng kết năm học 2017-2018. Ảnh: Thanh Hùng
Phản hồi ý kiến của đại diện tỉnh Kiên Giang về câu chuyện xã hội hóa, PTT Vũ Đức Đam cho rằng Thông tư của Bộ GD-ĐT đã vô hình chung do quản lý không tốt đã chặn hết nguồn xã hội hóa một cách đúng đắn, biến thành cào bằng trên danh nghĩa hội phụ huynh. Như vậy là không đúng tính chất và gây bức xúc.
PTT cho biết, hiện nay Bộ đang hoàn thiện Nghị định về cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, trong đó sẽ giải quyết vấn đề: một mặt ngăn không cho lợi dụng danh nghĩa của tất cả mọi tổ chức cơ quan để “bổ” đầu người, bắt phụ huynh đóng một cách “tự nguyện”, mặt khác phải mở kênh để toàn xã hội tùy theo năng lực, tấm lòng của mình đóng góp cho giáo dục.
Đổi mới giáo dục: “Không có giải pháp hoàn hảo”
Ông Đam cho rằng, công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục có rất nhiều điểm phải lưu ý nhưng có 2 điểm xuyên suốt mà ngay trong năm học mới này phải tiếp tục.
Thứ nhất, đổi mới giáo dục phải là một quá trình. Đổi mới sách giáo khoa cũng vậy. Vì là một quá trình nên không bao giờ có giải pháp nào là hoàn hảo. Do vậy, đã vạch ra lộ trình rồi thì phải làm rất khoa học, cầu thị và kiên trì.
Tính không hoàn hảo còn thể hiện ở việc giáo dục không chỉ liên quan đến gia đình, xã hội và nhà trường mà còn đặt chung trong bối cảnh kinh tế, xã hội và thói quen, truyền thống. Khi làm một giải pháp, nó tác động rất nhiều mặt khác nhau. Lợi mặt này, hại mặt kia, chúng ta phải cân đối.
Thứ hai, trong quá trình đổi mới, nhất định phải theo xu thế thế giới. “Không thể vì đặc thù, đặc điểm hay vì trong quá trình này có tác dụng ngược mà mình xoay lại, đi ngược theo xu thế thế giới. Tiêu biểu như tự chủ đại học là một xu thế. Tới đây quản lý các trường phổ thông cũng phải thay đổi, môi trường giáo dục bớt tính hành chính đi. Đó là xu thế”.
Kết luận chỉ đạo, PTT cho rằng ngành giáo dục cần giữ được &’lửa’ đổi mới, lan ngọn lửa này xuống từng trường, từng địa phương, từng giáo viên và ra cả cộng đồng.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet.vn
Vụ "cô giáo quỳ gối": Chưa thể kỷ luật cô giáo
Sai phạm của cô giáo B.T.C.N. trong vụ việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh ở Long An đang được xác định mức độ. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể thực thi hình thức kỷ luật đối với cô N. do cô đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu bị kỷ luật, cô N trong việc "cô giáo quỳ gối" sẽ được hoãn xử lý vì đang nuôi con nhỏ
Liên quan đến sự việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, cô N. đã sai quy định ngành, vi phạm đạo đức nhà trong trong việc sử dụng biện pháp xử phạt học trò không phù hợp. Theo đó, cô N. phạt học sinh quỳ gối, có khi phạt cá nhân từng em, có khi phạt quỳ cả lớp. Theo thông tin ban đầu, có lúc cô phạt 5 - 10 phút, có khi phạt học sinh quỳ suốt tiết học.
Phụ huynh cũng phản ánh cô giáo đánh học trò, gọi học trò là "thằng"... Tuy nhiên, thông tin này và việc cô N. phạt học trò quỳ trong thời gian bao lâu vẫn chưa được làm rõ.
Được biết, cô B.T.C.N. là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cô từng dạy tại một trường tiểu học khác ở huyện Bến Lức, mới chuyển về công tác tại trường Trường tiểu học Bình Chánh hơn một tháng sau thời gian nghỉ thai sản.
Sau sự việc, lãnh đạo Trường tiểu học Bình Chánh và Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức cũng đã làm việc với cô N. Trong đó, có hỏi ý kiến cô N. về việc tự đề xuất hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, đây là chỉ là bước đầu tham khảo, lấy ít kiến, việc ra hình thức kỷ luật với cô N. sẽ còn phải xem xét rất nhiều yếu tố.
Ngoài ra, do cô N. đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nên theo Điều 123 Bộ luật lao động, đây là một trong các trường hợp tạm hoãn xử kỷ luật. Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.
Theo tường trình ban đầu về sự việc của cô N., sự việc xảy ra vào sáng ngày 28/2, một số phụ huynh đến trường, cô mới đứng lớp trên dưới một tháng mà đã có lời nói, hành động làm học sinh sợ không dám đi học. Thấy hành động của mình sai nên cô N. xin lỗi và hứa khắc phục không để xảy ra tình trạng này thêm lần nào nữa nhưng phụ huynh không chấp nhận. Phụ huynh đòi đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con mình .
Sau hai bên đôi cô, theo cô N., phụ huynh không chịu xuống nước, nhắc đi nhắc lại: "Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong".
Đứng trước sức ép lớn từ phụ huynh, khi đó hiệu trưởng lại rời phòng họp, đồng thời cũng thấy bản thân sai trước, không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên cô có suy nghĩ buông xuôi và cô đã quỳ trong thời gian 40 phút.
Theo Dân Trí
Phụ huynh xông vào trường mầm non đánh, chửi giáo viên Ngày 21/3, Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ đơn của cô Trần Phương Anh (trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Đắk Mil) tố cáo bà Vũ Thị Ánh Tuyết (phụ huynh) xô xát với các giáo viên trước mặt các cháu. Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...